Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP?

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP?

(ĐTCK) Nhằm giúp các doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội từ TPP, ngày hôm nay tại TP. HCM, Báo Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) tổ chức Hội thảo "TTP với ngành dệt may và gia giày: Làm gì để tận dụng cơ hội?".

Nội dung tường thuật

09:52 24/03

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), nguyên Tổng Biên tập Báo Đầu tư cho biết, lĩnh vực dệt may và da giày, là 2 ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được Việt Nam chú trọng trong đàm phán TPP.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 1
 TS. Nguyễn Anh Tuấn

Với việc gia nhập TPP, kỳ vọng hai ngành sẽ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và gia tăng xuất khẩu… tuy vậy, để tận dụng cơ hội, hội nhập thành công các doanh nghiệp Việt Nam phải  nhìn thẳng vào chính mình, thay đổi từ tư duy đến hành động để có thể nắm được những cơ hội hội nhập mới.

Hội thảo sẽ tập trung đánh giá tác động của Hiệp định TPP đối với lĩnh vực dệt may và da giày; phân tích các nút thắt ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong ngành và thảo luận các giải pháp để tháo gỡ các điểm nghẽn và tận dụng các cơ hội mang lại từ Hiệp định TPP đối với ngành dệt may và da giày.

10:03 24/03

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), Phó trưởng đoàn phán TPP:

Về mặt thị trường, Việt Nam đã từng “bị phân biệt đối xử” bởi tham gia cuộc chơi sau cùng. Hiện tại, cách chơi trên thế giới đã thay đổi, có những sân chơi ưu đãi riêng từng ngành với nhau. Nếu Việt Nam tiếp tục chậm chân thì không khéo lại tiếp tục bị phân biệt đổi xử, vì khi đó các nước đã có những FTA với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Đơn cử, Baladesh, Campuchia xuất khẩu vào thị trường EU với thuế suất 0%, trong khi Việt Nam chịu mức thuế 5%. Tuy nhiên, với TPP, lần đầu tiên Việt Nam đi trước.

Đây là hiệp định điển hình trong chuỗi hiệp định thương mại tự do được ký kết trong năm 2015. Nói đến hiệp định thương mại tự do thì quan tâm hai vấn đề lớn: các nước mở cửa với nhau như thế nào và quy tắc mở cửa thị trường ra sao?

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 2
Hội thảo thu hút sự quan tâm của hàng trăm lãnh đạo doanh nghiệp

Về quy tắc, có khá nhiều quy tắc trong TPP, như xuất xứ, giám sát. Dệt may là một trong những nội dung đàm phán khó khăn nhất vì đây là ngành được Hoa Kỳ bảo hộ nhiều. Trong đó, quy tắc xuất xứ từ sợi rất chặt chẽ nhưng cũng linh hoạt. Quy tắc này có thể bước đầu gây thách thức cho ngành dệt may, da giày VIệt Nam, nhưng nếu đáp ứng được, Việt Nam có khả năng chuyển lên chuỗi giá trị cao hơn, chủ động hơn về nguyên liệu và khi đó lợi ích cũng nhiều hơn.

Quy tắc giám sát cũng cần được chú ý, tránh trường hợp “tuồn” hàng từ nước khác sang. Ngoài ra, còn có quy định về cấp giấy chứng nhận xuất xứ với mục đích tạo thuận lợi cho doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể tự nhận xuất xứ, thuận lợi là chủ động ,nhưng thách thức là doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về hồ sơ. Đặc biệt, tham gia TPP, lần đầu tiên Việt Nam tham gia có nội dung về lao động và về môi trường, có biện pháp trừng trị thương mại nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 3
 Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương)

Đối với lộ trình thuế quan, hai ngành này đang đóng thuế rất cao, nhất là thị trường Hoa Kỳ, mỗi năm ngành dệt may đóng thuế xuất khẩu vào thị trường này khoảng 2 tỷ USD, da giày khoảng 400 triệu USD, tổng số thuế Việt Nam đóng lớn hơn tổng các nước thành viên TPP khác. Nếu đáp ứng được quy tắc xuất xứ thì các nước sẽ giảm thuế cơ bản về 0, sẽ là thuận lợi lớn cho VIệt Nam. 

Thách thức phát triển hai ngành này là rất lớn, nhất là theo cam kết hội nhập, Chính Phủ Việt Nam sẽ không còn trợ cấp cho các doanh nghiệp dệt may nữa, do vậy, ngoài các chương trình trợ cấp của Nhà nước nói chung với các ngành trong đó có dệt may thì sẽ không có chương trình hỗ trợ riêng cho ngành này. Thời gian qua hai ngành này đã phát triển tốt về quy mô, số lượng và cả chất lượng. Dệt may, da giày được xem là mang lại lợi ích cốt lõi từ TPP, kỳ vọng sẽ tiếp tục có sự cải thiện để phát triển hơn nữa. 

10:04 24/03

Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu, tham gia TPP là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng...

Lợi thế của Việt Nam sẽ gia tăng, tạo cú huých lớn đối với xuất khẩu, đặc biệt kim ngạch xuất khẩu dệt may, da giày kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, cơ hội thành hiện thực hóa nếu có sự chuẩn bị kỹ càng để đáp ứng tiêu chí cao của TPP, các vấn đề cần giải quyết như năng lực cạnh tranh, tỷ lệ nội địa hóa…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong luật này, chúng tôi có đưa ra chương hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào cụm liên kết ngành. Dệt may và da giày là 2 ngành có quy mô lớn trong tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam và dự kiến gia tăng hơn nữa từ. Đây là cơ hội lớn có các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ đi theo. Muốn làm được điều này thì phải xây dựng cụm liên kết ngnành, khái niệm kinh tế không mới nhưng ở Việt Nam chưa nhiều và nhận thức chưa đầy đủ, nếu nói đến chuỗi giá trị mà không bàn đến liên kết ngànhthì đưa vào đúng vấn đề.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 5
 Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông

Khái niệm liên kết ngành nằm ở 2 dạng thức, thứ nhất là các doanh nghiệp cùng ngành có sự tập trung nhất định về địa lý trong cùng một vùng. Điều này phụ thuộc về chính sách, quy hoạch của Nhà nước. Khi đó, các doanh nghiệp có sự tương tác lẫn nhau, sử dụng dịch vụ tương hỗ sẽ tạo hiệu quả cao hơn. 

Thứ hai, những công nghiệp phụ trợ bám sát theo ngành đó, trong suốt cả chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm đó.

Lấy đơn cử trong ngành da giày, nút thắt ở khâu thuộc da xả nước thải ra môi trường rất lớn. Tuy nhiên, công nghệ xử lý nước thải của Việt Nam đạt trình độ quốc tế và đủ năng lực cạnh tranh. Nếu Việt Nam xử lý được nước thải để có thể làm được thuộc da, từ đó tạo ra nhiều việc làm, khi đó không chỉ gia tăng xuất khẩu mà gia tăng cả các chuỗi giá trị ở sau. 

 

10:35 24/03

GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE:

Trong chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may, khâu có lợi nhuận cao nhất là thiết kế mẫu, cung cấp nguyên phụ liệu và thương mại. Tuy nhiên, khoảng 90% doanh nghiệp may mặc của Việt Nam tham gia sản xuất sản phẩm cuối cùng với giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị.

Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may 27,5 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu 14 tỷ USD. Từ sản xuất trong nước: 7 tỷ USD nguyên phụ liệu và 6,5 tỷ USD tiền công. Những con số này cho thấy giá trị gia tăng thấp.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phân tích thực trạng dựa trên chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may để khắc phục nhược điểm, tham gia có hiệu quả hơn. Ngoài ra, tạo liên kết theo chiều dọc trên cơ sở phân công hợp tác bền vững với chiến lược dài hạn. Nhược điểm về liên kết, hợp tác là điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần khắc phục.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 6
GS. TSKH Nguyễn Mại

Đối với hiệp hội ngành hàng, cần tổ chức mối quan hệ hợp tác nội bộ ngành theo mô hình khu công nghiệp chuyên biệt về dệt may. Tổ chức tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm tại từng thị trường chủ yếu để gia tăng lợi nhuận.

Tôi không  ủng hộ quá nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào dệt nhuộm, thay vào đó, Chính phủ  cần có chính sách hỗ trợ về kinh tế, tín dụng, thuế cho các doanh nghiệp trong nước để có thể tự làm dệt nhuộm. Ngoài ra, Chính phủ cần có chỉ đạo các địa phương thống nhất hành động trong việc lựa chọn các dự án FDI về dệt may, da giày.

Chỉ đạo rõ ràng hơn về việc hình thành các khu công nghiệp chuyên biệt, hiện có hơn 360 khu công nghiệp, nhưng mô hình gần nhau, chưa có sự chuyên biệt.

Thường xuyên lắng nghe và giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp để tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do.

10:40 24/03
Bà Đặng Phương Dung, Cố vấn Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas):

Không một đất nước nào có thể sản xuất sản phẩm từ A tới Z. Do vậy, nhờ các hiệp định thương mại đa phương, song phương thì tạo ra các chuỗi giá trị từ việc sử dụng lợi thế cạnh tranh các nước.

Hiểu đơn giản là chuyên môn hóa, có quốc gia thì sản xuất bông, quốc gia nhập bông sản xuất sợi, rồi có quốc gia nhập khẩu sợi để sản xuất vải. Miễn sao có sản phẩm cuối cùng khi xuất khẩu có được lợi thế cạnh tranh.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 7
 Bà Đặng Phương Dung

Trong quá trình phát triển, trên thế giới hình thành 5 khu vực nhập khẩu chính và 5 khu vực xuất khẩu chính. Những nước kém và đang phát triển là những nước xuất khẩu chính, còn những nước phát triển là nhập khẩu chính.

Ở Việt Nam, khâu bông không chủ động được, dù Vinatex đã sử dụng nhiều giải pháp, như lập nông trang trồng bông, nhưng thực tế là diện tích trông bông đang thu hẹp và chỉ tự đáp ứng được 1% nhu cầu.

Khâu sợi khá phát triển, nhưng dệt thì chưa phát triển tương xứng, do vậy, sợi làm ra thì xuất khẩu hơn 70%, sử dụng trong nước chỉ 30%. Dệt phấn đấu 1,5 tỷ m2/năm nhưng nhu cầu về vải lại cao hơn rất nhiều, 8 tỷ m2/năm. Đặc biệt, khâu nhuộm hoàn tất đang là khâu rất yếu của ngành dệt may Việt Nam. 

10:44 24/03
Bà Đặng Phương Dung:

Năm 2015, xuất khẩu dệt may đạt 27 tỷ USD, nhưng nhập khẩu cũng rất lớn, mặc dù tỷ lệ nội địa hóa đã tăng, đạt khoảng 51%, nhưng việc nhập khẩu vẫn phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. 

Trong chuỗi giá trị toàn cầu, theo chuỗi giá trị từ thiết kế đến máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu, cắt may rồi xuất khẩu và phân phối, thì dệt may Việt Nam đang ở đáy của giá trị. Xuất khẩu 27 tỷ USD nhưng giá trị gia tăng con số này là rất nhỏ.

Điểm lại những hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia trước đây, chủ yếu yêu cầu xuất xứ từ vải, thì tỷ lệ khai thác được ưu đãi về thuế quan là vô cùng thấp, trừ FTA Hàn Quốc chỉ yêu cầu cắt may, tỷ lệ sử dụng được thuế ưu đãi là 85-90%, nhưng chủ yếu cũng là các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc khai thác được nhiều hơn. 

10:49 24/03
Bà Đặng Phương Dung:
Dù thấy được điểm mạnh, điểm yếu nhưng việc dịch chuyển dệt may Việt Nam lên tầng cao hơn vẫn gặp hạn chế. Đơn cử, trong dệt, thách thức vẫn là thị trường, kỹ thuật, xử lý nước thải. Mặc dù hiện đang kêu gọi, thu hút vốn FDI vào dệt nhuộm, nhưng vấn đề ở đây là đa phần các địa phương, đặc biệt những địa phương đang phát triển như Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương... đều "lắc đầu".

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nỗ lực, cố gắng vươn lên phần cao hơn trong chuỗi giá trị bằng cách phát triển thiết kế (đã có nhiều buổi trình diễn thời trang của các nhà thiết kế riêng lẻ, thực tế cho thấy sự phối hợp giữa đội ngũ thiết kế với các nhà sản xuất còn kém, làm sao để phối hợp tạo sản phẩm bán được). Ngoài ra, cần xây dựng thương hiệu và phát tiển hệ thống phân phối. 

Vấn đề khai thác lợi thế từ các FTA, TPP mang lại và đặc biệt khi tham gia chuỗi cung ứng. Cần ý thức được cho các doanh nghiệp, bên cạnh các doanh nghiệp đã làm thương hiệu, thì các doanh nghiệp gia công, may cần phải chuyển phương thức gia công sang ODM, OBM.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 8
10:55 24/03

Bà Phan Thị Hồng Điệp, Phó phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng Vietinbank:

VietinBank đã xếp ngành dệt may vào nhóm ngành hàng trọng điểm cần gia tăng thị phần, được ưu tiên cấp tín dụng tại VietinBank.
Dư nợ cấp cho các doanh nghiệp trong ngành luôn tăng trưởng qua các thời kỳ. Nhiều công ty, tập đoàn dệt may lớn đều là khách hàng truyền thống của VietinBank, 27 đơn vị trên tổng số 33 đơn vị thành viên của Vinatex là khách hàng của VietinBank.

Đến hết tháng 31/12/2015, dư nợ cho ngành tại VietinBank tăng 32% so với cùng kỳ năm 2014. Chính sách khách hàng của VietinBank được triển khai theo hướng giảm lãi suất cho vay khách hàng, thủ tục phê duyệt linh hoạt, thuận tiện để hỗ trợ khách hàng tốt có thêm lợi thế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gia tăng dư nợ tín dụng và sử dụng sản phẩm dịch vụ tại VietinBank.

VietinBank có những nhóm sản phẩm đồng bộ, từ công tác quản lý vốn, tín dụng đến mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may tăng trưởng, phát triển.

Nhiều doanh nghiệp dệt may cho biết, thách thức lớn nhất của ngành dệt may khi Việt Nam hội nhập chính là nguồn vốn không đủ để họ trụ vững và cạnh tranh. Trong thời gian qua, VietinBank đã tham gia tài trợ vốn và đồng hành cùng các doanh nghiệp dệt may và da giầy trong và ngoài nước trong các chương trình thúc đẩy kinh doanh, các dự án trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội.

Trong định hướng kinh doanh sắp tới của Vinatex, Tập đoàn sẽ tham gia đầu tư các chuỗi sản xuất liên hợp bao gồm từ khâu kéo sợi, dệt, nhuộm và may mặc tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (dự kiến quy mô đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng) vào tháng 04/2015 và VietinBank sẽ là ngân hàng tài trợ dự án này (dự kiến tài trợ 1050 tỷ đồng).

Ngoài ra, đối với dự án may mặc của Vinatex, VietinBank cũng sẽ là ngân hàng tài trợ cho dự án may tại Tuyên Quang với tổng mức đầu tư khoảng trên 240 tỷ đồng.

Bên cạnh việc tài trợ cho dự án của Vinatex, VietinBank còn tiếp cận và cung cấp các sản phẩm dịch vụ toàn diện cho các tổng công ty của tập doàn này như Tổng công ty Phong Phú, Hòa Thọ, May 10, May Hưng Yên, Dệt May Hà Nội, Dệt may Nam Định, May Nhà Bè...

11:03 24/03

Ông Võ Minh Nhựt, Tổng giám đốc Công ty NS BlueScope Vietnam:

Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam nên không chỉ quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh của mình mà cần quan tâm tới các vấn đề ảnh hưởng toàn cầu. Một trong số đó là các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu được quan tâm tại Hội nghị chống biến đổi khí hậu COP Paris năm 2015.

