Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu dầu khí và ngân hàng là động lực chính của thị trường

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu dầu khí và ngân hàng là động lực chính của thị trường

(ĐTCK) Tuần giao dịch vừa qua ghi nhận nhóm cổ phiếu dầu khí, ngân hàng tiếp tục đà đi lên, đóng góp vào sức mạnh của chỉ số cũng như dẫn dắt tâm lý nhà đầu tư.

Tuần giao dịch vừa qua ghi nhận phiên ATC lỗi ngày 22/1 và 2 ngày liên tiếp sau đó ngừng giao dịch của sàn HOSE.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index thêm 11,07 điểm, tương ứng 1% len 1.115,64 điểm. HNX-Index tăng 0,2 điểm, tương ứng 0,16% lên 126,82 điểm.

Thanh khoản trên hai sàn giảm so với tuần trước do sự cố giao dịch trên HOSE nhưng trung bình mỗi phiên vẫn đạt mức cao mới với khoảng 11.600 tỷ đồng trên cả hai sàn.

Cụ thể, giá trị giao dịch trên HOSE giảm 26,9% xuống 30.740 tỷ đồng, khối lượng giao dịch giảm 32,8% xuống 1.066 triệu cổ phiếu

Giá trị giao dịch trên HNX tăng 29% lên 6.969 tỷ đồng, khối lượng giao dịch tăng 12,4% lên 414 triệu cổ phiếu.

Trong tuần này ghi nhận 2 cổ phiếu mới lên sàn gần đây là VPG và PMG. Trong đó, VPG tăng trần liên tiếp 5 phiên, PMG giao dịch ngày đầu tiên vào ngày 25/1 cũng kịp có 2 phiên trần liên tiếp.

Ngoài ra không thể không kể đến cổ phiếu lớn GAS, khi tăng hơn 17,5% cùng thanh khoản khá sôi động. Một cổ phiếu lớn khác nhóm ngân hàng tăng mạnh trong tuần này là BID khi tăng gần 21%, lớn nhất trong dòng Bank. VCB (+13,3%), CTG (+7,9%), MBB (+13,3%), LPB (+9,6%), ACB (+6,6%).

2 cổ phiếu BCI và KHD sau thông tin sáp nhập vẫn nhận được hiệu ứng tích cực khi cộng thêm hơn 14% mỗi mã.

Cổ phiếu lớn ngành bia là BHN cũng kịp chen chân vào top 10 khi có 3 phiên cuối tuần tăng liên tiếp trong đó có 1 phiên tăng trần. 

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 19-26/1:

Giá ngày 19/1

Giá ngày 26/1

Biến động tăng (%)

Giá ngày 19/1

Giá ngày 26/1

Biến động giảm (%)

PMG
14
17.95
28,21
KAC
22
17.85
-18,86
VPG
14.75
18
22,03
SVT
7.17
5.85
-18,41
BID
26.9
32.5
20,82
CDO
2.08
1.79
-13,94
HCM
63
75.1
19,21
PIT
8
6.92
-13,50
GAS
99
116.4
17,58
DAT
27.35
23.7
-13,35
TVS
11
12.9
17,27
DTT
10.55
9.17
-13,08
LGL
11.65
13.65
17,17
HVX
4.44
3.9
-12,16
BCI
39.05
44.7
14,47
NCT
106.5
94.2
-11,55
KDH
30.6
34.9
14,05
SKG
31.6
28
-11,39
BHN
147
167.6
14,01
SCD
32.2
28.75
-10,99

Trong khi đó, KAC với việc chậm trả cổ tức năm 2016 đã khiến nhà đầu tư nản lòng, tiếp tục bán ra cổ phiếu, tuy số lượng không nhiều nhưng cũng khiến mã này giảm sàn 3 phiên liên tiếp.

CDO vẫn chưa qua cơn bĩ cực, kể từ khi bị đưa vào diện kiểm soát và báo cáo tài chính quý IV/2017 tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh ảm đạm khi có có hơn 7,7 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế âm

PIT sau 6 phiên tăng liên tục, trong đó 5 phiên liên tiếp tăng trần từ ngày 12/1 đến 18/1 bất chấp kết quả kinh danh quý IV/2017 gây thất vọng lớn khi lợi nhuận âm khá nặng so với cùng kỳ ở mức 31 tỷ đồng. Nhưng sau đó, PIT đã đi xuống với 1 phiên giảm nhẹ và 2 phiên giảm sàn.

SKG sau khi công bố kết quả kinh doanh quý IV/2017 với lợi nhuận chỉ còn 6 tỷ đồng, giảm 83% so với cùn kỳ cũng đã nhấn chìm mã này trong sắc đỏ, trong đó có phiên giảm sàn ngày 25/1.

Trái ngược với nhóm cổ phiếu hàng không bay cao là VJC và HVN…thì cổ phiếu NCT lại có tuần giao dịch không như mong muốn, tổng cộng cả 4 phiên đều giảm, xuống 94.200 đồng/cổ phiếu do kết quả kinh doanh quý IV/2017 không có gì đột phá.

Trên sàn HNX, đáng chú ý có cổ phiếu AME khi kể từ phiên 14/11/2017 đã không có bất cứ phiên giảm nào, chỉ có tăng giá hoặc đứng tham chiếu với nhiều ngày thanh khoản trắng.

