Hội Thảo “Công nghệ WBF 2019 tại Việt Nam”

Hội Thảo “Công nghệ WBF 2019 tại Việt Nam”

Cộng đồng nhà đầu tư Bitcoin ở Việt Nam đứng Top 5 thế giới

(ĐTCK) Nhận định trên được ông Lê Huy Hoà (sáng lập cộng đồng Bitcoin Việt Nam) đưa ra tại hội thảo quốc tế về Blockchain vừa diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh do World Blockchain Forum (WBF) tổ chức.

Ông Hòa cho biết thêm, cách tốt nhất để phát huy mặt tích cực, hạn chế và hài hoà lợi ích của các nhóm trong cộng đồng là phát huy vai trò quản lý nhà nước thông qua xây dựng hệ thống Sunbox. Đây sẽ là khung pháp lý quản lý một cách thực nghiệm trong phạm vi hạn chế nhưng bắt buộc phải sử dụng công nghệ để đảm bảo tính minh bạch.

Theo đánh giá của đại diện WBF, Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế, nhưng cũng đối diện với không ít thử thách trong triển khai tiền số trong tương lai.

Tuy nhiên, nếu giải quyết được thách thức về xây dựng hoàn thiện hành lang pháp lý, nguồn nhân lực trong lĩnh vực tiền số mã hóa, đầu tư công nghệ mới, sẽ giúp Việt Nam trở thành một quốc gia hàng đầu về phát triển thị trường tiền số của khu vực châu Á.

Cũng tại Hội thảo, nhiều ý kiến được đưa ra đã tập trung làm rõ tính minh bạch, nền tảng công nghệ, khả năng thanh toán, đối ứng của các dự án Blockchain hiện nay. Qua đó, giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về Blockchain, Fintech cũng như trước khi đưa ra quyết tính tham gia đầu tư các đồng tiền số.

Theo Tiến sỹ Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng, cố vấn cao cấp Chủ  tịch HĐQT Ngân hàng BIDV, Blockchain là "từ khoá" phổ biến nhất giai đoạn cuối năm 2017, đầu năm 2018 trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bắt đầu bùng phát tại Việt Nam.

Cộng đồng nhà đầu tư Bitcoin ở Việt Nam đứng Top 5 thế giới ảnh 1

TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia tài chính ngân hàng, chia sẻ tại hội thảo

Blockchain chính là xu hướng của thời đại, và không chỉ doanh nghiệp mà cơ quan chức năng đã, đang và tiếp tục bắt tay nghiên cứu, triển khai nền tảng ứng dụng này. Liên quan đến hoạt động cho vay, hiện nay cho vay ngang hàng (P2P) đang phát triển rất mạnh, trước hết phải nói đến Trung Quốc và thời gian gần đây bắt đầu bùng phát ở Việt Nam.

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 38 - 40 công ty trong nước cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng. Hiện có một vài công ty đang xử lý đến 4.000-5.000 hồ sơ xin vay vốn thông qua P2P mỗi ngày. Trong đó, dư nợ khoảng 65.000-70.000 tỷ đồng trong thời gian vừa qua, tức tương đương với một ngân hàng cỡ nhỏ tại Việt Nam. Thời gian tới sẽ có nhiều công ty tham gia.

“Hiện nay, thực tế nhiều hoạt động cho vay ngang hàng chưa đúng pháp luật, tuy nhiên nếu tuân thủ đúng pháp luật thì lợi ích thu về sẽ rất lớn, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn đa dạng hơn, nhiều hơn cũng như với chi phí rẻ hơn”, TS.Cấn Văn Lực nói và cho biết thêm, huy động vốn cộng đồng hiện cũng rất phổ biến.

Tuy nhiên, một số đơn vị chưa làm đúng bản chất của hoạt động này - hiểu nôm na hoạt động giống như một công ty đầu tư đa cấp và dĩ nhiên điều này không đúng với pháp luật. Nhưng, về lâu về dài với nền tảng Blockchain thì việc huy động vốn cộng đồng sẽ khá hiệu quả, bởi vì nó không sẽ thông qua các bên trung gian như ngân hàng, công ty tài chính.

Trong chương trình hội thảo, đã diễn ra lễ ký kết “Đối tác chiến lược” giữa WBFex (wwbf exchange) và OVF (Orius Venture fund).

Tin bài liên quan