Long Mỹ - Hậu Giang kêu gọi đầu tư các khu đô thị

Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cho biết, hướng đến mục tiêu trở thành đô thị vệ tinh năng động của tỉnh, Long Mỹ sẽ vận dụng cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư mạnh mẽ, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các khu đô thị.

Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

Huyện Long Mỹ có lợi thế gì trong giao thương và kết nối các đô thị trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thưa ông?

Huyện Long Mỹ nằm trong tuyến giao lưu giữa các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang; kết nối với đô thị trung tâm của tỉnh Hậu Giang và của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là TP. Cần Thơ thông qua nhiều tuyến giao thông thủy, bộ quan trọng như: sông Cái Lớn, sông Trà Ban, sông Nước Trong và Quốc lộ 61, Quốc lộ 61B, tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp…

h, Long Mỹ sẽ phát triển thành đô thị vệ tinh, nếu được đầu tư đúng mức về cơ sở hạ tầng, sẽ góp phần kết nối thuận tiện, thúc đẩy trao đổi hàng hóa, giao thông thuận tiện với TP. Vị Thanh - trung tâm của tỉnh, đồng thời kết nối dễ dàng với các tỉnh miền Tây sông Hậu liền kề như Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang.

Xin ông cho biết tình hình phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế trong năm nay của Long Mỹ có gì nổi bật?

Trong năm 2014, Long Mỹ đã đồng lòng chung sức, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh chiến dịch giao thông thủy lợi, hạ tầng giao thông nông thôn, nhất là ở các tuyến dân cư được tỉnh đánh giá cao, Long Mỹ đã thực hiện đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống đường nội ô thị trấn Long Mỹ, đường tỉnh 930, tuyến 928B, tuyến 930B.

Long Mỹ có nhiều lợi thế trong giao thương và kết nối các đô thị trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Long Mỹ có nhiều lợi thế trong giao thương và kết nối các đô thị trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Công tác chỉnh trang đô thị cũng được quan tâm thường xuyên, nhằm tạo mỹ quan, sáng - xanh - sạch - đẹp cho trung tâm huyện. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huyện đạt 1.700/1.400 tỷ đồng. Huyện đã vận động được trên 110 tỷ đồng cho quỹ an sinh phúc lợi xã hội.

Đến nay, Long Mỹ đã hình thành được Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Long Mỹ quy mô 48 ha, cụm cơ sở sản xuất kinh doanh - tiểu thủ công nghiệp dọc Quốc lộ 61B, chợ Long Mỹ đạt tiêu chuẩn loại I, Khu thương mại Long Mỹ, thị trấn Long Mỹ được công nhận đô thị loại IV.

Đồng thời, huyện cũng đã triển khai nhiều công trình trọng điểm trên địa bàn, như Kè chống sạt lở hai bên bờ sông Cái Lớn, Dự án Siêu thị ấp 1 và khu đa chức năng, Dự án Nâng cấp Quốc lộ 61B, Thiền Viện Trúc Lâm Hậu Giang và Dự án Khu dân cư thương mại Vĩnh Tường…

Được biết, Long Mỹ đang khẩn trương đẩy nhanh các bước cuối cùng theo chỉ đạo của tỉnh và ý kiến kết luận của Văn phòng Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Mỹ để thành lập Thị xã Long Mỹ. Ông có thể cho biết thêm về vấn đề này.

Thực hiện Thông báo số 314/TB-VPCP ngày 7/8/2014 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Mỹ để thành lập thị xã Long Mỹ và 4 phường trực thuộc thị xã Long Mỹ, sau thời gian chuẩn bị các thủ tục, đến nay, huyện Long Mỹ đã phối hợp cùng Sở Nội vụ hoàn tất các yêu cầu cho việc xây dựng Đề án theo quy định.

