CGV đạt doanh thu 1.800 tỷ đồng (79 triệu USD) trong năm 2016

CGV đạt doanh thu 1.800 tỷ đồng (79 triệu USD) trong năm 2016

CGV muốn đầu tư thêm 200 triệu USD vào Việt Nam tới năm 2020

Theo Nikkei, CJ CGV muốn mở thêm 12 đến 15 cụm rạp một năm tại Việt Nam khi mà thị trường chiếu bóng hơn 90 triệu dân đang bùng nổ.
CJ CGV, công ty con của tập đoàn Hàn Quốc CJ đã mở cụm rạp thứ 50 tại Việt Nam vào hôm 31/8 tại TP.HCM, mở rộng hệ thống cơ sở vật chất của mình lên 313 phòng chiếu với 42.800 chỗ ngồi.

Tập đoàn này cho hay đã lên kế hoạch để đầu tư thêm 200 triệu USD trong 4 năm tới để nâng cấp mở rộng hệ thống chiếu bóng tại Việt Nam, bao gồm cả các thành phố nhỏ ở tỉnh.

CJ CGV bước chân vào thị trường Việt Nam 6 năm về trước sau khi mua lại MegaStar, chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất tại Việt Nam vào thời điểm đó, với giá 73,6 triệu USD.

Công ty con của tập đoàn này tại Việt Nam hiện là nhà phân phối và chiếu bóng lớn nhất Việt Nam với doanh thu 1.800 tỷ đồng (79 triệu USD) trong năm 2016, tăng trưởng 3,3% so với cùng kỳ năm 2015 và lợi nhuận đạt 93 tỷ đồng, gần gấp 3 lần so với cùng kỳ.

Ông Dong Won Kwak, tổng giám đốc của CJ CGV Việt Nam, cho hay mức tăng trưởng hàng năm cao của thị trường giải trí Việt Nam, ước tính đạt khoảng 20% một năm, đang mở ra tiềm năng khổng lồ cho các nhà đầu tư và là lý do hợp lý để CGV tiếp tục đầu tư mạnh với mức đầu tư vượt xa lợi nhuận năm của hãng.

CGV muốn đầu tư thêm 200 triệu USD vào Việt Nam tới năm 2020 ảnh 1

CGV dự kiến sẽ đầu tư thêm 200 triệu USD vào thị trường Việt Nam trong 3 năm tới. Ảnh: Nikkei. 

Các doanh nghiệp trong ngành chiếu bóng đang cạnh tranh gay gắt để tối đa hóa nhân lực vùng nhiều nguồn lực khác nhằm phát triển tại thị trường nội địa Việt Nam, bao gồm cả hoạt động như tổ chức đào tào sản xuất phim và đầu tư vào các dự án phim.

CJ CGV dự kiến sẽ mở thêm 12 đến 15 cụm rạp trong một năm với chi phí khoảng 4-7 triệu USD mỗi cụm rạp.

Công ty này cũng vừa ứng dụng công nghệ chiếu bóng mới tại Việt Nam, tương tự như tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong năm 2017, dự kiến CJ CGV Việt Nam sẽ đầu tư 70 triệu USD vào thị trường trong nước, bao gồm chi phí cho các hoạt động như mở rạp, ứng dụng công nghệ mới và nâng cấp, bảo trì các cụm rạp hiện có.

Ông Kwak chia sẻ với báo giới rằng với dân số gấp đôi Hàn Quốc, việc tới rạp xem phim ngày càng phổ biến, ngành công nghiệp chiếu phim Việt Nam có rất nhiều dư địa để phát triển trong thập kỷ tới.

Toàn ngành chiếu phim Việt Nam hiện có khoảng 140 cụm rạp, doanh thu toàn ngành đạt khoảng 130 triệu USD trong năm 2016 và dự kiến sẽ tăng trưởng lên mức 200 triệu USD trong năm 2017.

Một khảo sát tại thị trường Việt nam cho thấy 55% người Việt đến rạp xem phim ít nhất một lần một tháng và bình quân mỗi người chi khoảng 4.04 USD một tháng cho việc xem phim.

Thị trường này hiện bị thống trị bởi các doanh nghiệp nước ngoài như CJ CGV với 43% thị phần, Lotte với 30% và Platinum Cineplex từ Indonesia với 10% thị phần.

Hai doanh nghiệp nội địa là Galaxy và BHD Star Cineplex có thị phần lần lượt là 9% và 6%, lép vế hoàn toàn so với khối ngoại.

Tuy nhiên, Platinum Cineplex đã phải đóng cửa 3 cụm rạp sinh lời tốt trong quý I/2017 do bất đồng với đơn vị chủ quản mặt bằng là Vingroup, dẫn tới thị phần trên chắc chắn có sự thay đổi khi số rạp này đã về tay CGV.

Tin bài liên quan