Ứng viên vắc xin do Pfizer và BioNTech phối hợp sản xuất hiện đã được cả Mỹ và EU đặt hàng (Ảnh minh họa: Reuters).

Ứng viên vắc xin do Pfizer và BioNTech phối hợp sản xuất hiện đã được cả Mỹ và EU đặt hàng (Ảnh minh họa: Reuters).

Tiết lộ giá vắc xin EU tính mua để "tuyên chiến" với Covid-19

0:00 / 0:00
0:00

Liên minh châu Âu (EU) có thể chi hơn 10 tỷ USD để mua hàng trăm triệu liều vắc xin nhằm "tuyên chiến" với đại dịch Covid-19 đang hoành hành tại châu lục này.

Reuters dẫn nguồn thạo tin cho hay, EU đồng ý trả 18,34 USD mỗi liều cho ứng viên vắc xin của Pfizer (Mỹ) and BioNTech (Đức) đồng phát triển.

Trong một thỏa thuận riêng rẽ khác, EU được cho đồng ý trả 11,84 USD cho mỗi liều vắc xin mà CureVac (Đức) sản xuất. CureVac đã giảm giá cho EU 2 euro (2,37 USD) mỗi liều và dự kiến cung cấp 405 triệu liều. Nguồn tin cũng cho hay CureVac dường như đã cam kết sẽ bắt đầu phân phối vắc xin vào cuối tháng 3.

Ước tính, EU có thể chi hơn 10 tỷ USD để mua hàng trăm triệu liều vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, nột phát ngôn viên của Ủy ban Châu Âu (EC) từ chối bình luận về điều khoản và giá thành vắc xin vì đó là thông tin mật.

Trước đó, Pfizer và BioNTech tuyên bố rằng các dữ liệu thử nghiệm cho thấy ứng viên văc xin của họ hiệu quả 95% khi chống lại Covid-19 và họ có thể bắt đầu phân phối trước Giáng sinh nếu họ được cấp phép cho sử dụng khẩn cấp.

Hồi tháng 7, chính phủ Mỹ được cho đã đồng ý với Pfizer sẽ trả cho hãng dược này 19,5 USD mỗi liều vắc xin và mua khoảng 100 triệu liều.

Giá thành vắc xin EU mua rẻ hơn Mỹ được cho là vì EU đã có sự hỗ trợ tài chính với BioNTech trong quá trình phát triển vắc xin, một nguồn thạo tin nói với Reuters.

Châu Âu đang hứng chịu sự bùng phát trở lại của Covid-19. Nhiều chính phủ đã ban hành các biện pháp phong tỏa cứng rắn để ngăn dịch lây lan trầm trọng hơn. Trong khi đó, Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với 12 triệu ca bệnh và trên 250.000 người thiệt mạng vì dịch.

Tin bài liên quan