Phát triển bền vững không phải là khái niệm mới, tuy nhiên chưa bao giờ trở thành vấn đề mang tính sống còn như hiện nay. Khi mà biến đổi khi hậu diễn biến đáng lo ngại trên diện rộng, môi trường đang bị hủy hoại đến mức báo động, các nguồn lực tư nhiên đang có dấu hiệu suy giảm đáng kể. 

Đối với các doanh nghiệp, phát triển bền vững không chỉ là trách nhiệm xã hội và môi trường trong xu thế hội nhập, mà còn là ưu thế cạnh tranh trong việc đáp ứng yêu cầu của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới khi chọn đối tác.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 9
 Ông Võ Minh Nhựt, Tổng giám đốc Công ty NS BlueScope Vietnam

Các đòi hỏi về phát triển bền vững ngày càng trở nên bức thiết trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Các yêu cầu về tính bền vững trong sản xuất dần là đòi hỏi bắt buộc.

Trong bối cảnh chi phí sản xuất ngày càng tăng cao, thì lợi thế nhờ nhân công giá rẻ và chi phí thấp sẽ không tồn tại lâu, hiệu quả dài hạn trong chi phí sản xuất và năng xuất là bài toán các doanh nghiệp cần phải tính toán để tăng lợi thế cạnh tranh.

Với xu thế hội nhập thế giới và các yêu cầu nêu trên, các doanh nghiệp Việt Nam cần có cái nhìn dài hạn và phát triển bền vững hơn để chủ động tuân thủ các yêu cầu và chuẩn mực theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng uy tín và thương hiệu.

Đối với ngành dệt may và da giày, cơ hội khi tham gia các hiệp đinh thương mại tự do như TPP là rất lớn, thì yếu tố phát triển bền vững là điều tiên quyết giúp doanh nghiệp chủ động tận dụng cơ hội và xây dựng nền tảng cạnh tranh vững chắc.    

Thực tế, các đối tác mua hàng chính trong ngành dệt may và da giầy như Nike và Addidas, bền vững là yếu tố quạn trọng lựa chọn hay phát triển nhà cung cấp. Addidas áp dụng phân tích định kỳ các nhà cung cấp về các chỉ số xanh, trong đó quy định rõ ràng mục tiêu giảm năng lượng tiêu thụ, nước sạch và khí thải CO2. Đây là những chỉ tiêu, các nhà cung cấp phải đạt được theo lộ trình để tiếp tục là nhà cung cấp của Addidas.

Theo một tài liệu của Nike, công ty này đánh giá các nhà máy gia công của họ dựa trên 4 tiêu chí, bao gồm chất lượng, đơn giá, thời hạn giao hàng & sản xuất bền vững. Điều đặc biệt là 4 tiêu chí này có trọng số ngang nhau. 

Tương tự như Addidas, Nike cũng xác định cụ thể các chỉ tiêu giảm năng lượng tiêu thụ, nước sạch và khí thải CO2. Thậm chí, Nike còn có chiến lược xây dựng các cửa hàng và nhà máy sản xuất đạt chứng chỉ công trình xanh LEED của Mỹ để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững của mình.

Các yêu cầu và chỉ tiêu sản xuất bền vững ngày một rõ ràng từ phía đối tác mua hàng của ngành dệt may và da giầy Việt Nam. Tuy nhiên, đứng trên khía cạnh doanh nghiệp dệt may và da giầy trong xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, sản xuất bền vững không chỉ điều buộc phải làm, mà thực sự có lợi ích kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh lâu dài.

Để tận dụng cơ hội này thì công trình xanh thực sự là công cụ hữu hiệu để các doanh nghiệp dệt may và da giầy đạt các chỉ tiêu sản xuất bền vững, đáp ứng yêu cầu của đối tác và hưởng lợi từ hiệu quả lâu dàu từ công trình xanh đem lại.

Trước hết, công trình xanh được thiết kế theo tiêu chí tiết kiệm năng lượng & nước rất nghiêm ngặt, dẫn đến việc giảm đáng kể chi phí vận hành. Trung bình,  một công trình xanh tiết kiệm được khoảng 20% điện năng và 40% lượng nước sạch so với công trình bình thường.

Về lâu dài, công trình xanh sẽ giảm được rủi ro về chi phí vận hành trước giá điện & giá nước đều có xu hướng và lộ trình tăng liên tục trong thời gian gần đây.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 10 

Tại Việt Nam, theo kinh nghiệm của chuyên gia về công trình xanh thì các chi phí tăng thêm cho công trình xanh cũng tương tự như các nước. Thời gian hoàn vốn trung bình là 1-3 năm, ít có hạng mục có thời gian hoàn vốn trên 5 năm. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào cấp độ đầu tư ban đầu.

Ngoài ra, chi phí tăng thêm từ công trình xanh phụ thuộc nhiều vào đơn vị tư vấn công trình xanh. Các đơn vị tư vấn kinh nghiệm và năng lực đưa ra giải pháp công trình xanh với chi phí tăng thêm thấp nhất nhờ cân đối hợp lý các yếu tố để đạt tiêu chuẩn công trình xanh.

Đứng về khía cạnh kinh doanh, làm công trình xanh có thể tốn thêm chi phí nhưng đó hoàn toàn là đầu tư tăng thêm chứ không mất đi. Các chi phí tăng thêm của công trình xanh không phải là chi phí mà là đầu tư tăng thêm.

Các chi phí này sẽ đi vào các thiết bị giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành. Sau thời gian hoàn vốn, thường 1-5 năm, thì các thiết bị này là nhưng “cỗ máy” sinh lời cho chủ đầu tư.

Tuy nhiên, một thực tế là khái niệm và lợi ích của công trình xanh còn mới mẻ tại Việt Nam và đối với các doanh nghiệp ngành dệt may và da giầy. Trong khi đó thì các nước trong khu vực hay các tập đoàn dệt may nước ngoài lớn đầu tư tại Việt Nam như TAL, FGL, Hanes brands... từ lâu đã áp dụng tiêu chuẩn công trình xanh của Mỹ (LEED). Sở dĩ có điều này, một phần cũng là do thiếu sự tư vấn về lợi ích công trình xanh cho các doanh nghiệp tại Viêt Nam. 

11:59 24/03
Hội thảo bước vào phiên thảo luận.
Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 11 
13:17 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Khi tham gia TPP, có thể tiết kiệm được khoảng 2 tỷ USD tiền thuế mà hàng xuất khẩu dệt may đóng khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Vậy đối tượng nào sẽ hưởng lợi, các nhà nhập khẩu, xuất khẩu hay Chính phủ?

Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày & Túi xách Việt Nam (Lefaso):

Người hưởng lợi nhiều nhất chính là người dân các nước trong khối TPP. Cần chú ý, thuế nhập khẩu là khoản mà các nhà nhập khẩu của Hoa Kỳ phải trả, chứ không phải các DN xuất khẩu Việt Nam phải trả. Tuy nhiên, với các thành viên TPP hoặc các quốc gia có các hiệp định chi phối, thuế nhập khẩu giảm sẽ kéo theo giá bán giảm xuống, tạo nhu cầu tăng lên, từ đó tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, xuất khẩu phát triển và các ngành, dịch vụ đi theo cũng phát triển.

Ngoài ra, khi nói hiệp định ta nói nhiều về cơ hội, nhưng khi thực thi các hiêp định các DN Việt Nam cũng cần chú ý đến những thách thức, để tránh thiệt hại có khả năng xảy ra.

Thứ nhất, chuỗi giá trị có nhiều góc cạnh, có chuỗi giá trị chung thì còn có chuỗi giá trị riêng. Trước đây, chuỗi giá trị tập trung 4 yếu tố là thương hiêu, các nhà sản xuất, sản phẩm và phân phối nhưng tại một hội nghị ở Trung Quốc mới đây đưa ra là 7-9 yếu tố, trong đó các chuỗi đặc biệt có tên tuổi như Nike, adidas puma…, thì họ bắt đầu kiểm soát luôn phần nguyên liệu thô. Chẳng hạn như Victoria's Secret chỉ định nguyên liệu thô mua ở đâu.

Các buyer lớn cũng dần kiểm soát logicsstic, tức muốn xuất nhập khẩu phải thông qua các hãng mà họ chỉ định. Họ cũng kiểm soát luôn nhà sản xuất máy móc, nên sẽ không được mua các máy ở các hội chợ mà phải mua máy móc chỉ định, mới tạo được sự tương thích trong chuỗi của họ.

Ngắn gọn rằng, các chuỗi giá trị hiện đang khống chế . Do vậy, thay vì tìm cách mở rộng chuỗi giá trị thì các DN Việt Nam cũng nên tự tạo ra chuỗi giá trị. 

13:20 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Vậy với điều kiện ràng buộc của các buyer như vậy, so với các cam kết trong hiệp định có trái gì hay không?

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), Phó Trưởng đoàn phán TPP trả lời:

Quan điểm của các bên khi đàm phán TPP rất rõ ràng là không can thiệp vào hoạt động trực tiếp của doanh nghiệp. Do vậy, không có ràng buộc nào. Tuy vậy, để tạo môi trường đầu tư công khai, minh bạch và tránh tạo sự mất cân bằng giao dịch thì chỉ có một quy định có thể liên quan, đó là các thành viên TPP không được ra một yêu cầu nào mà buộc/cấm NĐT sử dụng công nghệ đó, tránh tạo rào cản thương mại trá hình. 

13:35 24/03

TS Nguyễn Anh Tuấn: TPP có khả năng 2018 hoặc xa hơn mới có hiệu lực, trong khi đó, tháng 6 này, Hoa Kỳ đã giao quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) trong lĩnh vực da giày, túi xách cho một số nước như Indonesia, Philipines, Thái Lan… nên các ngành này, đặc biệt túi xách bị ảnh hưởng rất nặng bởi chính sách này. Tôi cho rằng, hiện ta đang nghĩ cứ vào TPP thì  2 ngành dệt may và da giày xuất đi đều được hưởng thuế suất. Nhưng tôi muốn làm rõ, nếu chúng ta không đáp ứng được điều kiện thì sẽ phải đóng mức thuế cao hơn nhất nhiều lần. Kể cả như EU, hiện Việt Nam đang được hưởng GSP, nhưng nếu không đáp ứng được các điều kiện khi hiệp định thương mại có hiệu lực thì sẽ phải chịu thuế chứ không được hưởng GSP. 

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 12

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), Phó Trưởng đoàn phán TPP trả lời:

Ngành dày gia xuất khẩu sang EU rất nhiều, một trong những lý do là có chương trình có ưu đãi thuế quan, nhưng riêng với Hoa Kỳ thì khi ký hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có ghi nội dung là sẽ bàn và Hoa Kỳ phấn đấu dành cho Việt Nam có ưu đãi. Dù tích cực thực hiện, nhưng đã thất bại vì điều kiện tiên quyết, đặc biệt là về về lao động và cơ bản là cao hơn điều kiện trong TPP.

Chương trình GSP ưu đãi thấp hơn nhiều so với ưu đãi mà Hoa Kỳ dành cho cá nước đã ký hiệp định thương mại tự do và là chương trình đơn phương, không ổn định, họ có thể rút lại vào bất kỳ thời điểm nào. Quốc hội Hoa Kỳ đã nhiều lần rút lại chính sách này. Nếu DN Việt Nam xuất khẩu dựa vào những ưu đãi không ổn định như vậy sẽ có nhiều rủi ro lớn cho DN.

Còn với TPP, ưu đãi lớn hơn, mang tính ổn định, cam kết vĩnh viễn. 

14:14 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Cơ hội mở rộng thị trường, riêng với dệt may, đến 2020 có thể kim ngạch xuất khẩu sang các nước nội khối là 50 tỷ USD. Một khi gia tăng xuất khẩu thì đòi hỏi giải quyết các vấn đề trong nước như lao động, nhiều vấn đề liên quan sản xuất.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas:

Có 5 yếu tố giúp ngành dệt may Việt Nam đạt được kết quả trong những năm qua.

Thứ nhất, không có WTO thì ngành dệt may không có cơ hội phát triển, không có mức tăng trưởng 17-18%/năm như hiện nay. 

Thứ hai, trong công nghiệp dệt may, trước WTO, Chính phủ ban hành nghị định 55, có nội dung hỗ trợ cho ngành DN dệt may trong 3 năm được hưởng lãi suất trong việc đầu tư chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu dệt may. Trong giai đoạn này đã tạo ra rất nhiều nhà máy sợi dệt nhuộm. 

Thứ ba, thành công của dệt may trong quá trinh hội nhập và đàm phán, thì duy nhất hiệp định TPP là hiệp hội cử cán bộ đi theo ngay từ đầu. Sự quan tâm chung của dệt may Việt Nam có đặc trưng riêng. Sự chuyển dịch công nghiệp của Việt Nam về vùng sâu đến nay tôi thấy dệt may là những dự án có tuổi thọ và phát triển được.

 Thứ tư, tác động đến chiến lược phát triển, nguồn lực, con ngươi, không có WTO thì nay không có dội ngũ cán bộ, quản lý. Chính vì vậy, hai trường đại học trước đây đào tạo dệt may là Bách Khoa và Tổng hợp, quá khó nên sinh viên không vào nhưng nay sinh viên tham gia vào các khoa này rất đông. Là tín hiệu đã thấy được lợi ích của 2 ngành này. 

Thứ năm, chiến lược phát triển dệt may trình Chính Phủ đã vượt kế hoạch. Chúng tôi đặt mục tiêu năm 2016 đạt khoảng 32 tỷ USD xuất khẩu.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 13
Doanh nghiệp trả lời phỏng vấn các đài truyền hình bên lề Hội thảo

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Còn vấn đề giải quyết thách thức về lao động, trong việc mở rộng quy mô sản xuất?

Ông Giang: Việt Nam không còn lợi thế cạnh tranh lao động giá rẻ mà dựa trên 3 trụ cột. 

Thứ nhất, phát triển công nghiệp phụ trợ, cung cấp tại chỗ. Những năm qua, cả doanh nghiệp trong nước lẫn DN FDI đã đầu tư hàng loạt nhà máy sợi, dệt, nhuộm. 

 Thứ hai, công nghệ và quan trị tiên tiến đã được áp dụng không chỉ trong ngành may mà còn trong dệt, sợi. 

 Thứ ba, đã được các nhà máy lớn như ở Mỹ, EU, Nhật, Hàn QUốc…đưa vào công nghệ quản trị hệ thống. Chỉ cần ngồi tại văn phòng nước họ cũng đã biết được các công đoạn từ nhập kho, vận chuyển, đóng gói...tới đâu. 

Với 3 trụ cột này, tôi tin, VIệt Nam sẽ cạnh tranh được. Những nước đối thủ của Việt Nam đang chuyển dịch đầu tư vào đây, không nên phân biệt FDI hay trong nước mà cần xem lợi ích họ mang đến Việt Nam là gì, chính là công nghệ phát triển dệt may, vấn đề công ăn việc làm, các dịch vụ liên quan, phụ trợ khác.

Ông Kiệt: chuỗi giá trị hiểu theo nghĩa khả năng lan tỏa được công nghiệp phụ trợ. Để một nhà máy giày dịch chuyển sang các nước khác là rất khó, bởi họ đã bám sâu ở thị trường Việt Nam, họ mua được phụ liệu trong nước, làm các công đoạn đóng giày từ A tới Z. Còn với balo, vật tư nhập ở Trung Quốc, phụ liệu nhập ở Thái Lan, nên di chuyển rất dễ, chỉ cần quyết định mua là di chuyển được. Do vậy, điều kiện tiên quuyết để phát triển bền vững là tạo ra chuỗi giá trị ngay tại Việt Nam thì các DN, các nhà máy mới không di chuyển sang nước khác.

14:25 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Còn vấn đề tiếp cận tín dụng đã thuận lợi?

