Những "điều lạ" cao tốc tài xế Việt cần biết

Đường cao tốc không thẳng tắp mà luôn có những đoạn uốn cong hay không phải chỗ nào cũng có đèn chiếu sáng.

Có những quy chuẩn thiết kế đường cao tốc để đảm bảo an toàn mà nhiều tài xế không phát hiện ra khi lái xe hàng ngày. Độc giả click vào từng trường hợp để xem giải thích.

Không thẳng tắp

Tiêu chuẩn Việt Nam 5729 năm 2012 về "Yêu cầu thiết kế đối với đường cao tốc ôtô" quy định: Không nên thiết kế các đoạn thẳng trên cao tốc dài quá 4 km. Nên thay các đoạn thẳng quá dài bằng các đường vòng có góc chuyển hướng nhỏ với bán kính lớn (5.000-15.000 m) để chống đơn điệu và lóa mắt do đèn pha về ban đêm.

Những "điều lạ" cao tốc tài xế Việt cần biết ảnh 1

Tài xế chạy xe trên cao tốc cảm thấy đường thẳng tít tắp nhưng thực tế không phải, vẫn có những đoạn ca cần thiết. Sau khoảng dưới 4 km đường thẳng, đường sẽ uốn cong một góc nhỏ buộc phải đánh lái, nhằm thu hút sự tập trung của tài xế, tránh buồn ngủ do vận hành đều đều. Ngoài ra, cách thiết kế này cũng giúp giảm bớt ánh đèn ngược chiều làm lóa mắt tài xế.

Không có đèn đường

Tiêu chuẩn Việt Nam 5729 năm 2012 về "Yêu cầu thiết kế đối với đường cao tốc ôtô" quy định đường cao tốc phải có đèn chiếu sáng ở hai nơi bắt buộc là trạm thu phí và trong hầm. Ngoài ra khuyến khích nên có đèn ở nơi giao nhau liên thông trên đường cao tốc, trạm phục vụ kỹ thuật hay những biển báo chỉ dẫn quan trọng.

khong-co-den-duong

Lý do không nên có đèn chiếu sáng ở mọi tuyến đường trên cao tốc bởi lẽ đây là loại đường chạy với tốc độ cao vì thế cần tầm nhìn tốt nhất. Đèn đường giữa không gian rộng lớn có thể không đủ khả năng chiếu sáng, đồng thời bị tán xạ ánh sáng có thể làm tài xế lóa mắt. 

Ở những con đường có tốc độ thiết kế thấp hơn, đèn chiếu sáng đầy đủ để tài xế quan sát tốt hơn và sẵn sàng giảm tốc. Đó cũng là lý do trên cao tốc thường chỉ có trạm thu phí, hầm hay những nơi giao nhau liên thông là có đèn đường để tài xế chú ý những luồng giao thông khác.

Hàng cây xanh cao vút để làm gì?

Đường cao tốc thường chạy qua những nơi đồng quê, có khung cảnh tự nhiên, vì thế nhiều nơi có sẵn những rừng cây lớn. Tuy nhiên, trên nhiều đoạn đường, thiết kế đường cao tốc thường đi kèm yêu cầu trồng cây to hai bên đường với tác dụng giúp cảnh quan bớt đơn điệu, giúp tài xế không mất tập trung hoặc che khuất những tổn thất địa hình do việc làm đường cao tốc gây nên.

hang-cay-xanh-cao-vut-de-lam-gi

Ngoài ra, cây cao, thân thẳng còn trống ở những nơi đường nhánh ra, vào cao tốc nhằm dẫn hướng cho tài xế phát hiện từ xa. Cuối cùng hàng cây này cũng có tác dụng cản tiếng ồn, song song với các biện pháp như tường chống ồn cao 3-3,5 m hay đắp ụ đất với đỉnh ụ rộng 2 m khi qua những khu dân cư sát đường.

Biển báo - sai một ly đi một dặm

Biển báo luôn là điều phiền toái cho tài xế khi đến những con đường cao tốc lạ. Có thiết kế bằng chất liệu phản quang hoặc tự phát sáng như đèn, nhưng do kích thước hoặc vị trí đặt chưa thuận tiện nên rất nhiều biển báo khiến tài xế phải "mua đường".

Những "điều lạ" cao tốc tài xế Việt cần biết ảnh 4

Chỉ cần lỡ vượt qua một nút giao trên đường cao tốc, tài xế phải trả giá bằng cách chạy thêm từ vài chục tới hàng trăm km để có nút giao khác và tìm cách quay lại điểm muốn tới.

Kinh nghiệm cho các tài xế chưa quen đường là khi phát hiện có biển báo nếu không đọc rõ chữ nên tách dần vào làn sát làn khẩn cấp để có thể quan sát những biển nhắc lại và sẵn sàng ra khỏi cao tốc.

Tin bài liên quan