Số liệu thống kê của Bộ Tư pháp Hàn Quốc, lượng lao động Việt  Nam ở lại làm việc bất hợp pháp tại thị trường này vào khoảng 15.000 người.(Ảnh minh họa)

Số liệu thống kê của Bộ Tư pháp Hàn Quốc, lượng lao động Việt Nam ở lại làm việc bất hợp pháp tại thị trường này vào khoảng 15.000 người.(Ảnh minh họa)

Bao nhiêu lao động xuất khẩu bất hợp pháp tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Đông?

Nhiều thị trường xuất khẩu lao động lớn của Việt Nam có nguy cơ bị thu hẹp trong năm 2016 do tỷ lệ lao động bất hợp pháp gia tăng.

Cảnh báo từ những thị trường xuất khẩu lớn

Hết tháng 11/2015, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 109.252 lao động, vượt 15% kế hoạch năm 2015, nhưng kết quả trên chưa đủ để đảm bảo rằng, năm 2016 sẽ là năm khởi sắc về xuất khẩu lao động.

Thứ trưởng Bộ Lao động  -Thương binh và Xã hội, ông Doãn Mậu Diệp cho rằng,  nếu tới tháng 3/2016, Việt Nam không giảm được số lao động bất hợp pháp xuống dưới 30%, có thể Hàn Quốc sẽ không ký lại hiệp định tiếp nhận lao động Việt Nam.

Từ đầu năm tới nay mới có hơn 2.000 lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc trở về nước, trong khi, lượng lao động Việt  Nam ở lại làm việc bất hợp pháp tại thị trường này vào khoảng 15.000 người. Trong khi đó, tỷ lệ lao động bất hợp pháp của Việt Nam tại Nhật Bản là 4%.

Lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở, bởi tới tháng 4/2016, hiệp định lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ hết hiệu lực, trong khi lao động Việt Nam bỏ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc hiện lên đến 32,3% số người được đưa sang, đứng đầu danh sách của 15 quốc gia đang có lao động làm việc tại Hàn Quốc.

“Hàn Quốc ra điều kiện để đàm phán tiếp là, Việt Nam phải giảm số lao động bỏ trốn xuống dưới 30%. Do vậy, nếu tới tháng 3/2016, không giảm được tỷ lệ lao động bỏ trốn theo yêu cầu phía Hàn Quốc, việc ký lại hiệp định là rất khó”, ông Diệp nói.

Mặc dù Việt Nam đã đưa ra chính sách miễn xử phạt nhằm gia tăng lượng lao động bất hợp pháp về nước. Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay mới có hơn 2.000 lao động trở về nước. Trong khi, số liệu thống kê của Bộ Tư pháp Hàn Quốc, lượng lao động Việt  Nam ở lại làm việc bất hợp pháp tại thị trường này vào khoảng 15.000 người.

Tương tự, Nhật Bản nơi đang có trên 30.000 lao động Việt Nam làm việc cũng có nguy cơ bị ngừng tiếp nhận lao động, khi tỷ lệ lao động bất hợp pháp chiếm khoảng 4%. Nhật Bản đưa ra yêu cầu, nếu tỷ lệ này nâng lên 5%, Nhật Bản sẽ ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 12/CT-TTg, về việc tăng cường công tác quản lý người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra những giải pháp mạnh. Theo đó, Bộ đang xem xét sẽ không cho 15 tỉnh (chiếm 85% số lao động bất hợp pháp) đưa lao động sang Hàn Quốc nếu như hiệp định hợp tác lao động được ký kết lại vào năm 2016.

Với thị trường Nhật Bản, Thứ trưởng Diệp cho biết, Bộ đã chỉ đạo nếu doanh nghiệp nào có số lao động ở lại hơn 5% thì sẽ bị rút giấy phép cung ứng lao động sang thị trường này.

Rủi ro ở thị trường Trung Đông

Trung Đông hiện nổi lên là thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng của Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường có khá nhiều vụ việc phát sinh, khiến người lao động bỏ về nước trước hạn hoặc đình công, do cách đối xử của các chủ sử dụng sao động.

Gần đây nhất là vụ việc của CTCP Simco Sông Đà chỉ trong thời gian ngắn, sau khi đưa lao động sang thành phố Khenchela (Algeria), hơn 50 lao động đã bị phía chủ sử dụng Trung Quốc hành hung và phải xin về nước trước hạn hợp đồng.

Việt Nam đang có khoảng gần 20.000 lao động làm việc tại Trung Đông, chủ yếu trong các ngành nghề xây dựng, nhà máy, vận tải, dịch vụ khách sạn và giúp việc gia đình…

Tính tới thời điểm hiện tại, CTCP Simco Sông Đà đã ứng cho mỗi lao động số tiền gồm: 1.700 USD bồi thường cho Nhà thầu Trung Quốc và hơn 500 USD mua vé máy bay. Mặc dù, Công ty Simco đã đưa ra một số phương án thanh lý, nhưng người lao động muốn lấy lại toàn bộ tiền đã đóng và đang nhờ sự can thiệp từ phía Cục Quản lý Lao động ngoài nước do không đồng ý với phương án của Simco.

Vấn đề này, ông Phạm Viết Hương, Phó cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho biết, Trung Đông hiện đang nổi lên với hiện tượng tranh chấp hợp đồng lao động với các chủ thầu là người Trung Quốc.

Ông Hương giải thích, tranh chấp do cả nguyên nhân chủ quan của người lao động và nguyên nhân khách quan. Hầu hết xuất phát từ những quy định trong hợp đồng lao động về mức lương và cách trả lương không đúng với điều khoản được ký với người lao động trước khi đi.

Thông thường, sau 3 tháng tính từ ngày bắt đầu làm việc thực tế, hợp đồng làm việc mới được thống nhất bởi 3 bên (chủ sử dụng lao động, người lao động và doanh nghiệp đưa đi), nhưng một số lao động Việt Nam có không ý thức tốt như làm việc kém, nhưng đòi trả lương công nhật, nếu không được đáp ứng sẽ đình công… đã phát sinh khó khăn trong đàm phán sau này.

Là đơn vị cung ứng lao động sang Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Đông, ông Nguyễn Quang Trung, Phó giám đốc Công ty Đào tạo và Cung ứng Nhân lực (HAUI) cho rằng, công tác thẩm định đối tác qua đại sứ quán Việt Nam tại nước tiếp nhận, qua các kênh môi giới… là rất quan trọng. Nếu công tác này làm không tốt sẽ ảnh hưởng lớn không chỉ tài chính mà cả uy tín của doanh nghiệp và cả người lao động.

Để ngăn chặn tình trạng này, ông Hương cho biết, Việt Nam đã ký thỏa thuận với một số nước khu vực Trung Đông, với các quy định về trách nhiệm của chủ sử dụng lao động và doanh nghiệp đưa lao động đi xuất khẩu.

Theo thống kê, Việt Nam đang có khoảng gần 20.000 lao động làm việc tại Trung Đông, chủ yếu trong các ngành nghề xây dựng, nhà máy, vận tải, dịch vụ khách sạn và giúp việc gia đình…

Tin bài liên quan