Ông Giang: các DN đừng nên kêu về không vay được vốn, lãi cao. Vấn đề là dự án trình bày có thưc sự thuyết phục. Các dự án lớn không khó, cái khó là với các DN vừa và nhỏ, quy mô tài sản nhỏ, không biết cách trình bày dự án thuyết phục. Quan trọng không là lãi suất ngân hàng, quan ngại là khi đầu tư xác định thị trường ở đâu, dòng sản phẩm ở đâu. 

Ông Kiệt: ngành da giày có đặc thù riêng, các DN vừa và nhỏ là đối tượng bị thiệt thòi nhất trong cuộc chơi này, các chuỗi lớn đã lôi kéo được các nhà cung ứng từ các nước Trung Quốc, Thái Lan về đây và đầu tư. Và họ đã kiểm soát trên 55% nên họ sẽ hưởng ngay ưu đãi  thuế 0% khi TPP có hiệu lực. 

Thứ hai, các DN trong nước vẫn đang loay hoay, vi không phải cứ sản xuất trong nước cho giày 50% mà còn có những nguyên phụ liệu riêng biệt cho mỗi nhãn hàng đó thôi, có muốn mua thì cũng không bán. Vấn đề tiếp cận vốn chỉ là việc nhỏ, họ còn rất nhiều vấn đề như công nghệ, nhân sự, tay nghề…

14:42 24/03
Đại diện doanh nghiệp: chính sách vay USD có điều chỉnh, ngân hàng có các gói sản phẩm nào?

Bà Phan Thị Hồng Điệp, Phó phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng Vietinbank:

Chính sách cho vay USD sẽ có điều chỉnh khi Thông tư 24 có hiệu lực, một số đối tượng được vay USD sẽ không tiếp tục được vay nữa. Lãi suất cho vay VND và USD rất chênh nhau, ảnh hưởng ngay đến lợi nhuận DN. Vietinbank đã xây dựng nhiều sản phẩm phù hợp, chẳng hạn sản phẩm vay VND nhưng lãi suất tương tự đồng USD.

Tôi cũng muốn nói rằng, ngân hàng cũng có vai trờ trong việc gắn kết, kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ  với các DN lớn, hay DN chính với các nhà phân phối thông qua các quan hệ tín dụng. Ngân hàng có thể cung cấp tín dụng cho saler hay dựa trên mối quan hệ với các buyer để cung cấp dịch vụ tín dụng dưới hình thức tài trợ thương mạihay chiết khấu..., qua đó giúp gắn kết mỗi quan hệ giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị. 
14:56 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Làm gì cải thiện vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu?

Ông Giang: Điều tôi băn khoăn nhất là lợi ích từ hiệp định thương mại mang lại nhưng nhiều DN rất thờ ơ, đến giờ này vẫn có nhiều DN chưa hiểu kỹ về TPP hay các FTA. 

Thứ hai, đặc điểm của các DN Việt Nam là không thể xây dựng được chuỗi liên kết chặt chẽ. Thiếu tiếng nói chung, thiếu người trụ cột trong tiếng nói chung. Tôi cho rằng, đó là vấn đề tồn tại và cần xử lý. 

Thứ ba, khi các DN gặp vướng mắc các hợp đồng thương mại với đối tác nước ngoài, thì khi đó họ mới tìm tới hiệp hội để hỏi hướng xử lý. Qua đó cho thấy, các DN đang quá thờ ơ với cái ta đang có, trong khi đó, các DN FDI tạo thành những khối rất đoàn kết

Thứ tư, công tác truyền tải thông tin đến các nhà quản trị DN chưa mang tính toàn diện, mà chỉ ở góc độ những gì nóng nhất, chưa nói đến thách thức, cần làm gì. Truyền thông cũng cần vào cuộc, làm rõ, đưa thông tin rõ để các doanh nghiệp nhận thức được trong chuỗi cung ứng toàn cầu này phải có các DN vừa và nhỏ thì như vậy mới thành công.

Nếu DN vừa và nhỏ không đứng cùng khối DN lớn thì các buyer không bao giờ đánh giá tiêu chuẩn của nhà xưởng để họ đặt đơn hàng, mà cần phải có chuỗi từ nguyên, phụ liệu đến chuỗi sản xuất may, cho đến chuỗi cung ứng ở Việt Nam. 

15:15 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Theo góc nhìn tiếp cận và tư vấn nhiều NĐT NN thì phân khúc nào mà các NĐTNN quan tâm?

TS. Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Viêt Nam:

Khi tiếp xúc các khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài, họ thường nhấn mạnh tới các DN theo chuẩn quốc tế, như chuẩn mực về quản trị DN, hệ thống công nghệ thông tin... Do vậy, không thể nói tôi là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì tôi làm theo cách của tôi. 

Tôi thấy mừng vì các nhà đầu tư nước ngoài hiện đang quan tâm thị trường Việt Nam, một phần do công tác truyền thông Mỹ và nước khác, kể cả khi TPP chưa ký kết thì họ cũng đã đưa nhận định Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Đây là điều kích thích nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới Việt Nam. 

Cái đang thiếu ở Việt Nam là công nghiệp phụ trợ, các DN, nhà đầu tư nước ngoài có thể tự đầu tư hoặc liên kết các công ty trong nước.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 14
 TS. Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Viêt Nam

Vậy làm sao liên kết?

Ông Ái: Khi Việt Nam tham gia TPP và ký các FTA, chúng tôi đã chuẩn bị cả chương trình để giới tthiệu cơ hội đầu tư vào Việt Nam tới các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng tôi cũng chuẩn bị có những chuyến sang Mỹ, châu Âu, Nhật Bản để gới thiệu và không chỉ công việc của Nhà nước, mà của bản thân mỗi DN.

Tôi mong muốn, DN nào muốn được hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài, bằng nhiều hình thức như góp vốn, công nghệ, là nhà cung cấp…, thì chúng tôi sẵn sàng làm cầu nối.

Anh Giang: Hiện doanh nghiệp chúng tôi đang liên doanh với một DN Hồng Kông, một DN Nhật Bản (chiếm 30% vốn). Khi chúng tôi có ý định thoái vốn 15%, đích thân CEO của DN này bày tỏ không muốn chúng tôi thoái vốn. Đơn giản vì họ cần người Việt Nam đứng ở góc độ người Việt Nam để quản lý, hiểu rõ văn hóa Việt Nam, cập nhật và hiểu rõ chính sách từ đó tạo động lực phát triển cho DN. Các DN FDI cần các DN Việt Nam. 

Nội dung tường thuật

09:52 24/03

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), nguyên Tổng Biên tập Báo Đầu tư cho biết, lĩnh vực dệt may và da giày, là 2 ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được Việt Nam chú trọng trong đàm phán TPP.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 15
 TS. Nguyễn Anh Tuấn

Với việc gia nhập TPP, kỳ vọng hai ngành sẽ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và gia tăng xuất khẩu… tuy vậy, để tận dụng cơ hội, hội nhập thành công các doanh nghiệp Việt Nam phải  nhìn thẳng vào chính mình, thay đổi từ tư duy đến hành động để có thể nắm được những cơ hội hội nhập mới.

Hội thảo sẽ tập trung đánh giá tác động của Hiệp định TPP đối với lĩnh vực dệt may và da giày; phân tích các nút thắt ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong ngành và thảo luận các giải pháp để tháo gỡ các điểm nghẽn và tận dụng các cơ hội mang lại từ Hiệp định TPP đối với ngành dệt may và da giày.

10:03 24/03

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), Phó trưởng đoàn phán TPP:

Về mặt thị trường, Việt Nam đã từng “bị phân biệt đối xử” bởi tham gia cuộc chơi sau cùng. Hiện tại, cách chơi trên thế giới đã thay đổi, có những sân chơi ưu đãi riêng từng ngành với nhau. Nếu Việt Nam tiếp tục chậm chân thì không khéo lại tiếp tục bị phân biệt đổi xử, vì khi đó các nước đã có những FTA với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Đơn cử, Baladesh, Campuchia xuất khẩu vào thị trường EU với thuế suất 0%, trong khi Việt Nam chịu mức thuế 5%. Tuy nhiên, với TPP, lần đầu tiên Việt Nam đi trước.

Đây là hiệp định điển hình trong chuỗi hiệp định thương mại tự do được ký kết trong năm 2015. Nói đến hiệp định thương mại tự do thì quan tâm hai vấn đề lớn: các nước mở cửa với nhau như thế nào và quy tắc mở cửa thị trường ra sao?

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 16
Hội thảo thu hút sự quan tâm của hàng trăm lãnh đạo doanh nghiệp

Về quy tắc, có khá nhiều quy tắc trong TPP, như xuất xứ, giám sát. Dệt may là một trong những nội dung đàm phán khó khăn nhất vì đây là ngành được Hoa Kỳ bảo hộ nhiều. Trong đó, quy tắc xuất xứ từ sợi rất chặt chẽ nhưng cũng linh hoạt. Quy tắc này có thể bước đầu gây thách thức cho ngành dệt may, da giày VIệt Nam, nhưng nếu đáp ứng được, Việt Nam có khả năng chuyển lên chuỗi giá trị cao hơn, chủ động hơn về nguyên liệu và khi đó lợi ích cũng nhiều hơn.

Quy tắc giám sát cũng cần được chú ý, tránh trường hợp “tuồn” hàng từ nước khác sang. Ngoài ra, còn có quy định về cấp giấy chứng nhận xuất xứ với mục đích tạo thuận lợi cho doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể tự nhận xuất xứ, thuận lợi là chủ động ,nhưng thách thức là doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về hồ sơ. Đặc biệt, tham gia TPP, lần đầu tiên Việt Nam tham gia có nội dung về lao động và về môi trường, có biện pháp trừng trị thương mại nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 17
 Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương)

Đối với lộ trình thuế quan, hai ngành này đang đóng thuế rất cao, nhất là thị trường Hoa Kỳ, mỗi năm ngành dệt may đóng thuế xuất khẩu vào thị trường này khoảng 2 tỷ USD, da giày khoảng 400 triệu USD, tổng số thuế Việt Nam đóng lớn hơn tổng các nước thành viên TPP khác. Nếu đáp ứng được quy tắc xuất xứ thì các nước sẽ giảm thuế cơ bản về 0, sẽ là thuận lợi lớn cho VIệt Nam. 

Thách thức phát triển hai ngành này là rất lớn, nhất là theo cam kết hội nhập, Chính Phủ Việt Nam sẽ không còn trợ cấp cho các doanh nghiệp dệt may nữa, do vậy, ngoài các chương trình trợ cấp của Nhà nước nói chung với các ngành trong đó có dệt may thì sẽ không có chương trình hỗ trợ riêng cho ngành này. Thời gian qua hai ngành này đã phát triển tốt về quy mô, số lượng và cả chất lượng. Dệt may, da giày được xem là mang lại lợi ích cốt lõi từ TPP, kỳ vọng sẽ tiếp tục có sự cải thiện để phát triển hơn nữa. 

10:04 24/03

Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu, tham gia TPP là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng...

Lợi thế của Việt Nam sẽ gia tăng, tạo cú huých lớn đối với xuất khẩu, đặc biệt kim ngạch xuất khẩu dệt may, da giày kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, cơ hội thành hiện thực hóa nếu có sự chuẩn bị kỹ càng để đáp ứng tiêu chí cao của TPP, các vấn đề cần giải quyết như năng lực cạnh tranh, tỷ lệ nội địa hóa…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong luật này, chúng tôi có đưa ra chương hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào cụm liên kết ngành. Dệt may và da giày là 2 ngành có quy mô lớn trong tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam và dự kiến gia tăng hơn nữa từ. Đây là cơ hội lớn có các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ đi theo. Muốn làm được điều này thì phải xây dựng cụm liên kết ngnành, khái niệm kinh tế không mới nhưng ở Việt Nam chưa nhiều và nhận thức chưa đầy đủ, nếu nói đến chuỗi giá trị mà không bàn đến liên kết ngànhthì đưa vào đúng vấn đề.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 19
 Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông

Khái niệm liên kết ngành nằm ở 2 dạng thức, thứ nhất là các doanh nghiệp cùng ngành có sự tập trung nhất định về địa lý trong cùng một vùng. Điều này phụ thuộc về chính sách, quy hoạch của Nhà nước. Khi đó, các doanh nghiệp có sự tương tác lẫn nhau, sử dụng dịch vụ tương hỗ sẽ tạo hiệu quả cao hơn. 

Thứ hai, những công nghiệp phụ trợ bám sát theo ngành đó, trong suốt cả chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm đó.

Lấy đơn cử trong ngành da giày, nút thắt ở khâu thuộc da xả nước thải ra môi trường rất lớn. Tuy nhiên, công nghệ xử lý nước thải của Việt Nam đạt trình độ quốc tế và đủ năng lực cạnh tranh. Nếu Việt Nam xử lý được nước thải để có thể làm được thuộc da, từ đó tạo ra nhiều việc làm, khi đó không chỉ gia tăng xuất khẩu mà gia tăng cả các chuỗi giá trị ở sau. 

 

10:35 24/03

GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE:

Trong chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may, khâu có lợi nhuận cao nhất là thiết kế mẫu, cung cấp nguyên phụ liệu và thương mại. Tuy nhiên, khoảng 90% doanh nghiệp may mặc của Việt Nam tham gia sản xuất sản phẩm cuối cùng với giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị.

Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may 27,5 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu 14 tỷ USD. Từ sản xuất trong nước: 7 tỷ USD nguyên phụ liệu và 6,5 tỷ USD tiền công. Những con số này cho thấy giá trị gia tăng thấp.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phân tích thực trạng dựa trên chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may để khắc phục nhược điểm, tham gia có hiệu quả hơn. Ngoài ra, tạo liên kết theo chiều dọc trên cơ sở phân công hợp tác bền vững với chiến lược dài hạn. Nhược điểm về liên kết, hợp tác là điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần khắc phục.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 20
GS. TSKH Nguyễn Mại

Đối với hiệp hội ngành hàng, cần tổ chức mối quan hệ hợp tác nội bộ ngành theo mô hình khu công nghiệp chuyên biệt về dệt may. Tổ chức tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm tại từng thị trường chủ yếu để gia tăng lợi nhuận.

Tôi không  ủng hộ quá nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào dệt nhuộm, thay vào đó, Chính phủ  cần có chính sách hỗ trợ về kinh tế, tín dụng, thuế cho các doanh nghiệp trong nước để có thể tự làm dệt nhuộm. Ngoài ra, Chính phủ cần có chỉ đạo các địa phương thống nhất hành động trong việc lựa chọn các dự án FDI về dệt may, da giày.

Chỉ đạo rõ ràng hơn về việc hình thành các khu công nghiệp chuyên biệt, hiện có hơn 360 khu công nghiệp, nhưng mô hình gần nhau, chưa có sự chuyên biệt.

Thường xuyên lắng nghe và giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp để tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do.

10:40 24/03
Bà Đặng Phương Dung, Cố vấn Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas):

Không một đất nước nào có thể sản xuất sản phẩm từ A tới Z. Do vậy, nhờ các hiệp định thương mại đa phương, song phương thì tạo ra các chuỗi giá trị từ việc sử dụng lợi thế cạnh tranh các nước.

Hiểu đơn giản là chuyên môn hóa, có quốc gia thì sản xuất bông, quốc gia nhập bông sản xuất sợi, rồi có quốc gia nhập khẩu sợi để sản xuất vải. Miễn sao có sản phẩm cuối cùng khi xuất khẩu có được lợi thế cạnh tranh.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 21
 Bà Đặng Phương Dung

Trong quá trình phát triển, trên thế giới hình thành 5 khu vực nhập khẩu chính và 5 khu vực xuất khẩu chính. Những nước kém và đang phát triển là những nước xuất khẩu chính, còn những nước phát triển là nhập khẩu chính.

Ở Việt Nam, khâu bông không chủ động được, dù Vinatex đã sử dụng nhiều giải pháp, như lập nông trang trồng bông, nhưng thực tế là diện tích trông bông đang thu hẹp và chỉ tự đáp ứng được 1% nhu cầu.