Nhưn kể từ ngày 11/1 tới này đã có 12 phiên tăng liên tiếp và 4 phiên gần nhất cũng được phủ sắc tím, nhưng thanh khoản cũng chỉ nhỏ giọt.

Một số mã khác như LUT, HLC, STP, LDP, ARM có diễn biên tương tự về thanh khoản.

Đáng kể nhất có lẽ là 2 mã họ dầu khí khi nhận được sự dẫn dắt tâm lý của một số cổ phiếu lớn cùng ngành trên HOSE và giá dầu liên tiếp tăng cùng kết quả kinh doanh tốt như PGS và PVG.

Trong khi PGS duy trì đà 5 phiên tăng liên tiếp và thanh khoản khá tốt thì PVG lại bị chốt lời trong 2 phiên cuối tuần, sau 3 phiên tăng trần trước đó.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 19-26/1:

Giá ngày 19/1
Giá ngày 26/1
Biến động tăng (%)
Giá ngày 19/1
Giá ngày 26/1
Biến động giảm (%)
AME
7.8
12.2
56,41
TV3
60.5
30.5
-27,38
LUT
1.5
2
33,3
PPP
12.5
9.2
-26,64
HLC
6.2
8
29,03
HVA
6.1
4.5
-25,64
ALV
9.5
12.1
27,37
DST
5.8
4.3
-25,62
ARM
42.5
54
27,06
CCM
30.4
24.1
-23,08
PGS
27.7
34.8
25,63
KHL
0.5
0.4
-20,25
PVG
8.1
10.1
24,69
VIE
9
7.3
-18,57
STP
5.1
6.2
21,57
CKV
14.5
11.8
-17,91
TCS
4.3
5.1
18,60
HKT
3.3
2.7
-17,78
LDP
31
36.6
18,06
VE8
10.9
9
-17,65
Ở chiều ngược lại, TV3 đã bị bán mạnh sau ngày chia cổ phiếu thưởn tỷ lệ 70% vào ngày 23/1 là ngày giao dịch không hưởn quyền đã chấm dứt 3 phiên tăng trần và thay vào là 3 phiên giảm mạnh và 1 phiên cuối tuần đứng giá tham chiếu.

Cổ phiếu HVA sau đợt sóng 11 phiên tăng trần do thông tin tái cơ cấu hoạt động kinh doanh chú trọng vào thị trường tài chính trên nền tảng Blockchain và dự án crownfunding, đã có nhiều phiên liên tiếp giảm sàn, điểm sáng hiếm hoi là phiên tăng trần trở lại ngày cuối tuần qua (26/1).

Tương tự là cổ phiếu DST, với sóng đầu cơ kết thúc, khi 3 tháng qua đã lùi từ ngưỡng 23.000 đồng/cổ phiếu xuống 4.300 đồng/cổ phiếu chốt phiên tuần qua, thanh khoản khớp lệnh khá cao với trunh bình 2,5 triệu đơn vị/10 phiên gần nhất.

Trên sàn UpCoM, Thủy sản Minh Phú có đà phục hồi mạnh mẽ trong tuần này sau khi có 4 phiên giảm mạnh tuần trước, với 5 phiên đều tăng, trong đó có 2 phiên tăng kịch trần, chốt tuần ở 86.000 đồng/cổ phiếu, nhưng thanh khoản cũng không cao, chỉ vài nghìn đơn vị/phiên.

Cổ phiếu đáng chú ý còn lại là MSR, cổ phiếu này vẫn đang vững đà tăng, 3 tháng gần đây đã tăng gần 2 lần thị giá từ vùng 17.000 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh khá tôt với trung bình 250.000 đơn vị/10 phiên gần nhất.

Các mã còn lại đều thanh khoản kém, thậm chí có nhiều phiên không có giao dịch khớp lệnh, các phiên tăng chủ yếu do có một số ít cổ phiếu được mua vào.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UpCoM tuần từ 19-26/1:

Giá ngày 19/1

Giá ngày 26/1

Biến động tăng (%)

Giá ngày 19/1

Giá ngày 26/1

Biến động giảm (%)

MPC
51.3
86
67,64
BDF
27.5
16.5
-40,00
BVN
7.5
11.1
48,00
BTH
10
6
-40,00
HFT
12.8
18.9
47,66
DTN
5
3
-40,00
BHC
2.4
3.5
45,83
C12
16
10
-37,50
LLM
16
23
43,75
GTS
12.5
9.1
-27,20
L45
4.2
5.5
30.,5
IHK
15
11
-26,67
CC4
9.7
12.7
30,93
MTG
4.7
3.5
-25,53
CYC
1.8
2.2
22,22
HLA
0.4
0.3
-25,00
AFX
3.9
4.6
17,95
NPH
18.2
14.1
-22,53
MSR
28
32.9
17,50
BQB
17.5
14
-20,00

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu BDF giảm mạnh nhất sàn nhưng cũng chỉ có phiên có thanh khoản khớp lệnh, khi bị bán ra 1.700 đơn vị đã khiến cổ phiếu này mất 40%.

Diễn biến tương tự ở các cổ phiếu còn lại BTH, DTN, C12, GTS, IHK…

Tin bài liên quan