“Vụ đề can” không được dư luận ủng hộ, thậm chí có những ý kiến phản đối xuất hiện ngay trong giới kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi.

“Vụ đề can” không được dư luận ủng hộ, thậm chí có những ý kiến phản đối xuất hiện ngay trong giới kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi.

Taxi truyền thống phản đổi Uber, grab: Cuộc chiến “máy dệt - khung cửi” ở thế kỷ 21?

Việc một số hãng taxi truyền thống tại Hà Nội, TP.HCM dán đề can lên thành xe vào đầu tuần này để phản đối Uber và Grab đã thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận.

Mặc dù đề can phản cảm này bị gỡ chỉ sau ít giờ, lãnh đạo các hãng taxi liên quan cũng lên tiếng giải thích đó là “hành động tự phát của một số tài xế”, nhưng nó vẫn khiến dư luận liên tưởng tới cuộc chiến giữa “máy dệt và khung cửi” khởi đầu cho Kỷ nguyên 2.0 tại thời điểm đầu thế kỷ 19.

Cần phải nói thêm rằng, giống như chuyện anh xe ôm truyền thống hành hung nhân viên Grabbike cách đây chưa lâu, “vụ đề can” này đã không được dư luận ủng hộ, thậm chí có những ý kiến phản đối xuất hiện ngay trong giới kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi.

Trên thực tế, cuộc cạnh tranh giữa taxi truyền thống và các xe cài đặt ứng dụng khoa học - công nghệ hỗ trợ hoạt động kinh doanh, trong đó taxi truyền thống ngày càng sự thất thế, tự nó đã cho thấy đâu sẽ là dòng chủ lưu trong hoạt động vận tải hành khách tại các đô thị lớn thời gian tới.

Đến thời điểm này, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đã chấp thuận cho phép 10 đơn vị triển khai Đề án Thí điểm ứng dụng khoa học - công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử (HĐĐT). Tới nay, trong cuộc đua taxi “công nghệ”, Uber và Grab vẫn là hai đơn vị mạnh nhất.

Từ khi xuất hiện, Uber, Grab đã mang đến nhiều tiện ích, lựa chọn cho người sử dụng, nhưng cũng hứng chịu những phản ứng trái chiều từ doanh nghiệp vận tải, đặc biệt là taxi truyền thống.

Một số địa phương cũng đưa ra các chính sách mang tính chất phản ứng như Đà Nẵng xin cho thí điểm, Hà Nội và TP.HCM kiến nghị siết chặt, dừng cấp phép, mở rộng thí điểm xe HĐĐT… Song theo nhiều chuyên gia kinh tế, những phản ứng trên không chỉ để lại hệ lụy với riêng doanh nghiệp, mà còn cho thấy tư duy chưa thật sự đổi mới.

Uber, Grab đã mang đến nhiều tiện ích, lựa chọn cho người sử dụng, nhưng cũng hứng chịu những phản ứng trái chiều từ doanh nghiệp vận tải, đặc biệt là taxi truyền thống.

Chính sách quản lý nhằm hạn chế taxi “công nghệ” cho thấy một số địa phương chưa đánh giá thấu đáo, chi tiết để hội nhập kinh tế. Cần phải nói thêm rằng, trước đây, taxi “truyền thống” dễ tăng giá, khó giảm giá, nhưng từ khi có taxi “công nghệ”, giá xăng tăng song taxi “truyền thống” vẫn không tăng giá ngay. Quản lý chính sách, vì vậy, cần đứng dưới góc độ lợi ích người tiêu dùng để ban hành các quy định sao cho phù hợp.

Đã có không ít ý kiến cho rằng, Uber, Grab chính là phép thử đối với định hướng thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ vào đời sống kinh tế. Đó còn là phép thử đối với các chính sách áp dụng trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang thâm nhập vào từng gia đình Việt Nam.

Nếu từ chối Uber, Grab hay thiết lập rào cản đối với loại hình công nghệ này, thì rất có thể sẽ dấn đến suy diễn rằng, cơ quan quản lý nói thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, nhưng thực tế lại không hẳn như vậy.

Điều này không chỉ ảnh hưởng tới riêng ngành vận tải, mà còn tác động tới nhiều lĩnh vực kinh tế khác…

Chính vì vậy, thay vì tìm cách hạn chế Uber, Grab, các cơ quan chức năng nên cởi bỏ bớt những quy định, điều kiện, cho phép tự do hóa vận tải taxi để doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn cho hành khách, xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng phần mềm không đúng quy định để điều hành vận tải, không chấp hành các quy định về thuế…

Đây có lẽ là giải pháp căn cơ để quá trình chuyển giao từ taxi truyền thống sang taxi công nghệ mới có thể đảm bảo hài hòa lợi ích chung cho tất cả các bên.

Tin bài liên quan