Thủ tục giao phối "rợn người" của loài rắn độc nguy hiểm nhất hành tinh

Thủ tục giao phối "rợn người" của loài rắn độc nguy hiểm nhất hành tinh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Loài rắn với biệt danh "Cơn ác mộng của châu Phi", mamba đen đực đến mùa giao phối sẽ phải trải qua màn tranh đấu vô cùng quyết liệt mới có cơ hội giành được bạn tình.

Rắn mamba đen (tên khoa học Dendroaspis polylepis), là một loài rắn trong họ rắn hổ, thường sinh sống ở Đông và Nam châu Phi.

Đối với người dân châu Phi, rắn mamba đen là nỗi ám ảnh kinh hoàng bởi hàng loạt người chết vì bị nó cắn hàng năm. Người dân ở đây gọi vết cắn của rắn mamba là "the kiss of death" (nụ hôn thần chết) bởi nọc độc khủng khiếp của chúng có thể khiến tim của người trưởng thành ngừng đập chỉ trong khoảng 30 phút.

Để so sánh, nọc độc của rắn mamba đen gấp 3 lần hổ mang châu Phi (Cape Cobra), gấp 5 lần hổ mang chúa (King cobra) và gấp 40 lần hổ lục Gaboon (Gaboon viper). Có nghĩa chỉ với một cú đớp từ rắn mamba đen sẽ có lượng nọc độc đủ để giết chết 80 người cùng lúc, tương đương với 20 con voi châu Phi.

Cùng với tốc độ bò nhanh nhất thế giới từ 4,32 tới 5,4 m trên một giây (16–20 km/h, 10–12 mph), mamba đen gần như là Vua vùng đồng cỏ và đồi núi ở châu Phi.

Có tên là mamba đen, tuy nhiên màu da của chúng thật ra có màu olive, xám, xanh. Màu đen ở đây là chỉ sắc tố đen ở trong miệng loài rắn này. Kết hợp cùng cái đầu vuông vức hình chữ nhật, rắn mamba đen hay còn được gọi là "cỗ quan tài di động".

Rắn mamba đen có thể đẻ quanh năm, nhưng đẻ nhiều nhất ở thời điểm đầu Xuân. Vào mùa giao phối, các cá thể đực thuộc loài rắn mamba đen sẽ tỉ thí với nhau để giành cơ hội giao phối.

Hai con đực sẽ xoắn vào nhau và cố gắng chế ngự đối thủ bằng cách ngẩng đầu càng cao càng tốt sau đó dìm đầu đối thủ xuống đất.

Màn đọ sức độc đáo này giữa 2 con rắn đực thực tế thường bị nhầm là vũ điệu giao phối của một cặp rắn đực - cái.

Chỉ con rắn nào chiến thắng mới có cơ hội giao phối. Kẻ chiến bại sẽ phải chấp nhận thua cuộc và rút đi nơi khác.

Tin bài liên quan