Những ngày qua, lượng xe nông sản của các chủ hàng, doanh nghiệp vẫn kéo lên cửa khẩu, bất chấp khuyến cáo từ cơ quan quản lý

Những ngày qua, lượng xe nông sản của các chủ hàng, doanh nghiệp vẫn kéo lên cửa khẩu, bất chấp khuyến cáo từ cơ quan quản lý

Vẫn còn hàng trăm xe nông sản chờ thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị, Kim Thành II

Số liệu cập nhật của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ghi nhận, tại thời điểm 12h ngay 16/2, số xe nông sản, trái cây (thanh long, mít, nhãn) đang nằm chờ thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) lên tới 376 xe, tăng 84 xe so với một ngày trước đó.

Bất chấp khuyến cáo của Bộ Công Thương, lượng xe chở nông sản đang lên khu vực cửa khẩu hiện tăng nhanh do thương lái, doanh nghiệp tăng cường chuyển hàng lên cửa khẩu.

Số liệu cập nhật của Cục Xuất nhập khẩu về diễn biến thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, tính đến trưa ngày 16/2, số xe nông sản, trái cây (thanh long, mít, nhãn) đang nằm chờ thông quan tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị lên tới 376 xe, tăng 84 xe so với một ngày trước đó.

Số xe nông sản tồn tại các cửa khẩu Cốc Nam và Chi Ma lần lượt là 10 và 4 xe. Còn tại cửa khẩu Tân Thanh  chỉ còn 1 xe chở thanh long đang nằm chờ thông quan qua biên giới. Các cặp cửa khẩu này vẫn đang dừng thông quan do phía Trung Quốc chưa mở cửa trở lại. 

Tại tỉnh Lào Cai, lượng xe nông sản tồn đọng nhiều nhất tại cửa khẩu Kim Thành II, với 365 xe chủ yếu là thanh long.

Lượng xe đang lên khu vực cửa khẩu tăng nhanh do thương lái, doanh nghiệp tăng cường chuyển hàng lên cửa khẩu khi thấy thông tin từ nhiều kênh khác nhau về việc xuất khẩu tại các cửa khẩu đang có tín hiệu thuận lợi.

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát và phía Trung Quốc lùi thời hạn thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu phụ, cặp chợ biên giới đến cuối tháng 2/2020, Bộ Công Thương đã liên tục khuyến cáo, kêu gọi các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân liên quan theo dõi sát tình hình tại khu vực cửa khẩu biên giới, hạn chế đưa hàng hóa lên biên giới, trừ trường hợp đưa lên để xuất khẩu theo hình thức chính ngạch và phía đối tác Trung Quốc có khả năng nhận hàng.

Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần liên hệ với đối tác phía Trung Quốc để đàm phán chuyển đổi sang hình thức xuất khẩu chính ngạch và chủ động áp dụng các biện pháp sẵn sàng chuyển đổi như thay đổi bao bì, nhãn mác hàng hóa, dán tem truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cũng đã và đang chỉ đạo các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực tại các địa phương ưu tiên cấp Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi cho các lô hàng sẵn sàng chuyển sang hình thức xuất khẩu chính ngạch.

Trước đó, Bộ Công Thương cũng đã có Công văn gửi các Hiệp hội ngành hàng nông, lâm, thủy sản; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc nhằm phối hợp triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 224/CĐ-TTg.

Tin bài liên quan