Bà Trương Thị Thanh Tâm, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Khỏe - Đẹp là người chơi ở vị trí CEO tuần này.

Bà Trương Thị Thanh Tâm, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Khỏe - Đẹp là người chơi ở vị trí CEO tuần này.

Có nên thuê thành viên HĐQT độc lập tại công ty gia đình?

Việc đưa thành viên độc lập vào Hội đồng Quản trị (HĐQT) là vấn đề gây tranh cãi tại nhiều công ty gia đình, bởi bên cạnh những lợi ích thì luôn tiềm ẩn những rủi ro đi kèm.

Có nên thuê thành viên HĐQT độc lập hay không là vấn đề gây nhiều tranh cãi tại các doanh nghiệp gia đình Việt Nam hiện nay.

Mặc dù khảo sát về doanh nghiệp năm 2016 của PricewaterHouse Coopers (PwC) cho thấy, 79% công ty gia đình trên thế giới thừa nhận vai trò của một thành viên HĐQT độc lập, nhưng con số này dường như vẫn chưa đủ thuyết phục các doanh nghiệp gia đình tại Việt Nam.

Do đó, sau khi chương trình CEO - Chìa khóa thành công với chủ đề “Doanh nghiệp gia đình - Thành viên từ bên ngoài” được phát sóng Chủ nhật tuần trước (2/7), vấn đề này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp và khán giả theo dõi chương trình.

Tình huống của chương trình xảy ra tại một công ty gia đình hoạt động trong lĩnh vực đồ trang sức có uy tín và vừa mới mở rộng sang lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu. Mặc dù công ty đã chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần, nhưng toàn bộ các thành viên HĐQT đều là các thành viên trong gia đình, trong đó có một số trực tiếp tham gia quản lý, điều hành.

Với kinh nghiệm và kiến thức về quản trị tiên tiến, cũng như mong muốn đưa công ty phát triển đột phá thông qua hình thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), CEO mới và cũng là con trai của Chủ tịch HĐQT đã đề xuất mời thêm các thành viên HĐQT bên ngoài có trình độ, uy tín để tham gia vào công ty.

Tuy nhiên, đề xuất này của CEO đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của các thành viên và cả Chủ tịch HĐQT khi đưa vấn đề này ra. Các thành viên HĐQT cho rằng, nếu tìm không đúng người, có thể mang lại nhiều hệ lụy cho công ty, phá vỡ cấu trúc quản trị hiện tại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể sẽ phải trả những khoản phí lớn và tốn kém cho các thành viên HĐQT để họ thực hiện vai trò của mình.

Lập luận của các thành viên HĐQT đã thuyết phục được khá nhiều khán giả theo dõi chương trình.

Bạn Bảo Nam cho rằng, HĐQT là những thành viên trong gia đình vốn là một tập thể đoàn kết và thống nhất, mọi người có thể dễ dàng tương trợ nhau trong các trường hợp khẩn cấp. “Lựa chọn người từ bên ngoài là một quyết định quá mạo hiểm”, bạn Nam quả quyết.

Nhưng chiến lược của CEO cũng nhận được không ít sự đồng tình. Bạn Đào Mạnh Linh đồng ý, HĐQT nên có thành viên từ bên ngoài, bởi những thành viên này là người có khả năng đưa ra ý kiến độc lập và khách quan, không chịu sự tác động chi phối đến các quyết định hoặc xung đột lợi ích.

Trước sự phản đối của các thành viên HĐQT và ý kiến của khán giả theo dõi chương trình, CEO Trương Thị Thanh Tâm đã tìm đến sự giúp đỡ của 2 chuyên gia hàng đầu là ông Hoàng Đức Hùng, Phó tổng giám đốc phụ trách mảng doanh nghiệp trong nước của Công ty PwC Việt Nam và ông Lê Vĩnh Sơn, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sơn Hà.

Hai chuyên gia sẽ đưa ra những phương án phù hợp để CEO thuyết phục các thành viên HĐQT, cũng như áp dụng phù hợp cho tình huống. Các phương án này chắc chắn sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp, công ty gia đình đang có kế hoạch IPO và hướng tới mô hình quản trị chuyên nghiệp.

Tin bài liên quan