Theo đó, sau khi điều chỉnh, thị xã Long Mỹ sẽ có 4 phường và 5 xã, với 14.448,65 ha diện tích tự nhiên và 72.957 nhân khẩu (gồm toàn bộ diện tích và dân số thị trấn Long Mỹ, thị trấn Trà Lồng, xã Long Bình, Long Phú, Tân Phú, Long Trị và Long Trị A). Huyện Long Mỹ còn lại 25.399,07 ha diện tích tự nhiên với 85.622 nhân khẩu, 8 xã (gồm các xã Thuận Hưng, Thuận Hòa, Vĩnh Thuận Đông, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A, Xà Phiên, Lương Tâm và Lương Nghĩa).

Việc thành lập thị xã Long Mỹ là nhu cầu rất thiết thực, xuất phát từ lịch sử hình thành lâu đời hơn 100 năm của Long Mỹ, địa bàn khá rộng trong tỉnh. Sau đổi mới, Long Mỹ phát triển và hình thành 2 vùng tương đối rõ: một phát triển về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ; một phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp chuyên sâu.

Việc điều chỉnh địa giới sẽ tạo điều kiện để Long Mỹ đầu tư phát triển cả 2 vùng. Thị xã Long Mỹ trong tương lai có vai trò động lực phát triển không những trong tỉnh, mà cả khu vực các tỉnh lân cận Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, phù hợp với Quyết định 1496/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hậu Giang đến 2020, Quyết định 753/QĐ-UB của tỉnh Hậu Giang, đáp ứng các điều kiện của Chính phủ về thành lập thị xã. 

Ngoài ra, việc phát triển lên thị xã của Long Mỹ còn có ý nghĩa tri ân đối với những gia đình, người có công với cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến đã chịu nhiều hy sinh, mất mát; đáp ứng được nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân ở địa phương, nhằm tạo động lực mới để đẩy nhanh phát triển Long Mỹ và các vùng phụ cận, hội nhập sâu rộng vào tiến trình đô thị hóa của tỉnh, của vùng; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần trong cộng đồng cư dân.

Theo ông, mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của Long Mỹ trong năm 2015 cần tập trung vào những vấn đề cơ bản nào, để đẩy nhanh phát triển đô thị bền vững?

Mục tiêu của Đảng bộ và chính quyền huyện Long Mỹ trong năm 2015 là tập trung huy động mọi nguồn lực, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính quyền, xây dựng đội ngũ có năng lực và trình độ đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới.

Trong đó, trọng tâm là chỉ đạo tổ chức sản xuất theo hướng phát huy đúng mức tiềm năng, thế mạnh đất đai; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân; tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, gắn với xây dựng thị xã, đô thị Long Mỹ; thực hiện chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới; củng cố và xây dựng hệ thống chính quyền trong sạch, vững mạnh

Về đầu tư kết cấu hạ tầng, Long Mỹ huy động mọi nguồn lực từ ngân sách nhà nước, cộng đồng, dân cư, doanh nghiệp…; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và dân sinh

Về phát triển đô thị, thực hiện đồng bộ Đề án Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của thị xã đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, tập trung đầu tư phát triển đô thị theo hướng xây dựng thị xã và các phường, trung tâm huyện Long Mỹ. Hoàn thành quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị ở khu vực trung tâm thị xã, các trục giao thông mới và quy hoạch cải tạo, chỉnh trang đô thị các phường, gắn kết hài hòa với quy hoạch các khu đô thị mới và quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Cùng với đó, vận dụng cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư mạnh mẽ, kêu gọi thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các khu đô thị và các lĩnh vực khác. Nâng cao chất lượng dịch vụ đô thị theo hướng xã hội hóa.

Đồng thời, chủ động phối hợp với bộ, ngành và tỉnh trong định hướng xây dựng Thị xã Long Mỹ trở thành đô thị loại III, hoàn thành tiêu chí các phường của thị xã. Xây dựng trung tâm xã Xà Phiên trở thành đô thị loại V và trung tâm huyện Long Mỹ thành thị trấn, phấn đấu xây dựng trở thành đô thị loại IV.

Tin bài liên quan