Khâu sợi khá phát triển, nhưng dệt thì chưa phát triển tương xứng, do vậy, sợi làm ra thì xuất khẩu hơn 70%, sử dụng trong nước chỉ 30%. Dệt phấn đấu 1,5 tỷ m2/năm nhưng nhu cầu về vải lại cao hơn rất nhiều, 8 tỷ m2/năm. Đặc biệt, khâu nhuộm hoàn tất đang là khâu rất yếu của ngành dệt may Việt Nam. 

10:44 24/03
Bà Đặng Phương Dung:

Năm 2015, xuất khẩu dệt may đạt 27 tỷ USD, nhưng nhập khẩu cũng rất lớn, mặc dù tỷ lệ nội địa hóa đã tăng, đạt khoảng 51%, nhưng việc nhập khẩu vẫn phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. 

Trong chuỗi giá trị toàn cầu, theo chuỗi giá trị từ thiết kế đến máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu, cắt may rồi xuất khẩu và phân phối, thì dệt may Việt Nam đang ở đáy của giá trị. Xuất khẩu 27 tỷ USD nhưng giá trị gia tăng con số này là rất nhỏ.

Điểm lại những hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia trước đây, chủ yếu yêu cầu xuất xứ từ vải, thì tỷ lệ khai thác được ưu đãi về thuế quan là vô cùng thấp, trừ FTA Hàn Quốc chỉ yêu cầu cắt may, tỷ lệ sử dụng được thuế ưu đãi là 85-90%, nhưng chủ yếu cũng là các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc khai thác được nhiều hơn. 

10:49 24/03
Bà Đặng Phương Dung:
Dù thấy được điểm mạnh, điểm yếu nhưng việc dịch chuyển dệt may Việt Nam lên tầng cao hơn vẫn gặp hạn chế. Đơn cử, trong dệt, thách thức vẫn là thị trường, kỹ thuật, xử lý nước thải. Mặc dù hiện đang kêu gọi, thu hút vốn FDI vào dệt nhuộm, nhưng vấn đề ở đây là đa phần các địa phương, đặc biệt những địa phương đang phát triển như Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương... đều "lắc đầu".

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nỗ lực, cố gắng vươn lên phần cao hơn trong chuỗi giá trị bằng cách phát triển thiết kế (đã có nhiều buổi trình diễn thời trang của các nhà thiết kế riêng lẻ, thực tế cho thấy sự phối hợp giữa đội ngũ thiết kế với các nhà sản xuất còn kém, làm sao để phối hợp tạo sản phẩm bán được). Ngoài ra, cần xây dựng thương hiệu và phát tiển hệ thống phân phối. 

Vấn đề khai thác lợi thế từ các FTA, TPP mang lại và đặc biệt khi tham gia chuỗi cung ứng. Cần ý thức được cho các doanh nghiệp, bên cạnh các doanh nghiệp đã làm thương hiệu, thì các doanh nghiệp gia công, may cần phải chuyển phương thức gia công sang ODM, OBM.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 22
10:55 24/03

Bà Phan Thị Hồng Điệp, Phó phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng Vietinbank:

VietinBank đã xếp ngành dệt may vào nhóm ngành hàng trọng điểm cần gia tăng thị phần, được ưu tiên cấp tín dụng tại VietinBank.
Dư nợ cấp cho các doanh nghiệp trong ngành luôn tăng trưởng qua các thời kỳ. Nhiều công ty, tập đoàn dệt may lớn đều là khách hàng truyền thống của VietinBank, 27 đơn vị trên tổng số 33 đơn vị thành viên của Vinatex là khách hàng của VietinBank.

Đến hết tháng 31/12/2015, dư nợ cho ngành tại VietinBank tăng 32% so với cùng kỳ năm 2014. Chính sách khách hàng của VietinBank được triển khai theo hướng giảm lãi suất cho vay khách hàng, thủ tục phê duyệt linh hoạt, thuận tiện để hỗ trợ khách hàng tốt có thêm lợi thế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gia tăng dư nợ tín dụng và sử dụng sản phẩm dịch vụ tại VietinBank.

VietinBank có những nhóm sản phẩm đồng bộ, từ công tác quản lý vốn, tín dụng đến mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may tăng trưởng, phát triển.

Nhiều doanh nghiệp dệt may cho biết, thách thức lớn nhất của ngành dệt may khi Việt Nam hội nhập chính là nguồn vốn không đủ để họ trụ vững và cạnh tranh. Trong thời gian qua, VietinBank đã tham gia tài trợ vốn và đồng hành cùng các doanh nghiệp dệt may và da giầy trong và ngoài nước trong các chương trình thúc đẩy kinh doanh, các dự án trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội.

Trong định hướng kinh doanh sắp tới của Vinatex, Tập đoàn sẽ tham gia đầu tư các chuỗi sản xuất liên hợp bao gồm từ khâu kéo sợi, dệt, nhuộm và may mặc tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (dự kiến quy mô đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng) vào tháng 04/2015 và VietinBank sẽ là ngân hàng tài trợ dự án này (dự kiến tài trợ 1050 tỷ đồng).

Ngoài ra, đối với dự án may mặc của Vinatex, VietinBank cũng sẽ là ngân hàng tài trợ cho dự án may tại Tuyên Quang với tổng mức đầu tư khoảng trên 240 tỷ đồng.

Bên cạnh việc tài trợ cho dự án của Vinatex, VietinBank còn tiếp cận và cung cấp các sản phẩm dịch vụ toàn diện cho các tổng công ty của tập doàn này như Tổng công ty Phong Phú, Hòa Thọ, May 10, May Hưng Yên, Dệt May Hà Nội, Dệt may Nam Định, May Nhà Bè...

11:03 24/03

Ông Võ Minh Nhựt, Tổng giám đốc Công ty NS BlueScope Vietnam:

Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam nên không chỉ quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh của mình mà cần quan tâm tới các vấn đề ảnh hưởng toàn cầu. Một trong số đó là các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu được quan tâm tại Hội nghị chống biến đổi khí hậu COP Paris năm 2015.

Phát triển bền vững không phải là khái niệm mới, tuy nhiên chưa bao giờ trở thành vấn đề mang tính sống còn như hiện nay. Khi mà biến đổi khi hậu diễn biến đáng lo ngại trên diện rộng, môi trường đang bị hủy hoại đến mức báo động, các nguồn lực tư nhiên đang có dấu hiệu suy giảm đáng kể. 

Đối với các doanh nghiệp, phát triển bền vững không chỉ là trách nhiệm xã hội và môi trường trong xu thế hội nhập, mà còn là ưu thế cạnh tranh trong việc đáp ứng yêu cầu của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới khi chọn đối tác.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 23
 Ông Võ Minh Nhựt, Tổng giám đốc Công ty NS BlueScope Vietnam

Các đòi hỏi về phát triển bền vững ngày càng trở nên bức thiết trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Các yêu cầu về tính bền vững trong sản xuất dần là đòi hỏi bắt buộc.

Trong bối cảnh chi phí sản xuất ngày càng tăng cao, thì lợi thế nhờ nhân công giá rẻ và chi phí thấp sẽ không tồn tại lâu, hiệu quả dài hạn trong chi phí sản xuất và năng xuất là bài toán các doanh nghiệp cần phải tính toán để tăng lợi thế cạnh tranh.

Với xu thế hội nhập thế giới và các yêu cầu nêu trên, các doanh nghiệp Việt Nam cần có cái nhìn dài hạn và phát triển bền vững hơn để chủ động tuân thủ các yêu cầu và chuẩn mực theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng uy tín và thương hiệu.

Đối với ngành dệt may và da giày, cơ hội khi tham gia các hiệp đinh thương mại tự do như TPP là rất lớn, thì yếu tố phát triển bền vững là điều tiên quyết giúp doanh nghiệp chủ động tận dụng cơ hội và xây dựng nền tảng cạnh tranh vững chắc.    

Thực tế, các đối tác mua hàng chính trong ngành dệt may và da giầy như Nike và Addidas, bền vững là yếu tố quạn trọng lựa chọn hay phát triển nhà cung cấp. Addidas áp dụng phân tích định kỳ các nhà cung cấp về các chỉ số xanh, trong đó quy định rõ ràng mục tiêu giảm năng lượng tiêu thụ, nước sạch và khí thải CO2. Đây là những chỉ tiêu, các nhà cung cấp phải đạt được theo lộ trình để tiếp tục là nhà cung cấp của Addidas.

Theo một tài liệu của Nike, công ty này đánh giá các nhà máy gia công của họ dựa trên 4 tiêu chí, bao gồm chất lượng, đơn giá, thời hạn giao hàng & sản xuất bền vững. Điều đặc biệt là 4 tiêu chí này có trọng số ngang nhau. 

Tương tự như Addidas, Nike cũng xác định cụ thể các chỉ tiêu giảm năng lượng tiêu thụ, nước sạch và khí thải CO2. Thậm chí, Nike còn có chiến lược xây dựng các cửa hàng và nhà máy sản xuất đạt chứng chỉ công trình xanh LEED của Mỹ để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững của mình.

Các yêu cầu và chỉ tiêu sản xuất bền vững ngày một rõ ràng từ phía đối tác mua hàng của ngành dệt may và da giầy Việt Nam. Tuy nhiên, đứng trên khía cạnh doanh nghiệp dệt may và da giầy trong xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, sản xuất bền vững không chỉ điều buộc phải làm, mà thực sự có lợi ích kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh lâu dài.

Để tận dụng cơ hội này thì công trình xanh thực sự là công cụ hữu hiệu để các doanh nghiệp dệt may và da giầy đạt các chỉ tiêu sản xuất bền vững, đáp ứng yêu cầu của đối tác và hưởng lợi từ hiệu quả lâu dàu từ công trình xanh đem lại.

Trước hết, công trình xanh được thiết kế theo tiêu chí tiết kiệm năng lượng & nước rất nghiêm ngặt, dẫn đến việc giảm đáng kể chi phí vận hành. Trung bình,  một công trình xanh tiết kiệm được khoảng 20% điện năng và 40% lượng nước sạch so với công trình bình thường.

Về lâu dài, công trình xanh sẽ giảm được rủi ro về chi phí vận hành trước giá điện & giá nước đều có xu hướng và lộ trình tăng liên tục trong thời gian gần đây.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 24 

Tại Việt Nam, theo kinh nghiệm của chuyên gia về công trình xanh thì các chi phí tăng thêm cho công trình xanh cũng tương tự như các nước. Thời gian hoàn vốn trung bình là 1-3 năm, ít có hạng mục có thời gian hoàn vốn trên 5 năm. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào cấp độ đầu tư ban đầu.

Ngoài ra, chi phí tăng thêm từ công trình xanh phụ thuộc nhiều vào đơn vị tư vấn công trình xanh. Các đơn vị tư vấn kinh nghiệm và năng lực đưa ra giải pháp công trình xanh với chi phí tăng thêm thấp nhất nhờ cân đối hợp lý các yếu tố để đạt tiêu chuẩn công trình xanh.

Đứng về khía cạnh kinh doanh, làm công trình xanh có thể tốn thêm chi phí nhưng đó hoàn toàn là đầu tư tăng thêm chứ không mất đi. Các chi phí tăng thêm của công trình xanh không phải là chi phí mà là đầu tư tăng thêm.

Các chi phí này sẽ đi vào các thiết bị giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành. Sau thời gian hoàn vốn, thường 1-5 năm, thì các thiết bị này là nhưng “cỗ máy” sinh lời cho chủ đầu tư.

Tuy nhiên, một thực tế là khái niệm và lợi ích của công trình xanh còn mới mẻ tại Việt Nam và đối với các doanh nghiệp ngành dệt may và da giầy. Trong khi đó thì các nước trong khu vực hay các tập đoàn dệt may nước ngoài lớn đầu tư tại Việt Nam như TAL, FGL, Hanes brands... từ lâu đã áp dụng tiêu chuẩn công trình xanh của Mỹ (LEED). Sở dĩ có điều này, một phần cũng là do thiếu sự tư vấn về lợi ích công trình xanh cho các doanh nghiệp tại Viêt Nam. 

11:59 24/03
Hội thảo bước vào phiên thảo luận.
Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 25 
13:17 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Khi tham gia TPP, có thể tiết kiệm được khoảng 2 tỷ USD tiền thuế mà hàng xuất khẩu dệt may đóng khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Vậy đối tượng nào sẽ hưởng lợi, các nhà nhập khẩu, xuất khẩu hay Chính phủ?

Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày & Túi xách Việt Nam (Lefaso):

Người hưởng lợi nhiều nhất chính là người dân các nước trong khối TPP. Cần chú ý, thuế nhập khẩu là khoản mà các nhà nhập khẩu của Hoa Kỳ phải trả, chứ không phải các DN xuất khẩu Việt Nam phải trả. Tuy nhiên, với các thành viên TPP hoặc các quốc gia có các hiệp định chi phối, thuế nhập khẩu giảm sẽ kéo theo giá bán giảm xuống, tạo nhu cầu tăng lên, từ đó tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, xuất khẩu phát triển và các ngành, dịch vụ đi theo cũng phát triển.

Ngoài ra, khi nói hiệp định ta nói nhiều về cơ hội, nhưng khi thực thi các hiêp định các DN Việt Nam cũng cần chú ý đến những thách thức, để tránh thiệt hại có khả năng xảy ra.

Thứ nhất, chuỗi giá trị có nhiều góc cạnh, có chuỗi giá trị chung thì còn có chuỗi giá trị riêng. Trước đây, chuỗi giá trị tập trung 4 yếu tố là thương hiêu, các nhà sản xuất, sản phẩm và phân phối nhưng tại một hội nghị ở Trung Quốc mới đây đưa ra là 7-9 yếu tố, trong đó các chuỗi đặc biệt có tên tuổi như Nike, adidas puma…, thì họ bắt đầu kiểm soát luôn phần nguyên liệu thô. Chẳng hạn như Victoria's Secret chỉ định nguyên liệu thô mua ở đâu.

Các buyer lớn cũng dần kiểm soát logicsstic, tức muốn xuất nhập khẩu phải thông qua các hãng mà họ chỉ định. Họ cũng kiểm soát luôn nhà sản xuất máy móc, nên sẽ không được mua các máy ở các hội chợ mà phải mua máy móc chỉ định, mới tạo được sự tương thích trong chuỗi của họ.

Ngắn gọn rằng, các chuỗi giá trị hiện đang khống chế . Do vậy, thay vì tìm cách mở rộng chuỗi giá trị thì các DN Việt Nam cũng nên tự tạo ra chuỗi giá trị. 

13:20 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Vậy với điều kiện ràng buộc của các buyer như vậy, so với các cam kết trong hiệp định có trái gì hay không?

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), Phó Trưởng đoàn phán TPP trả lời:

Quan điểm của các bên khi đàm phán TPP rất rõ ràng là không can thiệp vào hoạt động trực tiếp của doanh nghiệp. Do vậy, không có ràng buộc nào. Tuy vậy, để tạo môi trường đầu tư công khai, minh bạch và tránh tạo sự mất cân bằng giao dịch thì chỉ có một quy định có thể liên quan, đó là các thành viên TPP không được ra một yêu cầu nào mà buộc/cấm NĐT sử dụng công nghệ đó, tránh tạo rào cản thương mại trá hình. 

13:35 24/03

TS Nguyễn Anh Tuấn: TPP có khả năng 2018 hoặc xa hơn mới có hiệu lực, trong khi đó, tháng 6 này, Hoa Kỳ đã giao quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) trong lĩnh vực da giày, túi xách cho một số nước như Indonesia, Philipines, Thái Lan… nên các ngành này, đặc biệt túi xách bị ảnh hưởng rất nặng bởi chính sách này. Tôi cho rằng, hiện ta đang nghĩ cứ vào TPP thì  2 ngành dệt may và da giày xuất đi đều được hưởng thuế suất. Nhưng tôi muốn làm rõ, nếu chúng ta không đáp ứng được điều kiện thì sẽ phải đóng mức thuế cao hơn nhất nhiều lần. Kể cả như EU, hiện Việt Nam đang được hưởng GSP, nhưng nếu không đáp ứng được các điều kiện khi hiệp định thương mại có hiệu lực thì sẽ phải chịu thuế chứ không được hưởng GSP. 

