Việt Nam - Hoa Kỳ: Kỳ vọng dòng chảy đầu tư mạnh hơn

Việt Nam - Hoa Kỳ: Kỳ vọng dòng chảy đầu tư mạnh hơn

(ĐTCK) Bản kế hoạch chi tiết với hàng loạt kiến nghị vừa được Phòng Thương mại Hoa Kỳ công bố tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ mới đây. Kế hoạch này được kỳ vọng sẽ tạo khuôn khổ hợp tác ở tầm cao mới, thúc đẩy vốn đầu tư cũng như thương mại giữa hai quốc gia. 

Nâng tầm khuôn khổ hợp tác

Ông Charles Freeman, Phó Chủ tịch cấp cao châu Á tại Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho biết, kế hoạch được xây dựng dựa trên Thỏa thuận về Khung Thương mại và đầu tư (TIFA) hiện có giữa hai nước, nhưng sẽ được nâng cấp và chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực.

“Những nền tảng này không chỉ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn dòng đầu tư và thương mại giữa các doanh nghiệp hai nước, mà quan trọng hơn là tạo thành các khối nền móng liên kết vững chắc để xây dựng một hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hoa Kỳ. Ðây sẽ là khuôn khổ hợp tác lớn nhất và bền vững mà hai bên cùng chung mục tiêu theo đuổi trong dài hạn”, ông Freeman nhấn mạnh.

fig come hereChính phủ Việt Nam cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh hiệu quả, thành công tại Việt Nam, đặc biệt trong những lĩnh vực mà Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam đang mong muốn phát triển như năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và bền vững, kết cấu hạ tầng, tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo, du lịch, công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng 

Bản thiết kế đầu tiên ưu tiên việc giải quyết các vấn đề về thương mại kỹ thuật thương mại, quyền sở hữu trí tuệ, hải quan, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng…

“Giải quyết các vấn đề này sẽ mang lại những tác động thiết thực đối với các doanh nghiệp. Chẳng hạn, với các vấn đề về rào cản kỹ thuật thương mại (TBT) và tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS). Nếu hai bên đàm phán và đạt được thỏa thuận sẽ giúp khuyến khích sự minh bạch, quản trị tốt, tạo thuận lợi cho dòng xuất nhập khẩu và thương mại nông sản giữa hai nước”, ông nói. Về cơ sở hạ tầng năng lượng, việc đạt được thỏa thuận song phương sẽ giúp phá bỏ các rào cản tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn, mở đường cho dòng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Hoa Kỳ vào Việt Nam. 

Tại sao Việt Nam?

Từ 220 triệu USD kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ cách đây 25 năm, con số này đã tăng lên 60 tỷ USD vào thời điểm hiện nay. Ðây chính là lý do mà cường quốc lớn nhất thế giới không muốn chậm chân trong “cuộc chơi” với Việt Nam.

Năm 1994, Việt Nam là nguồn nhập khẩu lớn thứ 95 của Mỹ, giờ đây đã vươn lên đứng thứ 12. Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất của Mỹ. Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink gọi đây là “một thành công phi thường”.

Tuy nhiên, theo ông Kritenbrink, đây chỉ là khởi đầu cho một triển vọng tương lai sáng sủa hơn giữa hai bên. Ông kỳ vọng, các doanh nghiệp và nhà đầu tư Mỹ sẽ tăng cường hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật số, phát triển các công nghệ mới nổi như thanh toán điện tử, trí tuệ nhân tạo, thành phố thông minh…

Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh, Hoa Kỳ ưu tiên cơ hội hợp tác lớn trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng... “Tôi tin rằng, dự án Nhà máy Nhiệt điện khí LNG Sơn Mỹ được AES đề xuất sẽ là một thành công mang lại kết quả đôi bên cùng có lợi, bởi vì Việt Nam thực sự cần thêm điện và Hoa Kỳ có thể là nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng đáng tin cậy và có giả cả hợp lý”, ông Kritenbrink khẳng định.

Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam chia sẻ, các DN Việt Nam có cơ hội tiếp cận dòng vốn trị giá 70 nghìn tỷ USD vốn tư nhân nằm trong các trung tâm tài chính thế giới trong chiến lược Ấn Ðộ - Thái Bình Dương mà Tổng thống Donald Trump hướng đến. Ðây cũng là lý do Phái bộ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam để hoàn thành một khung pháp lý phù hợp kỳ vọng vào năm 2020. 

Tin bài liên quan