Hiệp định FTA gồm một số nội dung chính về đầu tư, thương mại, sở hữu trí tuệ, quy tắc xuất xứ hàng hóa,.. (Ảnh Internet)

Hiệp định FTA gồm một số nội dung chính về đầu tư, thương mại, sở hữu trí tuệ, quy tắc xuất xứ hàng hóa,.. (Ảnh Internet)

Nhận diện doanh nghiệp hưởng lợi từ FTA Việt Nam - Hàn Quốc

(ĐTCK) Ngày 21/5, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức hội thảo Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam-Hàn Quốc nhằm tuyên truyền nội dung cũng như tác động của FTA đối với doanh nghiệp (DN) Việt Nam.

Theo đó, hiện quan hệ thương mại, hợp tác Hàn Quốc và Việt Nam luôn có tính bổ sung cho nhau, kim ngạch 2 chiều tăng nhanh qua thời gian, từ 500 triệu USD năm 1992, lên 26 tỷ USD năm 2014.

Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam và hai bên đang nỗ lực nâng tổng kim ngạch buôn bán hai chiều lên khoảng 70 tỷ USD vào năm 2020.

Ngoài ra, Hàn Quốc cũng là nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam, thông qua các dự án về phát triển hạ tầng, da giày, bất động sản, vật liệu xây dựng và nhất là chế tạo điện thoại di động.

Hiệp định FTA gồm một số nội dung chính về đầu tư, thương mại, sở hữu trí tuệ, quy tắc xuất xứ hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch, thương mại điện tử, pháp lý…

Đặc biệt, Hàn Quốc cam kết tự do hóa 97,2% giá trị nhập khẩu, chiếm 95,4%  số dòng thuế, trong đó áp dụng đối với nhiều nhóm hàng nông, thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới cũng như hàng dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí…bên cạnh việc mở cửa đối với một số mặt hàng khác như mật ong, tỏi, gừng, khoai lang.

Ngược lại, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa Hàn Quốc ở mức 92,7% giá trị nhập khẩu, chiếm 89,2% số dòng thuế và chủ yếu áp dụng đối với nhóm hàng công nghiệp, nguyên phụ liệu ngành dệt may; nhựa; linh kiện điện tử, điện gia dụng, sắt thép…

Đây là những loại hàng hóa cần thiết nhập khẩu để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước của Việt Nam.

Các chuyên gia xác nhận, FTA nói trên sẽ mang lại nhiều cơ hội cho xuất khẩu của DN Việt Nam sang thị trường nước bạn do được ưu đãi về thuế và từ đó hàng Việt có sức cạnh tranh tốt hơn so với các loại hàng tương tự có xuất xứ từ các nước khác…

Bên cạnh đó,  DN Việt cũng có điều kiện nhập khẩu hàng hóa với giá rẻ hơn, từ đó hỗ trợ DN về chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Đặc biệt, quan hệ thương mại gia tăng cũng hỗ trợ và hấp dẫn dòng vốn đầu tư của DN Hàn Quốc trong thời gian tới.

Tuy nhiên, FTA cũng đặt ra một số thách thức cho DN trong nước, như DN phải đầu tư cho công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ, bảo đảm chất lượng nông và thủy sản…

Tin bài liên quan