Mua sắm tiêu dùng tại chợ Bến Thành, TP.HCM - Ảnh: TTO

Mua sắm tiêu dùng tại chợ Bến Thành, TP.HCM - Ảnh: TTO

Chi phí tiêu dùng tại TP.HCM và Hà Nội đắt đỏ nhất nước

Theo thông tin vừa được Tổng cục Thống kê công bố về chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI), trong năm 2018 TP.HCM là địa phương có mức giá cao nhất cả nước và đứng vị trí thứ hai là Hà Nội.

Chỉ số SCOLI theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tính toán trên cơ sở so sánh với mức giá bình quân của thành phố Hà Nội. Theo đó, mức giá của TP.HCM bằng 101,47% so với Hà Nội.

Giá bình quân các nhóm hàng của TP.HCM nhìn chung tương đương với Hà Nội, nhưng nhóm giáo dục cao hơn 14,46% ở nhóm học phí lớp 11 trường công lập và học phí trung cấp. 

Nhóm bưu chính viễn thông cũng cao hơn Hà Nội với 103.97% chủ yếu ở nhóm hàng máy điện thoại di động và sửa chữa điện thoại.

Đà Nẵng đứng thứ 3 cả nước, bằng 97,81% so với Hà Nội. Hầu hết các nhóm hàng của Đà Nẵng đều tương đồng so với Hà Nội. Riêng giá học phí mẫu giáo và học nghề kỹ thuật của Đà Nẵng thấp hơn Hà Nội từ 25% - 30%.

So với năm 2017 vị trí các tỉnh có mức giá đắt đỏ trong năm 2018 không có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, các tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc có mức giá dần rẻ hơn so với những năm trước đây do giao thông ngày càng thuận lợi hơn. 

Các tỉnh, thành trực thuộc trung ương có mức đắt đỏ hơn các tỉnh miền núi chủ yếu ở các nhóm hàng dịch vụ, giải trí và du lịch.

Một số tỉnh có mức giá thấp như Hậu Giang, có chỉ số SCOLI thấp nhất trong cả nước khi chỉ bằng 90,5% so với Hà Nội. Tiếp đến là Đồng Tháp, có chỉ số SCOLI bằng 90,67% so với Hà Nội. Trà Vinh là tỉnh đứng sau Hậu Giang, Đồng Tháp với chỉ số SCOLI bằng 90,84% so với Hà Nội.

Nhìn chung, các tỉnh có mức giá thấp nhất trong cả nước phần lớn do giá các mặt hàng trong nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống và các loại khác như dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế, dịch vụ sửa chữa nhà cửa, dịch vụ vui chơi, giải trí khác có mức giá thấp hơn Hà Nội.

Những địa phương có mức giá biến động nhất theo Tổng cục Thống kê bao gồm 26 tỉnh, trong đó tỉnh có mức độ tăng giảm mạnh nhất là Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk, Vũng Tàu, Long An, Quảng Trị, Thái Bình, Yên Bái, Lai Châu, Bắc Kạn, Cao Bằng.

Một số tỉnh có mức giá đắt đỏ hơn năm trước như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Vũng Tàu, Long An, Hải Phòng, Nghệ An từ 5 đến 7 bậc… chủ yếu đắt đỏ hơn ở các mặt hàng dịch vụ.

Nếu chia theo vùng kinh tế, thì Đông Nam Bộ có vị trí đắt đỏ nhất trong cả nước, khi so với vùng đồng bằng sông Hồng (bằng 100%), chỉ số SCOLI của vùng Đông Nam Bộ là 101,53%, chủ yếu do nhóm hàng văn hóa, giải trí và du lịch, hàng ăn và dịch vụ ăn uống.

Tiếp đến là trung du miền núi phía Bắc với 5 nhóm hàng có mức giá bình quân tăng cao do đây là vùng không sản xuất được hàng hóa nên phải vẩn chuyển lên, giá cước vận tải tăng. 

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có chỉ số SCOLI thấp nhất cả nước khi có 10 nhóm có mức giá bình quân thấp hơn...

Tin bài liên quan