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 26

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), Phó Trưởng đoàn phán TPP trả lời:

Ngành dày gia xuất khẩu sang EU rất nhiều, một trong những lý do là có chương trình có ưu đãi thuế quan, nhưng riêng với Hoa Kỳ thì khi ký hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có ghi nội dung là sẽ bàn và Hoa Kỳ phấn đấu dành cho Việt Nam có ưu đãi. Dù tích cực thực hiện, nhưng đã thất bại vì điều kiện tiên quyết, đặc biệt là về về lao động và cơ bản là cao hơn điều kiện trong TPP.

Chương trình GSP ưu đãi thấp hơn nhiều so với ưu đãi mà Hoa Kỳ dành cho cá nước đã ký hiệp định thương mại tự do và là chương trình đơn phương, không ổn định, họ có thể rút lại vào bất kỳ thời điểm nào. Quốc hội Hoa Kỳ đã nhiều lần rút lại chính sách này. Nếu DN Việt Nam xuất khẩu dựa vào những ưu đãi không ổn định như vậy sẽ có nhiều rủi ro lớn cho DN.

Còn với TPP, ưu đãi lớn hơn, mang tính ổn định, cam kết vĩnh viễn. 

14:14 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Cơ hội mở rộng thị trường, riêng với dệt may, đến 2020 có thể kim ngạch xuất khẩu sang các nước nội khối là 50 tỷ USD. Một khi gia tăng xuất khẩu thì đòi hỏi giải quyết các vấn đề trong nước như lao động, nhiều vấn đề liên quan sản xuất.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas:

Có 5 yếu tố giúp ngành dệt may Việt Nam đạt được kết quả trong những năm qua.

Thứ nhất, không có WTO thì ngành dệt may không có cơ hội phát triển, không có mức tăng trưởng 17-18%/năm như hiện nay. 

Thứ hai, trong công nghiệp dệt may, trước WTO, Chính phủ ban hành nghị định 55, có nội dung hỗ trợ cho ngành DN dệt may trong 3 năm được hưởng lãi suất trong việc đầu tư chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu dệt may. Trong giai đoạn này đã tạo ra rất nhiều nhà máy sợi dệt nhuộm. 

Thứ ba, thành công của dệt may trong quá trinh hội nhập và đàm phán, thì duy nhất hiệp định TPP là hiệp hội cử cán bộ đi theo ngay từ đầu. Sự quan tâm chung của dệt may Việt Nam có đặc trưng riêng. Sự chuyển dịch công nghiệp của Việt Nam về vùng sâu đến nay tôi thấy dệt may là những dự án có tuổi thọ và phát triển được.

 Thứ tư, tác động đến chiến lược phát triển, nguồn lực, con ngươi, không có WTO thì nay không có dội ngũ cán bộ, quản lý. Chính vì vậy, hai trường đại học trước đây đào tạo dệt may là Bách Khoa và Tổng hợp, quá khó nên sinh viên không vào nhưng nay sinh viên tham gia vào các khoa này rất đông. Là tín hiệu đã thấy được lợi ích của 2 ngành này. 

Thứ năm, chiến lược phát triển dệt may trình Chính Phủ đã vượt kế hoạch. Chúng tôi đặt mục tiêu năm 2016 đạt khoảng 32 tỷ USD xuất khẩu.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 27
Doanh nghiệp trả lời phỏng vấn các đài truyền hình bên lề Hội thảo

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Còn vấn đề giải quyết thách thức về lao động, trong việc mở rộng quy mô sản xuất?

Ông Giang: Việt Nam không còn lợi thế cạnh tranh lao động giá rẻ mà dựa trên 3 trụ cột. 

Thứ nhất, phát triển công nghiệp phụ trợ, cung cấp tại chỗ. Những năm qua, cả doanh nghiệp trong nước lẫn DN FDI đã đầu tư hàng loạt nhà máy sợi, dệt, nhuộm. 

 Thứ hai, công nghệ và quan trị tiên tiến đã được áp dụng không chỉ trong ngành may mà còn trong dệt, sợi. 

 Thứ ba, đã được các nhà máy lớn như ở Mỹ, EU, Nhật, Hàn QUốc…đưa vào công nghệ quản trị hệ thống. Chỉ cần ngồi tại văn phòng nước họ cũng đã biết được các công đoạn từ nhập kho, vận chuyển, đóng gói...tới đâu. 

Với 3 trụ cột này, tôi tin, VIệt Nam sẽ cạnh tranh được. Những nước đối thủ của Việt Nam đang chuyển dịch đầu tư vào đây, không nên phân biệt FDI hay trong nước mà cần xem lợi ích họ mang đến Việt Nam là gì, chính là công nghệ phát triển dệt may, vấn đề công ăn việc làm, các dịch vụ liên quan, phụ trợ khác.

Ông Kiệt: chuỗi giá trị hiểu theo nghĩa khả năng lan tỏa được công nghiệp phụ trợ. Để một nhà máy giày dịch chuyển sang các nước khác là rất khó, bởi họ đã bám sâu ở thị trường Việt Nam, họ mua được phụ liệu trong nước, làm các công đoạn đóng giày từ A tới Z. Còn với balo, vật tư nhập ở Trung Quốc, phụ liệu nhập ở Thái Lan, nên di chuyển rất dễ, chỉ cần quyết định mua là di chuyển được. Do vậy, điều kiện tiên quuyết để phát triển bền vững là tạo ra chuỗi giá trị ngay tại Việt Nam thì các DN, các nhà máy mới không di chuyển sang nước khác.

14:25 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Còn vấn đề tiếp cận tín dụng đã thuận lợi?

Ông Giang: các DN đừng nên kêu về không vay được vốn, lãi cao. Vấn đề là dự án trình bày có thưc sự thuyết phục. Các dự án lớn không khó, cái khó là với các DN vừa và nhỏ, quy mô tài sản nhỏ, không biết cách trình bày dự án thuyết phục. Quan trọng không là lãi suất ngân hàng, quan ngại là khi đầu tư xác định thị trường ở đâu, dòng sản phẩm ở đâu. 

Ông Kiệt: ngành da giày có đặc thù riêng, các DN vừa và nhỏ là đối tượng bị thiệt thòi nhất trong cuộc chơi này, các chuỗi lớn đã lôi kéo được các nhà cung ứng từ các nước Trung Quốc, Thái Lan về đây và đầu tư. Và họ đã kiểm soát trên 55% nên họ sẽ hưởng ngay ưu đãi  thuế 0% khi TPP có hiệu lực. 

Thứ hai, các DN trong nước vẫn đang loay hoay, vi không phải cứ sản xuất trong nước cho giày 50% mà còn có những nguyên phụ liệu riêng biệt cho mỗi nhãn hàng đó thôi, có muốn mua thì cũng không bán. Vấn đề tiếp cận vốn chỉ là việc nhỏ, họ còn rất nhiều vấn đề như công nghệ, nhân sự, tay nghề…

14:42 24/03
Đại diện doanh nghiệp: chính sách vay USD có điều chỉnh, ngân hàng có các gói sản phẩm nào?

Bà Phan Thị Hồng Điệp, Phó phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng Vietinbank:

Chính sách cho vay USD sẽ có điều chỉnh khi Thông tư 24 có hiệu lực, một số đối tượng được vay USD sẽ không tiếp tục được vay nữa. Lãi suất cho vay VND và USD rất chênh nhau, ảnh hưởng ngay đến lợi nhuận DN. Vietinbank đã xây dựng nhiều sản phẩm phù hợp, chẳng hạn sản phẩm vay VND nhưng lãi suất tương tự đồng USD.

Tôi cũng muốn nói rằng, ngân hàng cũng có vai trờ trong việc gắn kết, kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ  với các DN lớn, hay DN chính với các nhà phân phối thông qua các quan hệ tín dụng. Ngân hàng có thể cung cấp tín dụng cho saler hay dựa trên mối quan hệ với các buyer để cung cấp dịch vụ tín dụng dưới hình thức tài trợ thương mạihay chiết khấu..., qua đó giúp gắn kết mỗi quan hệ giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị. 
14:56 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Làm gì cải thiện vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu?

Ông Giang: Điều tôi băn khoăn nhất là lợi ích từ hiệp định thương mại mang lại nhưng nhiều DN rất thờ ơ, đến giờ này vẫn có nhiều DN chưa hiểu kỹ về TPP hay các FTA. 

Thứ hai, đặc điểm của các DN Việt Nam là không thể xây dựng được chuỗi liên kết chặt chẽ. Thiếu tiếng nói chung, thiếu người trụ cột trong tiếng nói chung. Tôi cho rằng, đó là vấn đề tồn tại và cần xử lý. 

Thứ ba, khi các DN gặp vướng mắc các hợp đồng thương mại với đối tác nước ngoài, thì khi đó họ mới tìm tới hiệp hội để hỏi hướng xử lý. Qua đó cho thấy, các DN đang quá thờ ơ với cái ta đang có, trong khi đó, các DN FDI tạo thành những khối rất đoàn kết

Thứ tư, công tác truyền tải thông tin đến các nhà quản trị DN chưa mang tính toàn diện, mà chỉ ở góc độ những gì nóng nhất, chưa nói đến thách thức, cần làm gì. Truyền thông cũng cần vào cuộc, làm rõ, đưa thông tin rõ để các doanh nghiệp nhận thức được trong chuỗi cung ứng toàn cầu này phải có các DN vừa và nhỏ thì như vậy mới thành công.

Nếu DN vừa và nhỏ không đứng cùng khối DN lớn thì các buyer không bao giờ đánh giá tiêu chuẩn của nhà xưởng để họ đặt đơn hàng, mà cần phải có chuỗi từ nguyên, phụ liệu đến chuỗi sản xuất may, cho đến chuỗi cung ứng ở Việt Nam. 

15:15 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Theo góc nhìn tiếp cận và tư vấn nhiều NĐT NN thì phân khúc nào mà các NĐTNN quan tâm?

TS. Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Viêt Nam:

Khi tiếp xúc các khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài, họ thường nhấn mạnh tới các DN theo chuẩn quốc tế, như chuẩn mực về quản trị DN, hệ thống công nghệ thông tin... Do vậy, không thể nói tôi là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì tôi làm theo cách của tôi. 

Tôi thấy mừng vì các nhà đầu tư nước ngoài hiện đang quan tâm thị trường Việt Nam, một phần do công tác truyền thông Mỹ và nước khác, kể cả khi TPP chưa ký kết thì họ cũng đã đưa nhận định Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Đây là điều kích thích nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới Việt Nam. 

Cái đang thiếu ở Việt Nam là công nghiệp phụ trợ, các DN, nhà đầu tư nước ngoài có thể tự đầu tư hoặc liên kết các công ty trong nước.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 28
 TS. Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Viêt Nam

Vậy làm sao liên kết?

Ông Ái: Khi Việt Nam tham gia TPP và ký các FTA, chúng tôi đã chuẩn bị cả chương trình để giới tthiệu cơ hội đầu tư vào Việt Nam tới các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng tôi cũng chuẩn bị có những chuyến sang Mỹ, châu Âu, Nhật Bản để gới thiệu và không chỉ công việc của Nhà nước, mà của bản thân mỗi DN.

Tôi mong muốn, DN nào muốn được hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài, bằng nhiều hình thức như góp vốn, công nghệ, là nhà cung cấp…, thì chúng tôi sẵn sàng làm cầu nối.

Anh Giang: Hiện doanh nghiệp chúng tôi đang liên doanh với một DN Hồng Kông, một DN Nhật Bản (chiếm 30% vốn). Khi chúng tôi có ý định thoái vốn 15%, đích thân CEO của DN này bày tỏ không muốn chúng tôi thoái vốn. Đơn giản vì họ cần người Việt Nam đứng ở góc độ người Việt Nam để quản lý, hiểu rõ văn hóa Việt Nam, cập nhật và hiểu rõ chính sách từ đó tạo động lực phát triển cho DN. Các DN FDI cần các DN Việt Nam. 

Nội dung tường thuật

09:52 24/03

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), nguyên Tổng Biên tập Báo Đầu tư cho biết, lĩnh vực dệt may và da giày, là 2 ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được Việt Nam chú trọng trong đàm phán TPP.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 29
 TS. Nguyễn Anh Tuấn

Với việc gia nhập TPP, kỳ vọng hai ngành sẽ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và gia tăng xuất khẩu… tuy vậy, để tận dụng cơ hội, hội nhập thành công các doanh nghiệp Việt Nam phải  nhìn thẳng vào chính mình, thay đổi từ tư duy đến hành động để có thể nắm được những cơ hội hội nhập mới.

Hội thảo sẽ tập trung đánh giá tác động của Hiệp định TPP đối với lĩnh vực dệt may và da giày; phân tích các nút thắt ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong ngành và thảo luận các giải pháp để tháo gỡ các điểm nghẽn và tận dụng các cơ hội mang lại từ Hiệp định TPP đối với ngành dệt may và da giày.

10:03 24/03

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), Phó trưởng đoàn phán TPP:

Về mặt thị trường, Việt Nam đã từng “bị phân biệt đối xử” bởi tham gia cuộc chơi sau cùng. Hiện tại, cách chơi trên thế giới đã thay đổi, có những sân chơi ưu đãi riêng từng ngành với nhau. Nếu Việt Nam tiếp tục chậm chân thì không khéo lại tiếp tục bị phân biệt đổi xử, vì khi đó các nước đã có những FTA với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Đơn cử, Baladesh, Campuchia xuất khẩu vào thị trường EU với thuế suất 0%, trong khi Việt Nam chịu mức thuế 5%. Tuy nhiên, với TPP, lần đầu tiên Việt Nam đi trước.

Đây là hiệp định điển hình trong chuỗi hiệp định thương mại tự do được ký kết trong năm 2015. Nói đến hiệp định thương mại tự do thì quan tâm hai vấn đề lớn: các nước mở cửa với nhau như thế nào và quy tắc mở cửa thị trường ra sao?

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 30
Hội thảo thu hút sự quan tâm của hàng trăm lãnh đạo doanh nghiệp

Về quy tắc, có khá nhiều quy tắc trong TPP, như xuất xứ, giám sát. Dệt may là một trong những nội dung đàm phán khó khăn nhất vì đây là ngành được Hoa Kỳ bảo hộ nhiều. Trong đó, quy tắc xuất xứ từ sợi rất chặt chẽ nhưng cũng linh hoạt. Quy tắc này có thể bước đầu gây thách thức cho ngành dệt may, da giày VIệt Nam, nhưng nếu đáp ứng được, Việt Nam có khả năng chuyển lên chuỗi giá trị cao hơn, chủ động hơn về nguyên liệu và khi đó lợi ích cũng nhiều hơn.

Quy tắc giám sát cũng cần được chú ý, tránh trường hợp “tuồn” hàng từ nước khác sang. Ngoài ra, còn có quy định về cấp giấy chứng nhận xuất xứ với mục đích tạo thuận lợi cho doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể tự nhận xuất xứ, thuận lợi là chủ động ,nhưng thách thức là doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về hồ sơ. Đặc biệt, tham gia TPP, lần đầu tiên Việt Nam tham gia có nội dung về lao động và về môi trường, có biện pháp trừng trị thương mại nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 31
 Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương)

Đối với lộ trình thuế quan, hai ngành này đang đóng thuế rất cao, nhất là thị trường Hoa Kỳ, mỗi năm ngành dệt may đóng thuế xuất khẩu vào thị trường này khoảng 2 tỷ USD, da giày khoảng 400 triệu USD, tổng số thuế Việt Nam đóng lớn hơn tổng các nước thành viên TPP khác. Nếu đáp ứng được quy tắc xuất xứ thì các nước sẽ giảm thuế cơ bản về 0, sẽ là thuận lợi lớn cho VIệt Nam. 

