Thời đại 4.0 mở ra cơ hội rất lớn cho những người có ý tưởng, có sức sáng tạo, kết nối các nguồn lực để tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội.

Thời đại 4.0 mở ra cơ hội rất lớn cho những người có ý tưởng, có sức sáng tạo, kết nối các nguồn lực để tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội.

Sức bật cho khát vọng vươn tầm

(ĐTCK) Một trong những dấu ấn pháp lý đặc biệt năm 2018 là việc Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân cho rằng, mục tiêu phấn đấu đạt 1 triệu doanh nghiệp vào 2020 không phải là khó, đó là do cách chúng ta định nghĩa thế nào là một doanh nghiệp. Nhưng mục tiêu cần hướng đến nhiều hơn là làm sao Việt Nam có nhiều doanh nghiệp đầu đàn. Hiện tại, lớp doanh nghiệp này còn rất mỏng với một số cái tên như Vingroup, Vietjet, Hòa Phát, TH True Milk, Tân Hiệp Phát… Vun đắp sự phát triển của những doanh nghiệp đầu đàn này sẽ tạo động lực đặc biệt, thúc đẩy nền kinh tế đi lên…

Doanh nghiệp Việt Nam nắm vai trò “đầu đàn” sẽ có ích cho nhiều người Việt Nam

Theo ông Thân, quan sát sự phát triển của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới cho thấy, Nhà nước rất trân trọng các doanh nghiệp đầu đàn. Sự trân trọng này không chỉ đến từ những đóng góp lớn cho mỗi quốc gia của khối doanh nghiệp mạnh, mà còn đến từ việc cộng đồng doanh nghiệp cần có những tấm gương để soi mình vào đó, để học hỏi và khát vọng vươn lên.

Nếu trong một ngành có doanh nghiệp đầu đàn đủ mạnh, thì lợi ích nhãn tiền là doanh nghiệp sẽ tạo ra rất nhiều việc làm trong nền kinh tế, sử dụng hiệu quả nguồn lực con người và tài nguyên để tạo ra lợi ích và đóng thuế cho Nhà nước.

“Người lao động Việt Nam được có việc làm ngay trên đất nước Việt Nam, đó là điều hạnh phúc”, ông Thân nói và dẫn câu chuyện của Tập đoàn Tân Hiệp Phát đang tạo công việc cho 4.000 lao động trực tiếp và hàng vạn việc làm gián tiếp, là một loại giá trị rất đáng trân trọng mà Tập đoàn tạo ra trên thương trường.

Cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, những năm gần đây, mỗi năm có hàng trăm nghìn người lao động Việt Nam sang làm việc tại các nền kinh tế như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc hay một số nước Trung Đông…

Đây là lực lượng lao động lớn mà các doanh nghiệp nội địa cần tiếp tục tạo ra nhiều việc làm, trước hết là vì sự phát triển của doanh nghiệp, sau đó là góp sức mang lại hạnh phúc cho các gia đình Việt. Với sự trân trọng các doanh nghiệp đầu đàn, ông Thân còn mong muốn khối doanh nghiệp này sẽ mở rộng vòng hợp tác, cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa được “tựa” vào để cùng tham gia chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị mà doanh nghiệp “đầu đàn” khởi tạo.

Theo đánh giá của ông Thân, nếu doanh nghiệp đầu đàn trong mỗi ngành nghề mà là doanh nghiệp Việt Nam thì chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho nhiều người Việt Nam hơn là các doanh nghiệp ngoại quốc.

Hơn nữa, nếu mỗi ngành, nghề vun đắp cho mình doanh nghiệp đầu đàn là doanh nghiệp Việt, thì sẽ làm tăng niềm tin, niềm tự hào của nhân dân vào sức mạnh của nền kinh tế. Đó là lý do không chỉ ông Thân, mà nhiều nhà kinh tế có sự trân trọng các doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, khẳng định được vị thế của mình trên thương trường và sẵn sàng kết nối, chia sẻ để giúp cộng đồng cùng phát triển. 

Chia sẻ và kết nối: Sức bật cho khát vọng vươn tầm

Một trong những dấu ấn pháp lý đặc biệt năm 2018 là việc Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành.

Là người đứng ra vận động nhiều đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua dự án luật này, ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chia sẻ, làm luật không phải để giúp doanh nghiệp đi “đòi” Nhà nước hỗ trợ vốn, mà là để giúp các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng một niềm tin vào chính sách, vào tầm nhìn phát triển để từ đó đi gọi vốn thực hiện khát vọng vươn lên.

Cũng theo ông Lưu Bình Nhưỡng, sự phát triển của một doanh nghiệp tư nhân sau 24 năm lăn lộn với thị trường trong và ngoài nước là Tân Hiệp Phát, làm ông rất ấn tượng.

“Tôi khoái cách tư duy của Tân Hiệp Phát: doanh nghiệp phải tự tìm cách vượt qua chính mình. Hay nói cách khác, muốn thành người khổng lồ thì phải dám đứng trên vai người khổng lồ”, ông Nhưỡng nói.

