Chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức cùng mức tỷ giá kém cạnh tranh có thể đang tích lũy những rủi ro gây bất ổn về giá trong ngắn hạn

Chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức cùng mức tỷ giá kém cạnh tranh có thể đang tích lũy những rủi ro gây bất ổn về giá trong ngắn hạn

Những điểm cần lưu ý về kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm

(ĐTCK) Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam quý III/2015.

Theo VEPR, nền kinh tế thực đang có những dấu hiệu hồi phục tích cực, tuy nhiên, cần lưu ý rủi ro trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, đề phòng bong bóng tài sản và linh hoạt hơn trong điều hành tỷ giá. Chỉ số CPI tăng chậm trong 9 tháng đầu năm, thậm chí giảm tuyệt đối trong tháng 9.

Cần lưu ý là xu hướng lạm phát thấp không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà đang khá phổ biến ở các thị trường mới nổi do tác động của giá hàng hóa và năng lượng, chẳng hạn Thái Lan (-1,07%), Trung Quốc (2%), Singapore (-0,8%), Phillipines (0,4%), Malaysia (3,1%).

Theo nhận định của VERP, những yếu tố của phía cung chỉ báo xu hướng lạm phát thấp trong một, hai quý tiếp theo dù mặt bằng giá có thể chịu áp lực vào thời điểm Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, VEPR cho rằng, tốc độ tăng cung tiền đang vượt xa GDP danh nghĩa sẽ tạo ra rủi ro cho mặt bằng giá trong năm 2016.

Chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức cùng mức tỷ giá kém cạnh tranh có thể đang tích lũy những rủi ro gây bất ổn về giá trong ngắn hạn. VEPR cho rằng, cần thiết lập một cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt và hiệu quả hơn việc tiếp tục đưa ra các cam kết không điều chỉnh tỷ giá đến năm 2016.

Tin bài liên quan