Thách thức phát triển hai ngành này là rất lớn, nhất là theo cam kết hội nhập, Chính Phủ Việt Nam sẽ không còn trợ cấp cho các doanh nghiệp dệt may nữa, do vậy, ngoài các chương trình trợ cấp của Nhà nước nói chung với các ngành trong đó có dệt may thì sẽ không có chương trình hỗ trợ riêng cho ngành này. Thời gian qua hai ngành này đã phát triển tốt về quy mô, số lượng và cả chất lượng. Dệt may, da giày được xem là mang lại lợi ích cốt lõi từ TPP, kỳ vọng sẽ tiếp tục có sự cải thiện để phát triển hơn nữa. 

10:04 24/03

Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu, tham gia TPP là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng...

Lợi thế của Việt Nam sẽ gia tăng, tạo cú huých lớn đối với xuất khẩu, đặc biệt kim ngạch xuất khẩu dệt may, da giày kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, cơ hội thành hiện thực hóa nếu có sự chuẩn bị kỹ càng để đáp ứng tiêu chí cao của TPP, các vấn đề cần giải quyết như năng lực cạnh tranh, tỷ lệ nội địa hóa…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong luật này, chúng tôi có đưa ra chương hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào cụm liên kết ngành. Dệt may và da giày là 2 ngành có quy mô lớn trong tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam và dự kiến gia tăng hơn nữa từ. Đây là cơ hội lớn có các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ đi theo. Muốn làm được điều này thì phải xây dựng cụm liên kết ngnành, khái niệm kinh tế không mới nhưng ở Việt Nam chưa nhiều và nhận thức chưa đầy đủ, nếu nói đến chuỗi giá trị mà không bàn đến liên kết ngànhthì đưa vào đúng vấn đề.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 33
 Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông

Khái niệm liên kết ngành nằm ở 2 dạng thức, thứ nhất là các doanh nghiệp cùng ngành có sự tập trung nhất định về địa lý trong cùng một vùng. Điều này phụ thuộc về chính sách, quy hoạch của Nhà nước. Khi đó, các doanh nghiệp có sự tương tác lẫn nhau, sử dụng dịch vụ tương hỗ sẽ tạo hiệu quả cao hơn. 

Thứ hai, những công nghiệp phụ trợ bám sát theo ngành đó, trong suốt cả chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm đó.

Lấy đơn cử trong ngành da giày, nút thắt ở khâu thuộc da xả nước thải ra môi trường rất lớn. Tuy nhiên, công nghệ xử lý nước thải của Việt Nam đạt trình độ quốc tế và đủ năng lực cạnh tranh. Nếu Việt Nam xử lý được nước thải để có thể làm được thuộc da, từ đó tạo ra nhiều việc làm, khi đó không chỉ gia tăng xuất khẩu mà gia tăng cả các chuỗi giá trị ở sau. 

 

10:35 24/03

GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE:

Trong chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may, khâu có lợi nhuận cao nhất là thiết kế mẫu, cung cấp nguyên phụ liệu và thương mại. Tuy nhiên, khoảng 90% doanh nghiệp may mặc của Việt Nam tham gia sản xuất sản phẩm cuối cùng với giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị.

Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may 27,5 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu 14 tỷ USD. Từ sản xuất trong nước: 7 tỷ USD nguyên phụ liệu và 6,5 tỷ USD tiền công. Những con số này cho thấy giá trị gia tăng thấp.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phân tích thực trạng dựa trên chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may để khắc phục nhược điểm, tham gia có hiệu quả hơn. Ngoài ra, tạo liên kết theo chiều dọc trên cơ sở phân công hợp tác bền vững với chiến lược dài hạn. Nhược điểm về liên kết, hợp tác là điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần khắc phục.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 34
GS. TSKH Nguyễn Mại

Đối với hiệp hội ngành hàng, cần tổ chức mối quan hệ hợp tác nội bộ ngành theo mô hình khu công nghiệp chuyên biệt về dệt may. Tổ chức tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm tại từng thị trường chủ yếu để gia tăng lợi nhuận.

Tôi không  ủng hộ quá nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào dệt nhuộm, thay vào đó, Chính phủ  cần có chính sách hỗ trợ về kinh tế, tín dụng, thuế cho các doanh nghiệp trong nước để có thể tự làm dệt nhuộm. Ngoài ra, Chính phủ cần có chỉ đạo các địa phương thống nhất hành động trong việc lựa chọn các dự án FDI về dệt may, da giày.

Chỉ đạo rõ ràng hơn về việc hình thành các khu công nghiệp chuyên biệt, hiện có hơn 360 khu công nghiệp, nhưng mô hình gần nhau, chưa có sự chuyên biệt.

Thường xuyên lắng nghe và giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp để tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do.

10:40 24/03
Bà Đặng Phương Dung, Cố vấn Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas):

Không một đất nước nào có thể sản xuất sản phẩm từ A tới Z. Do vậy, nhờ các hiệp định thương mại đa phương, song phương thì tạo ra các chuỗi giá trị từ việc sử dụng lợi thế cạnh tranh các nước.

Hiểu đơn giản là chuyên môn hóa, có quốc gia thì sản xuất bông, quốc gia nhập bông sản xuất sợi, rồi có quốc gia nhập khẩu sợi để sản xuất vải. Miễn sao có sản phẩm cuối cùng khi xuất khẩu có được lợi thế cạnh tranh.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 35
 Bà Đặng Phương Dung

Trong quá trình phát triển, trên thế giới hình thành 5 khu vực nhập khẩu chính và 5 khu vực xuất khẩu chính. Những nước kém và đang phát triển là những nước xuất khẩu chính, còn những nước phát triển là nhập khẩu chính.

Ở Việt Nam, khâu bông không chủ động được, dù Vinatex đã sử dụng nhiều giải pháp, như lập nông trang trồng bông, nhưng thực tế là diện tích trông bông đang thu hẹp và chỉ tự đáp ứng được 1% nhu cầu.

Khâu sợi khá phát triển, nhưng dệt thì chưa phát triển tương xứng, do vậy, sợi làm ra thì xuất khẩu hơn 70%, sử dụng trong nước chỉ 30%. Dệt phấn đấu 1,5 tỷ m2/năm nhưng nhu cầu về vải lại cao hơn rất nhiều, 8 tỷ m2/năm. Đặc biệt, khâu nhuộm hoàn tất đang là khâu rất yếu của ngành dệt may Việt Nam. 

10:44 24/03
Bà Đặng Phương Dung:

Năm 2015, xuất khẩu dệt may đạt 27 tỷ USD, nhưng nhập khẩu cũng rất lớn, mặc dù tỷ lệ nội địa hóa đã tăng, đạt khoảng 51%, nhưng việc nhập khẩu vẫn phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. 

Trong chuỗi giá trị toàn cầu, theo chuỗi giá trị từ thiết kế đến máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu, cắt may rồi xuất khẩu và phân phối, thì dệt may Việt Nam đang ở đáy của giá trị. Xuất khẩu 27 tỷ USD nhưng giá trị gia tăng con số này là rất nhỏ.

Điểm lại những hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia trước đây, chủ yếu yêu cầu xuất xứ từ vải, thì tỷ lệ khai thác được ưu đãi về thuế quan là vô cùng thấp, trừ FTA Hàn Quốc chỉ yêu cầu cắt may, tỷ lệ sử dụng được thuế ưu đãi là 85-90%, nhưng chủ yếu cũng là các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc khai thác được nhiều hơn. 

10:49 24/03
Bà Đặng Phương Dung:
Dù thấy được điểm mạnh, điểm yếu nhưng việc dịch chuyển dệt may Việt Nam lên tầng cao hơn vẫn gặp hạn chế. Đơn cử, trong dệt, thách thức vẫn là thị trường, kỹ thuật, xử lý nước thải. Mặc dù hiện đang kêu gọi, thu hút vốn FDI vào dệt nhuộm, nhưng vấn đề ở đây là đa phần các địa phương, đặc biệt những địa phương đang phát triển như Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương... đều "lắc đầu".

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nỗ lực, cố gắng vươn lên phần cao hơn trong chuỗi giá trị bằng cách phát triển thiết kế (đã có nhiều buổi trình diễn thời trang của các nhà thiết kế riêng lẻ, thực tế cho thấy sự phối hợp giữa đội ngũ thiết kế với các nhà sản xuất còn kém, làm sao để phối hợp tạo sản phẩm bán được). Ngoài ra, cần xây dựng thương hiệu và phát tiển hệ thống phân phối. 

Vấn đề khai thác lợi thế từ các FTA, TPP mang lại và đặc biệt khi tham gia chuỗi cung ứng. Cần ý thức được cho các doanh nghiệp, bên cạnh các doanh nghiệp đã làm thương hiệu, thì các doanh nghiệp gia công, may cần phải chuyển phương thức gia công sang ODM, OBM.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 36
10:55 24/03

Bà Phan Thị Hồng Điệp, Phó phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng Vietinbank:

VietinBank đã xếp ngành dệt may vào nhóm ngành hàng trọng điểm cần gia tăng thị phần, được ưu tiên cấp tín dụng tại VietinBank.
Dư nợ cấp cho các doanh nghiệp trong ngành luôn tăng trưởng qua các thời kỳ. Nhiều công ty, tập đoàn dệt may lớn đều là khách hàng truyền thống của VietinBank, 27 đơn vị trên tổng số 33 đơn vị thành viên của Vinatex là khách hàng của VietinBank.

Đến hết tháng 31/12/2015, dư nợ cho ngành tại VietinBank tăng 32% so với cùng kỳ năm 2014. Chính sách khách hàng của VietinBank được triển khai theo hướng giảm lãi suất cho vay khách hàng, thủ tục phê duyệt linh hoạt, thuận tiện để hỗ trợ khách hàng tốt có thêm lợi thế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gia tăng dư nợ tín dụng và sử dụng sản phẩm dịch vụ tại VietinBank.

VietinBank có những nhóm sản phẩm đồng bộ, từ công tác quản lý vốn, tín dụng đến mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may tăng trưởng, phát triển.

Nhiều doanh nghiệp dệt may cho biết, thách thức lớn nhất của ngành dệt may khi Việt Nam hội nhập chính là nguồn vốn không đủ để họ trụ vững và cạnh tranh. Trong thời gian qua, VietinBank đã tham gia tài trợ vốn và đồng hành cùng các doanh nghiệp dệt may và da giầy trong và ngoài nước trong các chương trình thúc đẩy kinh doanh, các dự án trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội.

Trong định hướng kinh doanh sắp tới của Vinatex, Tập đoàn sẽ tham gia đầu tư các chuỗi sản xuất liên hợp bao gồm từ khâu kéo sợi, dệt, nhuộm và may mặc tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (dự kiến quy mô đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng) vào tháng 04/2015 và VietinBank sẽ là ngân hàng tài trợ dự án này (dự kiến tài trợ 1050 tỷ đồng).

Ngoài ra, đối với dự án may mặc của Vinatex, VietinBank cũng sẽ là ngân hàng tài trợ cho dự án may tại Tuyên Quang với tổng mức đầu tư khoảng trên 240 tỷ đồng.

Bên cạnh việc tài trợ cho dự án của Vinatex, VietinBank còn tiếp cận và cung cấp các sản phẩm dịch vụ toàn diện cho các tổng công ty của tập doàn này như Tổng công ty Phong Phú, Hòa Thọ, May 10, May Hưng Yên, Dệt May Hà Nội, Dệt may Nam Định, May Nhà Bè...

11:03 24/03

Ông Võ Minh Nhựt, Tổng giám đốc Công ty NS BlueScope Vietnam:

Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam nên không chỉ quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh của mình mà cần quan tâm tới các vấn đề ảnh hưởng toàn cầu. Một trong số đó là các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu được quan tâm tại Hội nghị chống biến đổi khí hậu COP Paris năm 2015.

Phát triển bền vững không phải là khái niệm mới, tuy nhiên chưa bao giờ trở thành vấn đề mang tính sống còn như hiện nay. Khi mà biến đổi khi hậu diễn biến đáng lo ngại trên diện rộng, môi trường đang bị hủy hoại đến mức báo động, các nguồn lực tư nhiên đang có dấu hiệu suy giảm đáng kể. 

Đối với các doanh nghiệp, phát triển bền vững không chỉ là trách nhiệm xã hội và môi trường trong xu thế hội nhập, mà còn là ưu thế cạnh tranh trong việc đáp ứng yêu cầu của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới khi chọn đối tác.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 37
 Ông Võ Minh Nhựt, Tổng giám đốc Công ty NS BlueScope Vietnam

Các đòi hỏi về phát triển bền vững ngày càng trở nên bức thiết trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Các yêu cầu về tính bền vững trong sản xuất dần là đòi hỏi bắt buộc.

Trong bối cảnh chi phí sản xuất ngày càng tăng cao, thì lợi thế nhờ nhân công giá rẻ và chi phí thấp sẽ không tồn tại lâu, hiệu quả dài hạn trong chi phí sản xuất và năng xuất là bài toán các doanh nghiệp cần phải tính toán để tăng lợi thế cạnh tranh.

Với xu thế hội nhập thế giới và các yêu cầu nêu trên, các doanh nghiệp Việt Nam cần có cái nhìn dài hạn và phát triển bền vững hơn để chủ động tuân thủ các yêu cầu và chuẩn mực theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng uy tín và thương hiệu.

Đối với ngành dệt may và da giày, cơ hội khi tham gia các hiệp đinh thương mại tự do như TPP là rất lớn, thì yếu tố phát triển bền vững là điều tiên quyết giúp doanh nghiệp chủ động tận dụng cơ hội và xây dựng nền tảng cạnh tranh vững chắc.    

Thực tế, các đối tác mua hàng chính trong ngành dệt may và da giầy như Nike và Addidas, bền vững là yếu tố quạn trọng lựa chọn hay phát triển nhà cung cấp. Addidas áp dụng phân tích định kỳ các nhà cung cấp về các chỉ số xanh, trong đó quy định rõ ràng mục tiêu giảm năng lượng tiêu thụ, nước sạch và khí thải CO2. Đây là những chỉ tiêu, các nhà cung cấp phải đạt được theo lộ trình để tiếp tục là nhà cung cấp của Addidas.

Theo một tài liệu của Nike, công ty này đánh giá các nhà máy gia công của họ dựa trên 4 tiêu chí, bao gồm chất lượng, đơn giá, thời hạn giao hàng & sản xuất bền vững. Điều đặc biệt là 4 tiêu chí này có trọng số ngang nhau. 

Tương tự như Addidas, Nike cũng xác định cụ thể các chỉ tiêu giảm năng lượng tiêu thụ, nước sạch và khí thải CO2. Thậm chí, Nike còn có chiến lược xây dựng các cửa hàng và nhà máy sản xuất đạt chứng chỉ công trình xanh LEED của Mỹ để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững của mình.

Các yêu cầu và chỉ tiêu sản xuất bền vững ngày một rõ ràng từ phía đối tác mua hàng của ngành dệt may và da giầy Việt Nam. Tuy nhiên, đứng trên khía cạnh doanh nghiệp dệt may và da giầy trong xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, sản xuất bền vững không chỉ điều buộc phải làm, mà thực sự có lợi ích kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh lâu dài.

Để tận dụng cơ hội này thì công trình xanh thực sự là công cụ hữu hiệu để các doanh nghiệp dệt may và da giầy đạt các chỉ tiêu sản xuất bền vững, đáp ứng yêu cầu của đối tác và hưởng lợi từ hiệu quả lâu dàu từ công trình xanh đem lại.