Một thống kê trên thế giới về sức bền của doanh nghiệp cho thấy, có đến 95% số doanh nghiệp gặp thất bại trong kinh doanh trong 5 năm đầu, trụ lại chỉ được 5%. Số doanh nghiệp trụ lại sau 10 năm, 20 năm còn ít hơn nữa. Trên thế giới, hiếm có doanh nghiệp nào trường tồn hàng trăm năm.

Còn ở Việt Nam, loại hình doanh nghiệp “già nhất” chính là một số doanh nghiệp nhà nước ra đời thời kỳ những năm 1940, tức là chưa tới 70 năm tuổi. Khối doanh nghiệp tư nhân trụ lại sau vài thập kỷ còn mỏng, chưa tới 50 thương hiệu như Bitas, Phú Thái, May Hồ Gươm, Bia Đại Việt, TNG...

Như chia sẻ của ông Lưu Bình Nhưỡng, khi ông đến thăm một gia tộc doanh nhân quốc tế có 150 năm tuổi, ông nhận ra họ phải hội đủ 2 yếu tố: đó là “gen” và “dinh dưỡng”. “Gen” là khát vọng, là nền tảng, là yếu tố cha truyền, con nối để bước tiếp trong khát vọng vươn lên, còn “dinh dưỡng” là phải có vốn, có công nghệ, có nhân sự và có môi trường kinh doanh tốt.

Môi trường kinh doanh tốt trước hết là môi trường chính sách, chính sách phải thông thoáng, tư duy phải rõ ràng, nền tảng pháp lý phải minh bạch và được thực thi đầy đủ, liêm chính, mới có thể thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của các doanh nghiệp, thúc đẩy các “hạt giống” tốt nảy mầm, vươn lớn thành cổ thụ sau này.

Trong câu chuyện về chủ đề doanh nghiệp cần gì để phát triển, TS. Lưu Bích Hồ bảo, cứ tưởng doanh nhân cần Nhà nước hỗ trợ nhiều thứ nhưng không hẳn. Điều họ cần nhất, như một số doanh nhân, doanh nghiệp tâm sự với ông, lại chỉ là sự minh bạch. Cần Nhà nước đối xử công bằng với các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn lực và triển khai kinh doanh.

Thời đại 4.0 mở ra cơ hội rất lớn cho những người có ý tưởng, có sức sáng tạo, kết nối các nguồn lực, để hiện đại hóa công nghệ để tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội. Những doanh nghiệp đi trước, nắm bắt được xu thế này đã và đang phát huy hiệu quả rõ nét.

Tân Hiệp Phát là một trường hợp điển hình khi mạnh dạn chi ra một khoản tiền rất lớn, hàng trăm triệu USD để đầu tư những dây chuyền sản xuất theo công nghệ Aseptic, hiện đại nhất trên thế giới. Khát vọng vươn ra biển lớn và cách làm của Tân Hiệp Phát dường như đã “chạm” đến niềm tin và giải đáp phần nào sự chờ đợi của nhiều nhà kinh tế, học giả, nhà làm luật.

Câu chuyện đổi mới, trọng tâm là đổi mới công nghệ đã được Chính phủ rất ủng hộ, tuy nhiên, việc nêu lên những tấm gương doanh nghiệp dám nghĩ, dám làm, dám bước đi với tinh thần KHÔNG SỢ HÃI là điểm được nhiều học giả nhắc đến để thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp Việt vươn lên.

Tâm đắc với tư duy Việt Nam cần phát triển các doanh nghiệp đầu đàn trong mục tiêu hướng tới 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Uyên Phương chia sẻ, đánh giá một doanh nghiệp đầu đàn cần dựa trên 2 yếu tố chính: nội lực và năng lực cạnh tranh trên thương trường.

Đầu tư công nghệ hiện đại là yếu tố rất quan trọng, nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp cần có sự kết nối, liên kết nhiều nguồn lực khác, mới có thể định hình cũng như duy trì vị trí đầu đàn.

Tại Việt Nam, cạnh tranh trên thị trường nước giải khát với những doanh nghiệp hàng trăm năm tuổi trường tồn trên trường quốc tế luôn là những cuộc đấu trí không đơn giản.

Làm cách nào để sản phẩm của doanh nghiệp Việt chinh phục được người Việt trong môi trường tâm lý người tiêu dùng thường “sính ngoại” đó là thách thức mà Tân Hiệp Phát đã tìm ra “bí quyết” để vượt qua.

Trân trọng những doanh nghiệp đầu đàn và tìm giải pháp thúc đẩy các thành phần ưu tú này vững bước là tâm thái chung của nhiều học giả, nhà nghiên cứu, nhà làm luật hiện nay.

Bên cạnh đó, một xu hướng khác đáng quan tâm là ngày càng có nhiều doanh nhân, doanh nghiệp thành đạt dành thời gian, tâm sức tham gia các diễn đàn, sự kiện, hội thảo để chia sẻ tri thức, kinh nghiệm thương trường đến cộng đồng doanh nghiệp và các thế hệ trẻ. Hy vọng sức bật của nền kinh tế chia sẻ và kết nối tại Việt Nam sẽ trỗi dậy từ những nỗ lực và khát vọng vì cộng đồng.

Tin bài liên quan