Ông Trương Đình Tuyển - Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại - Cố vấn cao cấp đàm phán thương mại, phát biểu tại diễn đàn.

Ông Trương Đình Tuyển - Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại - Cố vấn cao cấp đàm phán thương mại, phát biểu tại diễn đàn.

Ông Trương Đình Tuyển: Ngành sữa sẽ ứng phó thế nào khi vào TPP?

Sáng 21/11, tại TP.HCM, Kênh Thông tin Tài chính – kinh tế CafeF phối hợp cùng Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Đầu tư Nông nghiệp thời TPP”.

Tại diễn đàn này, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại - Cố vấn cao cấp đàm phán thương mại, ông Trương Đình Tuyển đã đặt câu hỏi khó cho đại diện các tập đoàn sữa đang hoạt động trong nước.

"Hiến kế" cho ngành sữa

Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, khi Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, hàng rào thuế quan đối với mặt hàng sữa sẽ được gỡ bỏ, về bằng 0. Lúc này, các quốc gia có thế mạnh về mặt hàng này như Hà Lan, Úc, New Zealand sẽ chiếm lĩnh thị trường trong nước. Vậy ngành sữa trong nước sẽ ứng phó như thế nào?

Ông Ngô Minh Hải – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn TH True Milk nhận định đây là câu hỏi khó của ngành chăn nuôi bò sữa nói chung trong nước thời gian tới. Ông Hải cho rằng, doanh nghiệp phải vượt qua bằng chính nội lực cũng như niềm tin của mình. Tuy nhiên, các quốc gia có thế mạnh về ngành sữa có trở lại khi thâm nhập thị trường Việt Nam đó là vấn đề vận chuyển.

“Vận chuyển là một bài toán khó với họ (các nước tham gia TPP nhập khẩu sữa vào Việt Nam - PV). Tôi nghĩ rằng nếu vận chuyển sữa bột thì có thể, còn với sữa tươi từ Úc, New Zealand, Mỹ… sang Việt Nam để bán thì là cả một vấn đề lớn”, ông Hải nói thêm.

Theo ông Hải, để doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh sòng phẳng với các nước ngay trên sân nhà thì cần xây dựng được thương hiệu với chất lượng không thua kém hàng ngoại. Cơ chế minh bạch thị trường cũng cần được áp dụng. Ông nêu ra ví dụ, nếu sản phẩm sữa bột từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam để pha thành sữa nước bán lại thì phải cho người tiêu dùng biết rằng đó là “sữa bột pha lại”. Chứ không thể lập lờ giữa sữa bột pha lại với sữa tươi tiệt trùng.

Phó tổng giám đốc Tập đoàn TH còn mong Nhà nước có hành lang pháp lý bảo vệ cho các doanh nghiệp 100% nội. Còn với các mặt hàng nhập khẩu cần phải tạo ra hàng rào kỹ thuật, như cần xây dựng những quy chuẩn kỹ thuật, chống gian lận thương mại, chuyển giá… Ông mong rằng người tiêu dùng ngày càng đứng về phía các doanh nghiệp trong nước khi họ có sản phẩm thuần Việt nhưng đáp ứng được chất lượng quốc tế.

Ngành chăn nuôi gặp khó: Đúng nhưng chưa đủ!

Nếu nói ngành chăn nuôi trong nước trong thời gian tới, cụ thể là chăn nuôi gà và lợn, khi gia nhập TPP gặp nhiều thách thức, ông Trương Đình Tuyển cho rằng điều đó là đúng nhưng chưa đủ. Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam, ngành chăn nuôi chịu nhiều thách thức lớn do khả năng cạnh tranh các loại sản phẩm này của ta rất yếu kém, dù lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu là khá dài.

Cụ thể, thuế nhập khẩu của thịt gà sẽ về 0% sau gần 12 năm tính từ ngày TPP có hiệu lực. Thịt lợn tươi sau 10 năm và thịt đông lạnh sẽ sau 8 năm. Về nông sản, một số loại sản phẩm của Việt Nam cũng chịu sức ép lớn do lộ trình đưa thuế nhập khẩu về 0% trong thời gian ngắn. Ví dụ như các loại ngũ cốc sau 4 năm, ngô sau 5 năm hay sữa và sản phẩm về sữa sẽ về 0% ngay khi hiệp định TPP áp dụng.

Ngoài ra, thực phẩm và nông sản muốn xuất khẩu phải đảm bảo theo tiêu chuẩn SPS, vệ sinh an toàn cho người sử dụng, phòng chống dịch bệnh rất nghiêm ngặt. “Nếu không vượt qua được các rào cản này thì dù sản phẩm xuất khẩu của chúng ta có tiềm năng lớn hay thuế nhập khẩu về 0% thì không thể tận dụng được”, ông Trương Đình Tuyển nói.

Tuy nhiên, ông Trương Đình Tuyển cho rằng ngành Nông nghiệp không những có thức thức mà còn nhiều cơ hội. Ngay khi TPP có hiệu lực, nhiều loại nông, lâm, thủy sản Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu được Hoa Kỳ bỏ thuế nhập khẩu (đưa về 0%) như: gạo và các loại ngũ cốc, café, chè, hạt tiêu, hạt điều, rau, khoai tây, hành tỏi tươi, vải nhãn đóng hộp, ổi, xoài, tôm và tôm hùm, cá tra tươi, gỗ tròn, gỗ dán công nghiệp…

Tin bài liên quan