Trước hết, công trình xanh được thiết kế theo tiêu chí tiết kiệm năng lượng & nước rất nghiêm ngặt, dẫn đến việc giảm đáng kể chi phí vận hành. Trung bình,  một công trình xanh tiết kiệm được khoảng 20% điện năng và 40% lượng nước sạch so với công trình bình thường.

Về lâu dài, công trình xanh sẽ giảm được rủi ro về chi phí vận hành trước giá điện & giá nước đều có xu hướng và lộ trình tăng liên tục trong thời gian gần đây.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 38 

Tại Việt Nam, theo kinh nghiệm của chuyên gia về công trình xanh thì các chi phí tăng thêm cho công trình xanh cũng tương tự như các nước. Thời gian hoàn vốn trung bình là 1-3 năm, ít có hạng mục có thời gian hoàn vốn trên 5 năm. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào cấp độ đầu tư ban đầu.

Ngoài ra, chi phí tăng thêm từ công trình xanh phụ thuộc nhiều vào đơn vị tư vấn công trình xanh. Các đơn vị tư vấn kinh nghiệm và năng lực đưa ra giải pháp công trình xanh với chi phí tăng thêm thấp nhất nhờ cân đối hợp lý các yếu tố để đạt tiêu chuẩn công trình xanh.

Đứng về khía cạnh kinh doanh, làm công trình xanh có thể tốn thêm chi phí nhưng đó hoàn toàn là đầu tư tăng thêm chứ không mất đi. Các chi phí tăng thêm của công trình xanh không phải là chi phí mà là đầu tư tăng thêm.

Các chi phí này sẽ đi vào các thiết bị giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành. Sau thời gian hoàn vốn, thường 1-5 năm, thì các thiết bị này là nhưng “cỗ máy” sinh lời cho chủ đầu tư.

Tuy nhiên, một thực tế là khái niệm và lợi ích của công trình xanh còn mới mẻ tại Việt Nam và đối với các doanh nghiệp ngành dệt may và da giầy. Trong khi đó thì các nước trong khu vực hay các tập đoàn dệt may nước ngoài lớn đầu tư tại Việt Nam như TAL, FGL, Hanes brands... từ lâu đã áp dụng tiêu chuẩn công trình xanh của Mỹ (LEED). Sở dĩ có điều này, một phần cũng là do thiếu sự tư vấn về lợi ích công trình xanh cho các doanh nghiệp tại Viêt Nam. 

11:59 24/03
Hội thảo bước vào phiên thảo luận.
Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 39 
13:17 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Khi tham gia TPP, có thể tiết kiệm được khoảng 2 tỷ USD tiền thuế mà hàng xuất khẩu dệt may đóng khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Vậy đối tượng nào sẽ hưởng lợi, các nhà nhập khẩu, xuất khẩu hay Chính phủ?

Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày & Túi xách Việt Nam (Lefaso):

Người hưởng lợi nhiều nhất chính là người dân các nước trong khối TPP. Cần chú ý, thuế nhập khẩu là khoản mà các nhà nhập khẩu của Hoa Kỳ phải trả, chứ không phải các DN xuất khẩu Việt Nam phải trả. Tuy nhiên, với các thành viên TPP hoặc các quốc gia có các hiệp định chi phối, thuế nhập khẩu giảm sẽ kéo theo giá bán giảm xuống, tạo nhu cầu tăng lên, từ đó tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, xuất khẩu phát triển và các ngành, dịch vụ đi theo cũng phát triển.

Ngoài ra, khi nói hiệp định ta nói nhiều về cơ hội, nhưng khi thực thi các hiêp định các DN Việt Nam cũng cần chú ý đến những thách thức, để tránh thiệt hại có khả năng xảy ra.

Thứ nhất, chuỗi giá trị có nhiều góc cạnh, có chuỗi giá trị chung thì còn có chuỗi giá trị riêng. Trước đây, chuỗi giá trị tập trung 4 yếu tố là thương hiêu, các nhà sản xuất, sản phẩm và phân phối nhưng tại một hội nghị ở Trung Quốc mới đây đưa ra là 7-9 yếu tố, trong đó các chuỗi đặc biệt có tên tuổi như Nike, adidas puma…, thì họ bắt đầu kiểm soát luôn phần nguyên liệu thô. Chẳng hạn như Victoria's Secret chỉ định nguyên liệu thô mua ở đâu.

Các buyer lớn cũng dần kiểm soát logicsstic, tức muốn xuất nhập khẩu phải thông qua các hãng mà họ chỉ định. Họ cũng kiểm soát luôn nhà sản xuất máy móc, nên sẽ không được mua các máy ở các hội chợ mà phải mua máy móc chỉ định, mới tạo được sự tương thích trong chuỗi của họ.

Ngắn gọn rằng, các chuỗi giá trị hiện đang khống chế . Do vậy, thay vì tìm cách mở rộng chuỗi giá trị thì các DN Việt Nam cũng nên tự tạo ra chuỗi giá trị. 

13:20 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Vậy với điều kiện ràng buộc của các buyer như vậy, so với các cam kết trong hiệp định có trái gì hay không?

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), Phó Trưởng đoàn phán TPP trả lời:

Quan điểm của các bên khi đàm phán TPP rất rõ ràng là không can thiệp vào hoạt động trực tiếp của doanh nghiệp. Do vậy, không có ràng buộc nào. Tuy vậy, để tạo môi trường đầu tư công khai, minh bạch và tránh tạo sự mất cân bằng giao dịch thì chỉ có một quy định có thể liên quan, đó là các thành viên TPP không được ra một yêu cầu nào mà buộc/cấm NĐT sử dụng công nghệ đó, tránh tạo rào cản thương mại trá hình. 

13:35 24/03

TS Nguyễn Anh Tuấn: TPP có khả năng 2018 hoặc xa hơn mới có hiệu lực, trong khi đó, tháng 6 này, Hoa Kỳ đã giao quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) trong lĩnh vực da giày, túi xách cho một số nước như Indonesia, Philipines, Thái Lan… nên các ngành này, đặc biệt túi xách bị ảnh hưởng rất nặng bởi chính sách này. Tôi cho rằng, hiện ta đang nghĩ cứ vào TPP thì  2 ngành dệt may và da giày xuất đi đều được hưởng thuế suất. Nhưng tôi muốn làm rõ, nếu chúng ta không đáp ứng được điều kiện thì sẽ phải đóng mức thuế cao hơn nhất nhiều lần. Kể cả như EU, hiện Việt Nam đang được hưởng GSP, nhưng nếu không đáp ứng được các điều kiện khi hiệp định thương mại có hiệu lực thì sẽ phải chịu thuế chứ không được hưởng GSP. 

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 40

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), Phó Trưởng đoàn phán TPP trả lời:

Ngành dày gia xuất khẩu sang EU rất nhiều, một trong những lý do là có chương trình có ưu đãi thuế quan, nhưng riêng với Hoa Kỳ thì khi ký hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có ghi nội dung là sẽ bàn và Hoa Kỳ phấn đấu dành cho Việt Nam có ưu đãi. Dù tích cực thực hiện, nhưng đã thất bại vì điều kiện tiên quyết, đặc biệt là về về lao động và cơ bản là cao hơn điều kiện trong TPP.

Chương trình GSP ưu đãi thấp hơn nhiều so với ưu đãi mà Hoa Kỳ dành cho cá nước đã ký hiệp định thương mại tự do và là chương trình đơn phương, không ổn định, họ có thể rút lại vào bất kỳ thời điểm nào. Quốc hội Hoa Kỳ đã nhiều lần rút lại chính sách này. Nếu DN Việt Nam xuất khẩu dựa vào những ưu đãi không ổn định như vậy sẽ có nhiều rủi ro lớn cho DN.

Còn với TPP, ưu đãi lớn hơn, mang tính ổn định, cam kết vĩnh viễn. 

14:14 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Cơ hội mở rộng thị trường, riêng với dệt may, đến 2020 có thể kim ngạch xuất khẩu sang các nước nội khối là 50 tỷ USD. Một khi gia tăng xuất khẩu thì đòi hỏi giải quyết các vấn đề trong nước như lao động, nhiều vấn đề liên quan sản xuất.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas:

Có 5 yếu tố giúp ngành dệt may Việt Nam đạt được kết quả trong những năm qua.

Thứ nhất, không có WTO thì ngành dệt may không có cơ hội phát triển, không có mức tăng trưởng 17-18%/năm như hiện nay. 

Thứ hai, trong công nghiệp dệt may, trước WTO, Chính phủ ban hành nghị định 55, có nội dung hỗ trợ cho ngành DN dệt may trong 3 năm được hưởng lãi suất trong việc đầu tư chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu dệt may. Trong giai đoạn này đã tạo ra rất nhiều nhà máy sợi dệt nhuộm. 

Thứ ba, thành công của dệt may trong quá trinh hội nhập và đàm phán, thì duy nhất hiệp định TPP là hiệp hội cử cán bộ đi theo ngay từ đầu. Sự quan tâm chung của dệt may Việt Nam có đặc trưng riêng. Sự chuyển dịch công nghiệp của Việt Nam về vùng sâu đến nay tôi thấy dệt may là những dự án có tuổi thọ và phát triển được.

 Thứ tư, tác động đến chiến lược phát triển, nguồn lực, con ngươi, không có WTO thì nay không có dội ngũ cán bộ, quản lý. Chính vì vậy, hai trường đại học trước đây đào tạo dệt may là Bách Khoa và Tổng hợp, quá khó nên sinh viên không vào nhưng nay sinh viên tham gia vào các khoa này rất đông. Là tín hiệu đã thấy được lợi ích của 2 ngành này. 

Thứ năm, chiến lược phát triển dệt may trình Chính Phủ đã vượt kế hoạch. Chúng tôi đặt mục tiêu năm 2016 đạt khoảng 32 tỷ USD xuất khẩu.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 41
Doanh nghiệp trả lời phỏng vấn các đài truyền hình bên lề Hội thảo

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Còn vấn đề giải quyết thách thức về lao động, trong việc mở rộng quy mô sản xuất?

Ông Giang: Việt Nam không còn lợi thế cạnh tranh lao động giá rẻ mà dựa trên 3 trụ cột. 

Thứ nhất, phát triển công nghiệp phụ trợ, cung cấp tại chỗ. Những năm qua, cả doanh nghiệp trong nước lẫn DN FDI đã đầu tư hàng loạt nhà máy sợi, dệt, nhuộm. 

 Thứ hai, công nghệ và quan trị tiên tiến đã được áp dụng không chỉ trong ngành may mà còn trong dệt, sợi. 

 Thứ ba, đã được các nhà máy lớn như ở Mỹ, EU, Nhật, Hàn QUốc…đưa vào công nghệ quản trị hệ thống. Chỉ cần ngồi tại văn phòng nước họ cũng đã biết được các công đoạn từ nhập kho, vận chuyển, đóng gói...tới đâu. 

Với 3 trụ cột này, tôi tin, VIệt Nam sẽ cạnh tranh được. Những nước đối thủ của Việt Nam đang chuyển dịch đầu tư vào đây, không nên phân biệt FDI hay trong nước mà cần xem lợi ích họ mang đến Việt Nam là gì, chính là công nghệ phát triển dệt may, vấn đề công ăn việc làm, các dịch vụ liên quan, phụ trợ khác.

Ông Kiệt: chuỗi giá trị hiểu theo nghĩa khả năng lan tỏa được công nghiệp phụ trợ. Để một nhà máy giày dịch chuyển sang các nước khác là rất khó, bởi họ đã bám sâu ở thị trường Việt Nam, họ mua được phụ liệu trong nước, làm các công đoạn đóng giày từ A tới Z. Còn với balo, vật tư nhập ở Trung Quốc, phụ liệu nhập ở Thái Lan, nên di chuyển rất dễ, chỉ cần quyết định mua là di chuyển được. Do vậy, điều kiện tiên quuyết để phát triển bền vững là tạo ra chuỗi giá trị ngay tại Việt Nam thì các DN, các nhà máy mới không di chuyển sang nước khác.

14:25 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Còn vấn đề tiếp cận tín dụng đã thuận lợi?

Ông Giang: các DN đừng nên kêu về không vay được vốn, lãi cao. Vấn đề là dự án trình bày có thưc sự thuyết phục. Các dự án lớn không khó, cái khó là với các DN vừa và nhỏ, quy mô tài sản nhỏ, không biết cách trình bày dự án thuyết phục. Quan trọng không là lãi suất ngân hàng, quan ngại là khi đầu tư xác định thị trường ở đâu, dòng sản phẩm ở đâu. 

Ông Kiệt: ngành da giày có đặc thù riêng, các DN vừa và nhỏ là đối tượng bị thiệt thòi nhất trong cuộc chơi này, các chuỗi lớn đã lôi kéo được các nhà cung ứng từ các nước Trung Quốc, Thái Lan về đây và đầu tư. Và họ đã kiểm soát trên 55% nên họ sẽ hưởng ngay ưu đãi  thuế 0% khi TPP có hiệu lực. 

Thứ hai, các DN trong nước vẫn đang loay hoay, vi không phải cứ sản xuất trong nước cho giày 50% mà còn có những nguyên phụ liệu riêng biệt cho mỗi nhãn hàng đó thôi, có muốn mua thì cũng không bán. Vấn đề tiếp cận vốn chỉ là việc nhỏ, họ còn rất nhiều vấn đề như công nghệ, nhân sự, tay nghề…

14:42 24/03
Đại diện doanh nghiệp: chính sách vay USD có điều chỉnh, ngân hàng có các gói sản phẩm nào?

Bà Phan Thị Hồng Điệp, Phó phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng Vietinbank:

Chính sách cho vay USD sẽ có điều chỉnh khi Thông tư 24 có hiệu lực, một số đối tượng được vay USD sẽ không tiếp tục được vay nữa. Lãi suất cho vay VND và USD rất chênh nhau, ảnh hưởng ngay đến lợi nhuận DN. Vietinbank đã xây dựng nhiều sản phẩm phù hợp, chẳng hạn sản phẩm vay VND nhưng lãi suất tương tự đồng USD.

Tôi cũng muốn nói rằng, ngân hàng cũng có vai trờ trong việc gắn kết, kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ  với các DN lớn, hay DN chính với các nhà phân phối thông qua các quan hệ tín dụng. Ngân hàng có thể cung cấp tín dụng cho saler hay dựa trên mối quan hệ với các buyer để cung cấp dịch vụ tín dụng dưới hình thức tài trợ thương mạihay chiết khấu..., qua đó giúp gắn kết mỗi quan hệ giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị. 
14:56 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Làm gì cải thiện vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu?

Ông Giang: Điều tôi băn khoăn nhất là lợi ích từ hiệp định thương mại mang lại nhưng nhiều DN rất thờ ơ, đến giờ này vẫn có nhiều DN chưa hiểu kỹ về TPP hay các FTA. 

Thứ hai, đặc điểm của các DN Việt Nam là không thể xây dựng được chuỗi liên kết chặt chẽ. Thiếu tiếng nói chung, thiếu người trụ cột trong tiếng nói chung. Tôi cho rằng, đó là vấn đề tồn tại và cần xử lý. 

Thứ ba, khi các DN gặp vướng mắc các hợp đồng thương mại với đối tác nước ngoài, thì khi đó họ mới tìm tới hiệp hội để hỏi hướng xử lý. Qua đó cho thấy, các DN đang quá thờ ơ với cái ta đang có, trong khi đó, các DN FDI tạo thành những khối rất đoàn kết

Thứ tư, công tác truyền tải thông tin đến các nhà quản trị DN chưa mang tính toàn diện, mà chỉ ở góc độ những gì nóng nhất, chưa nói đến thách thức, cần làm gì. Truyền thông cũng cần vào cuộc, làm rõ, đưa thông tin rõ để các doanh nghiệp nhận thức được trong chuỗi cung ứng toàn cầu này phải có các DN vừa và nhỏ thì như vậy mới thành công.

