Ngân hàng nhỏ đã thoát khỏi cảnh “chạy cơm từng bữa” cuối năm

Nhu cầu vốn của doanh nghiệp cuối năm tăng cao hơn so với các tháng trong năm và trước động thái tăng nhẹ lãi suất tiền đồng của các ngân hàng khiến nhiều người liên tưởng đến áp lực nguồn cung.
Ngân hàng nhỏ đã thoát khỏi cảnh “chạy cơm từng bữa” cuối năm

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB) cho hay, kết thúc năm 2016 tổng tài sản ngân hàng tăng 26%; huy động đạt 27%; tín dụng tăng trưởng 17,6%. Chính nguồn vốn huy động tăng cao, thanh khoản dồi dào, nên theo ông Tùng, nếu không bị khống chế “room” tăng trưởng tín dụng thì dư nợ của OCB trong năm qua sẽ còn tăng cao hơn. Bởi theo ông Tùng, nhu cầu vốn của khách hàng, trong đó phải kể đến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) cũng như khối khách hàng cá nhân. Vì vậy, OCB kỳ vọng, “room” tăng trưởng tín dụng sẽ được nới rộng hơn trong năm 2016.

Các NHTM đã ý thức được việc quản trị, quản lý rủi ro và hy sinh lợi nhuận để đảm bảo được rủi ro trong hoạt động.

Mặt khác, theo ông Tùng, với phân khúc khách hàng DNVVN nhu cầu vốn rất lớn, nhưng còn nhiều khó khăn cần được hỗ trợ, tháo gỡ cho đối tượng doanh nghiệp này để khơi thông được dòng chảy tín dụng. “Thực sự trong quá trình cung cấp tín dụng cho các DNNNV hiện nay còn nhiều khó khăn, vì vậy theo tôi, với vai trò của mình, NHNN cần phối hợp với các cơ quan, ban ngành khác để tháo gỡ khó khăn trong việc cung ứng tín dụng cho DNVVN thì khả năng tăng trưởng tín dụng cao hơn”, ông Tùng nói.

Chia sẻ quan điểm với lãnh đạo OCB, ông Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển TP.HCM (HDBank) cũng cho rằng, các ngân hàng thương mại (NHTM) đang có động thái nhích dần lãi suất huy động. Nhưng đó cũng chỉ mới là động thái của các NHTM, chứ không phải động thái của thị trường. Theo ông Trung, lãi suất chỉ là một biến thiên của thị trường và hiện chỉ tăng ở một số ít ngân hàng. Thực tế cho thấy, ở một số NHTM đang thừa tiền, nhưng ở một số nhà băng nhỏ khác cũng có thể thiếu tiền.

Tuy  nhiên, ông Trung cho rằng, lãi suất VND cần phải được tính toán từ nhiều khía cạnh chứ không chỉ dựa vào biến động tỷ giá, hơn thế, khi lãi suất USD về bằng 0%, thì phải tăng lãi suất tiền đồng để ổn định tỷ giá. Trong đó, phải kể đến là tín dụng bất động sản khi thị trường được dự báo phục hồi trong năm 2015. Vì vậy, dư nợ tín dụng lĩnh vực này được dự báo tăng. Đáng chú ý, nhu cầu vốn mua nhà đối với phân khúc khách hàng có thu nhập bình quân sẽ gia tăng một khi giá bất động sản và lãi suất dần hợp lý hơn trước.

Phó thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh cũng cho hay, trong năm qua ngành ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: lãi suất giảm, tỷ giá ổn định, cho dù cũng có những khó khăn và áp lực; tái cơ cấu ngân hàng; xử lý nợ xấu… thanh khoản ngân hàng đã cải thiện hơn rất nhiều.

Các NHTM, nhất là những ngân hàng nhỏ đã thoát khỏi cảnh “chạy cơm từng bữa” về thanh khoản vào dịp cuối năm. Tỷ lệ sử dụng vốn cũng giảm xuống mức an toàn 80%, thay vì nhiều thời điểm 100% như trước đây. Đồng thời, các NHTM cũng đã ý thức được việc quản trị, quản lý rủi ro và hy sinh lợi nhuận để đảm bảo được rủi ro trong hoạt động.

Tuy nhiên, theo Phó thống đốc Thanh, năm 2016 các NHTM phải nâng cao năng lực tài chính, nhất là các NHTM quy mô vốn còn thấp. Đồng thời, tăng cường quản trị rủi ro để hạn chế nợ xấu. Mặt khác, ông Thanh cho rằng, áp lực tỷ giá vẫn còn khi bên ngoài biến động, trong khi các biện pháp đưa ra trong nước hạn chế huy động ngoại tệ, nhưng vẫn cho vay ra bằng USD. Còn đối với lãi suất tiền đồng tuy đã giảm mạnh trong thời gian qua, nhưng xu hướng mất thanh khoản vẫn còn hiện hữu nên cần thận trọng.

TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nhận địn, không chỉ cạnh tranh về lãi suất cho vay trong cuộc đua dành thị phần tín dụng, mà các NHTM đang ra sức huy động vốn, đặc biệt là thời điểm sau khi Fed quyết định nâng lãi suất đồng USD thêm 0,25% lần này. Lãi suất huy động của ngân hàng nhỏ luôn được áp dụng ở mức cao hơn nhà băng lớn, đồng thời còn có chính sách ưu đãi, khuyến mãi cộng thêm để hút vốn.

Tuy nhiên, nếu không thận trọng trong việc điều chỉnh lãi suất sẽ là con dao hai lưỡi. Theo ông Lịch, ngân hàng tăng mạnh lãi suất đầu vào để huy động vốn, nhưng không cho vay ra được sẽ làm tăng chi phí trong hoạt động, còn lãi suất đầu ra không dễ tăng. Ngược lại, để có thể kích cầu được tín dụng, nhất là vốn cho vay trung, dài hạn đòi hỏi các ngân hàng phải từng bước xem xét giảm thêm lãi suất trong thời gian tới.

Tin bài liên quan