Ông Nguyễn Trung Dũng, Tổng giám đốc BK-Holding phát biểu tại hội thảo.

Ông Nguyễn Trung Dũng, Tổng giám đốc BK-Holding phát biểu tại hội thảo.

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam thiếu “nhạc trưởng” dẫn dắt

Theo ông Nguyễn Trung Dũng, Tổng giám đốc BK-Holding, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam đã phát triển và tiến bộ nhưng như một dàn nhạc mà thiếu nhạc trưởng để dẫn dắt.

Chia sẻ tại hội thảo Khởi nghiệp trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế tư nhân đang diễn ra, ông Nguyễn Trung Dũng, Tổng giám đốc BK-Holding cho biết sau hơn 10 năm hỗ trợ start-up, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam đã phát triển và tiến bộ nhưng như một dàn nhạc mà thiếu nhạc trưởng để dẫn dắt. Hệ sinh thái và chính sách cần chiến lược và chiến thuật đúng đắn.

"Chúng ta hô hào có những doanh nghiệp tỷ USD nhưng không có chính sách, chiến lược bài bản, dài hơi mà chỉ làm ngắn hạn thì sẽ rất khó. Về mặt chiến thuật thì phải linh hoạt, hợp lý", Tổng giám đốc BK-Holding cho hay. 

Cũng theo ông Dũng, hiện nay chúng ta nói quá nhiều về việc kéo các quỹ đầu tưlớn về Việt Nam nhưng nó chưa cần thiết vì số lượng các start up khởi nghiệp sáng tạo đúng nghĩa còn rất ít. Chúng ta cần xây từ gốc xây lên, một chiến lược dài hơi. Chính phủ đã đưa ra đề án rất tốt, hỗ trợ đổi mới, sáng tạo khởi nghiệp. Nỗ lực lớn nhất theo tôi từ Bộ Khoa học và Công nghệ nhưng vẫn thiếu một nhạc trưởng cao hơn.Trong khi chờ các thể chế thì cần một môi trường đặc biệt, chẳng hạn sandbox (khung điều chỉnh thử nghiệm), để thử nghiệm trong quy mô nhỏ. Ở đó các startup có thể tự do sáng tạo, thử nghiệm. 

"Chưa bao giờ chính sách về khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam lại tốt như vậy. Tuy nhiên giới đại học và doanh nghiệp đang đứng ngoài cuộc chơi. Doanh nghiệp lớn quan tâm vì họ thấy nếu họ ngoài cuộc sẽ bị diệt vong", ông Dũng nhận định 

Cùng đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện môi trường của hệ sinh thái khởi nghiệp, ông Trần Trí Dũng, Cố vấn khởi nghiệp tại Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sỹ (Swiss Entrepreneurship Program) chia sẻ: Cơ quan nhà nước hoàn toàn ủng hộ tinh thần khởi nghiệp, tuy nhiên vấn đề là chúng ta nhìn thấy mô hình kinh doanh mới nhưng không ai có thể trả lời mô hình kinh doanh mới là gì, trả lời được thì không còn gọi là "mới" nữa. Tôi cho rằng chúng ta không nhất thiết phải tạo ra một cơ chế mới, mà cần tận dụng những cái hiện có.

Thứ hai là cần thúc đẩy các đơn vị trung gian. Chúng ta đã có các vườn ươm, chương trình tăng tốc, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp trong các trường đại học. Nhưng có một thực tế là năng lực của các tổ chức này còn nhiều mặt cần bồi dưỡng.

Những hoạt động trung gian hỗ trợ khởi nghiệp này gần như không thể sinh lời, vậy làm sao những tổ chức này có thể hoạt động và phát triển. Cổ phần của các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng có thể bán. Tôi cho rằng cần có môi trường pháp lý có thể tạo điều kiện niêm yết cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Cuối cùng, việc chia sẻ thông tin, minh bạch thông tin rất quan trọng để tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh.

Tin bài liên quan