Một nhóm nhảy bạt nhún ở trung tâm của Jump Arena tại khu dân cư Him Lam, quận 7, TP HCM.

Một nhóm nhảy bạt nhún ở trung tâm của Jump Arena tại khu dân cư Him Lam, quận 7, TP HCM.

Một triệu USD để đầu tư trung tâm bạt nhún ở Việt Nam

Việt Nam với quy mô dân số đông và trẻ được xem là thị trường tiềm năng cho ngành thể thao, giải trí.

Trung tâm bạt nhún khá phổ biến ở Mỹ, châu Âu và Singapore, tích hợp các hệ thống bạt nhún, leo núi trong nhà, trò chơi thử sức bền liên hoàn, phòng gym... Bạt nhún thực tế không chỉ là trò chơi. Dự kiến, bạt nhún và leo núi trong nhà sẽ trở thành một phần trong Thế vận hội Olympic tại Tokyo. Riêng TP HCM cũng đã có đội tuyển thi đấu bạt nhún, quản lý bởi Sở Văn Hóa - Thể Thao.

Đến từ Singapore, Jump Arena là hệ thống trung tâm bạt nhún quy mô lớn duy nhất ở Việt Nam. Hệ thống này hiện có 4 trung tâm tại TP HCM, Long An và Cần Thơ. Trong đó, trung tâm lớn nhất có điện tích hơn 2.000 mét vuông mới đi vào vận hành ở quận 7.

Sau Singapore và Việt Nam, Jump Arena dự định sẽ mở trung tâm ở Campuchia và Myanmar. Tuy nhiên, ông Gane tuyên bố Việt Nam vẫn là thị trường chính của đơn vị này vì tiềm năng nổi trội tại Đông Nam Á.

"Việt Nam là thị trường có quy mô lớn nhờ dân số đông và trẻ với 60% dân số dưới 40 tuổi. Nhiều người muốn vận động và giải trí vào thời gian rảnh rỗi", ông Gane Ramachandra - Tổng giám đốc của hệ thống trung tâm giải trí bạt nhún Jump Arena Việt Nam chia sẻ về những tiềm năng của thị trường.

Ông Gane cho biết sẽ mở thêm 6 trung tâm nữa ngay trong năm nay tại các nơi dự kiến như Hà Nội, Bình Dương, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang... Tiếp theo đó, 10 trung tâm nữa sẽ được mở trong năm 2019.

"Ngoài các thành phố lớn, chúng tôi còn chú ý đến cả đô thị nhỏ hơn. Các trung tâm không chỉ là nơi vui chơi giải trí mà còn để tìm kiếm và huấn luyện vận động viên cho các giải đấu như Ninja warrior hay Trampolining", ông Gane nói.

Ông Gane cho biết, đầu tư một trung tâm bạt nhún quy mô từ 2.000 m2 ở Việt Nam cần hơn một triệu USD. Các trung tâm nhỏ hơn thì sẽ dưới một triệu. Trang thiết vị chủ yếu được nhập từ Mỹ, Trung Quốc và một phần sản xuất ngay tại Việt Nam. Địa điểm đầu tư cũng phải được tính toán kỹ.

Theo ông Gane, mở một trung tâm nên cân nhắc quy mô dân số ở khu vực đó có phù hợp không. "Cần có nhiều trường học phổ thông, đại học với nhiều người trẻ.

Ngoài ra, không cần phải đặt nơi quá trung tâm hay trung tâm thương mại danh tiếng vì chi phí sẽ rất đắt đỏ, sẽ đẩy giá vé lên cao. Chúng tôi chuộng chọn những nơi đường sá thông thoáng, nhiều chỗ đậu xe hơn", vị giám đốc này nói.

Tin bài liên quan