Nếu DN vừa và nhỏ không đứng cùng khối DN lớn thì các buyer không bao giờ đánh giá tiêu chuẩn của nhà xưởng để họ đặt đơn hàng, mà cần phải có chuỗi từ nguyên, phụ liệu đến chuỗi sản xuất may, cho đến chuỗi cung ứng ở Việt Nam. 

15:15 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Theo góc nhìn tiếp cận và tư vấn nhiều NĐT NN thì phân khúc nào mà các NĐTNN quan tâm?

TS. Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Viêt Nam:

Khi tiếp xúc các khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài, họ thường nhấn mạnh tới các DN theo chuẩn quốc tế, như chuẩn mực về quản trị DN, hệ thống công nghệ thông tin... Do vậy, không thể nói tôi là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì tôi làm theo cách của tôi. 

Tôi thấy mừng vì các nhà đầu tư nước ngoài hiện đang quan tâm thị trường Việt Nam, một phần do công tác truyền thông Mỹ và nước khác, kể cả khi TPP chưa ký kết thì họ cũng đã đưa nhận định Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Đây là điều kích thích nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới Việt Nam. 

Cái đang thiếu ở Việt Nam là công nghiệp phụ trợ, các DN, nhà đầu tư nước ngoài có thể tự đầu tư hoặc liên kết các công ty trong nước.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 42
 TS. Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Viêt Nam

Vậy làm sao liên kết?

Ông Ái: Khi Việt Nam tham gia TPP và ký các FTA, chúng tôi đã chuẩn bị cả chương trình để giới tthiệu cơ hội đầu tư vào Việt Nam tới các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng tôi cũng chuẩn bị có những chuyến sang Mỹ, châu Âu, Nhật Bản để gới thiệu và không chỉ công việc của Nhà nước, mà của bản thân mỗi DN.

Tôi mong muốn, DN nào muốn được hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài, bằng nhiều hình thức như góp vốn, công nghệ, là nhà cung cấp…, thì chúng tôi sẵn sàng làm cầu nối.

Anh Giang: Hiện doanh nghiệp chúng tôi đang liên doanh với một DN Hồng Kông, một DN Nhật Bản (chiếm 30% vốn). Khi chúng tôi có ý định thoái vốn 15%, đích thân CEO của DN này bày tỏ không muốn chúng tôi thoái vốn. Đơn giản vì họ cần người Việt Nam đứng ở góc độ người Việt Nam để quản lý, hiểu rõ văn hóa Việt Nam, cập nhật và hiểu rõ chính sách từ đó tạo động lực phát triển cho DN. Các DN FDI cần các DN Việt Nam. 

Nội dung tường thuật

09:52 24/03

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), nguyên Tổng Biên tập Báo Đầu tư cho biết, lĩnh vực dệt may và da giày, là 2 ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được Việt Nam chú trọng trong đàm phán TPP.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 43
 TS. Nguyễn Anh Tuấn

Với việc gia nhập TPP, kỳ vọng hai ngành sẽ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và gia tăng xuất khẩu… tuy vậy, để tận dụng cơ hội, hội nhập thành công các doanh nghiệp Việt Nam phải  nhìn thẳng vào chính mình, thay đổi từ tư duy đến hành động để có thể nắm được những cơ hội hội nhập mới.

Hội thảo sẽ tập trung đánh giá tác động của Hiệp định TPP đối với lĩnh vực dệt may và da giày; phân tích các nút thắt ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong ngành và thảo luận các giải pháp để tháo gỡ các điểm nghẽn và tận dụng các cơ hội mang lại từ Hiệp định TPP đối với ngành dệt may và da giày.

10:03 24/03

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), Phó trưởng đoàn phán TPP:

Về mặt thị trường, Việt Nam đã từng “bị phân biệt đối xử” bởi tham gia cuộc chơi sau cùng. Hiện tại, cách chơi trên thế giới đã thay đổi, có những sân chơi ưu đãi riêng từng ngành với nhau. Nếu Việt Nam tiếp tục chậm chân thì không khéo lại tiếp tục bị phân biệt đổi xử, vì khi đó các nước đã có những FTA với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Đơn cử, Baladesh, Campuchia xuất khẩu vào thị trường EU với thuế suất 0%, trong khi Việt Nam chịu mức thuế 5%. Tuy nhiên, với TPP, lần đầu tiên Việt Nam đi trước.

Đây là hiệp định điển hình trong chuỗi hiệp định thương mại tự do được ký kết trong năm 2015. Nói đến hiệp định thương mại tự do thì quan tâm hai vấn đề lớn: các nước mở cửa với nhau như thế nào và quy tắc mở cửa thị trường ra sao?

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 44
Hội thảo thu hút sự quan tâm của hàng trăm lãnh đạo doanh nghiệp

Về quy tắc, có khá nhiều quy tắc trong TPP, như xuất xứ, giám sát. Dệt may là một trong những nội dung đàm phán khó khăn nhất vì đây là ngành được Hoa Kỳ bảo hộ nhiều. Trong đó, quy tắc xuất xứ từ sợi rất chặt chẽ nhưng cũng linh hoạt. Quy tắc này có thể bước đầu gây thách thức cho ngành dệt may, da giày VIệt Nam, nhưng nếu đáp ứng được, Việt Nam có khả năng chuyển lên chuỗi giá trị cao hơn, chủ động hơn về nguyên liệu và khi đó lợi ích cũng nhiều hơn.

Quy tắc giám sát cũng cần được chú ý, tránh trường hợp “tuồn” hàng từ nước khác sang. Ngoài ra, còn có quy định về cấp giấy chứng nhận xuất xứ với mục đích tạo thuận lợi cho doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể tự nhận xuất xứ, thuận lợi là chủ động ,nhưng thách thức là doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về hồ sơ. Đặc biệt, tham gia TPP, lần đầu tiên Việt Nam tham gia có nội dung về lao động và về môi trường, có biện pháp trừng trị thương mại nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 45
 Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương)

Đối với lộ trình thuế quan, hai ngành này đang đóng thuế rất cao, nhất là thị trường Hoa Kỳ, mỗi năm ngành dệt may đóng thuế xuất khẩu vào thị trường này khoảng 2 tỷ USD, da giày khoảng 400 triệu USD, tổng số thuế Việt Nam đóng lớn hơn tổng các nước thành viên TPP khác. Nếu đáp ứng được quy tắc xuất xứ thì các nước sẽ giảm thuế cơ bản về 0, sẽ là thuận lợi lớn cho VIệt Nam. 

Thách thức phát triển hai ngành này là rất lớn, nhất là theo cam kết hội nhập, Chính Phủ Việt Nam sẽ không còn trợ cấp cho các doanh nghiệp dệt may nữa, do vậy, ngoài các chương trình trợ cấp của Nhà nước nói chung với các ngành trong đó có dệt may thì sẽ không có chương trình hỗ trợ riêng cho ngành này. Thời gian qua hai ngành này đã phát triển tốt về quy mô, số lượng và cả chất lượng. Dệt may, da giày được xem là mang lại lợi ích cốt lõi từ TPP, kỳ vọng sẽ tiếp tục có sự cải thiện để phát triển hơn nữa. 

10:04 24/03

Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu, tham gia TPP là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng...

Lợi thế của Việt Nam sẽ gia tăng, tạo cú huých lớn đối với xuất khẩu, đặc biệt kim ngạch xuất khẩu dệt may, da giày kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, cơ hội thành hiện thực hóa nếu có sự chuẩn bị kỹ càng để đáp ứng tiêu chí cao của TPP, các vấn đề cần giải quyết như năng lực cạnh tranh, tỷ lệ nội địa hóa…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong luật này, chúng tôi có đưa ra chương hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào cụm liên kết ngành. Dệt may và da giày là 2 ngành có quy mô lớn trong tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam và dự kiến gia tăng hơn nữa từ. Đây là cơ hội lớn có các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ đi theo. Muốn làm được điều này thì phải xây dựng cụm liên kết ngnành, khái niệm kinh tế không mới nhưng ở Việt Nam chưa nhiều và nhận thức chưa đầy đủ, nếu nói đến chuỗi giá trị mà không bàn đến liên kết ngànhthì đưa vào đúng vấn đề.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 47
 Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông

Khái niệm liên kết ngành nằm ở 2 dạng thức, thứ nhất là các doanh nghiệp cùng ngành có sự tập trung nhất định về địa lý trong cùng một vùng. Điều này phụ thuộc về chính sách, quy hoạch của Nhà nước. Khi đó, các doanh nghiệp có sự tương tác lẫn nhau, sử dụng dịch vụ tương hỗ sẽ tạo hiệu quả cao hơn. 

Thứ hai, những công nghiệp phụ trợ bám sát theo ngành đó, trong suốt cả chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm đó.

Lấy đơn cử trong ngành da giày, nút thắt ở khâu thuộc da xả nước thải ra môi trường rất lớn. Tuy nhiên, công nghệ xử lý nước thải của Việt Nam đạt trình độ quốc tế và đủ năng lực cạnh tranh. Nếu Việt Nam xử lý được nước thải để có thể làm được thuộc da, từ đó tạo ra nhiều việc làm, khi đó không chỉ gia tăng xuất khẩu mà gia tăng cả các chuỗi giá trị ở sau. 

 

10:35 24/03

GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE:

Trong chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may, khâu có lợi nhuận cao nhất là thiết kế mẫu, cung cấp nguyên phụ liệu và thương mại. Tuy nhiên, khoảng 90% doanh nghiệp may mặc của Việt Nam tham gia sản xuất sản phẩm cuối cùng với giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị.

Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may 27,5 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu 14 tỷ USD. Từ sản xuất trong nước: 7 tỷ USD nguyên phụ liệu và 6,5 tỷ USD tiền công. Những con số này cho thấy giá trị gia tăng thấp.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phân tích thực trạng dựa trên chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may để khắc phục nhược điểm, tham gia có hiệu quả hơn. Ngoài ra, tạo liên kết theo chiều dọc trên cơ sở phân công hợp tác bền vững với chiến lược dài hạn. Nhược điểm về liên kết, hợp tác là điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần khắc phục.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 48
GS. TSKH Nguyễn Mại

Đối với hiệp hội ngành hàng, cần tổ chức mối quan hệ hợp tác nội bộ ngành theo mô hình khu công nghiệp chuyên biệt về dệt may. Tổ chức tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm tại từng thị trường chủ yếu để gia tăng lợi nhuận.

Tôi không  ủng hộ quá nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào dệt nhuộm, thay vào đó, Chính phủ  cần có chính sách hỗ trợ về kinh tế, tín dụng, thuế cho các doanh nghiệp trong nước để có thể tự làm dệt nhuộm. Ngoài ra, Chính phủ cần có chỉ đạo các địa phương thống nhất hành động trong việc lựa chọn các dự án FDI về dệt may, da giày.

Chỉ đạo rõ ràng hơn về việc hình thành các khu công nghiệp chuyên biệt, hiện có hơn 360 khu công nghiệp, nhưng mô hình gần nhau, chưa có sự chuyên biệt.

Thường xuyên lắng nghe và giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp để tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do.

10:40 24/03
Bà Đặng Phương Dung, Cố vấn Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas):

Không một đất nước nào có thể sản xuất sản phẩm từ A tới Z. Do vậy, nhờ các hiệp định thương mại đa phương, song phương thì tạo ra các chuỗi giá trị từ việc sử dụng lợi thế cạnh tranh các nước.

Hiểu đơn giản là chuyên môn hóa, có quốc gia thì sản xuất bông, quốc gia nhập bông sản xuất sợi, rồi có quốc gia nhập khẩu sợi để sản xuất vải. Miễn sao có sản phẩm cuối cùng khi xuất khẩu có được lợi thế cạnh tranh.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 49
 Bà Đặng Phương Dung

Trong quá trình phát triển, trên thế giới hình thành 5 khu vực nhập khẩu chính và 5 khu vực xuất khẩu chính. Những nước kém và đang phát triển là những nước xuất khẩu chính, còn những nước phát triển là nhập khẩu chính.

Ở Việt Nam, khâu bông không chủ động được, dù Vinatex đã sử dụng nhiều giải pháp, như lập nông trang trồng bông, nhưng thực tế là diện tích trông bông đang thu hẹp và chỉ tự đáp ứng được 1% nhu cầu.

Khâu sợi khá phát triển, nhưng dệt thì chưa phát triển tương xứng, do vậy, sợi làm ra thì xuất khẩu hơn 70%, sử dụng trong nước chỉ 30%. Dệt phấn đấu 1,5 tỷ m2/năm nhưng nhu cầu về vải lại cao hơn rất nhiều, 8 tỷ m2/năm. Đặc biệt, khâu nhuộm hoàn tất đang là khâu rất yếu của ngành dệt may Việt Nam. 

10:44 24/03
Bà Đặng Phương Dung:

Năm 2015, xuất khẩu dệt may đạt 27 tỷ USD, nhưng nhập khẩu cũng rất lớn, mặc dù tỷ lệ nội địa hóa đã tăng, đạt khoảng 51%, nhưng việc nhập khẩu vẫn phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. 

Trong chuỗi giá trị toàn cầu, theo chuỗi giá trị từ thiết kế đến máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu, cắt may rồi xuất khẩu và phân phối, thì dệt may Việt Nam đang ở đáy của giá trị. Xuất khẩu 27 tỷ USD nhưng giá trị gia tăng con số này là rất nhỏ.

Điểm lại những hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia trước đây, chủ yếu yêu cầu xuất xứ từ vải, thì tỷ lệ khai thác được ưu đãi về thuế quan là vô cùng thấp, trừ FTA Hàn Quốc chỉ yêu cầu cắt may, tỷ lệ sử dụng được thuế ưu đãi là 85-90%, nhưng chủ yếu cũng là các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc khai thác được nhiều hơn. 

10:49 24/03
Bà Đặng Phương Dung:
Dù thấy được điểm mạnh, điểm yếu nhưng việc dịch chuyển dệt may Việt Nam lên tầng cao hơn vẫn gặp hạn chế. Đơn cử, trong dệt, thách thức vẫn là thị trường, kỹ thuật, xử lý nước thải. Mặc dù hiện đang kêu gọi, thu hút vốn FDI vào dệt nhuộm, nhưng vấn đề ở đây là đa phần các địa phương, đặc biệt những địa phương đang phát triển như Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương... đều "lắc đầu".

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nỗ lực, cố gắng vươn lên phần cao hơn trong chuỗi giá trị bằng cách phát triển thiết kế (đã có nhiều buổi trình diễn thời trang của các nhà thiết kế riêng lẻ, thực tế cho thấy sự phối hợp giữa đội ngũ thiết kế với các nhà sản xuất còn kém, làm sao để phối hợp tạo sản phẩm bán được). Ngoài ra, cần xây dựng thương hiệu và phát tiển hệ thống phân phối. 

Vấn đề khai thác lợi thế từ các FTA, TPP mang lại và đặc biệt khi tham gia chuỗi cung ứng. Cần ý thức được cho các doanh nghiệp, bên cạnh các doanh nghiệp đã làm thương hiệu, thì các doanh nghiệp gia công, may cần phải chuyển phương thức gia công sang ODM, OBM.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 50
10:55 24/03

Bà Phan Thị Hồng Điệp, Phó phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng Vietinbank:

VietinBank đã xếp ngành dệt may vào nhóm ngành hàng trọng điểm cần gia tăng thị phần, được ưu tiên cấp tín dụng tại VietinBank.
Dư nợ cấp cho các doanh nghiệp trong ngành luôn tăng trưởng qua các thời kỳ. Nhiều công ty, tập đoàn dệt may lớn đều là khách hàng truyền thống của VietinBank, 27 đơn vị trên tổng số 33 đơn vị thành viên của Vinatex là khách hàng của VietinBank.

Đến hết tháng 31/12/2015, dư nợ cho ngành tại VietinBank tăng 32% so với cùng kỳ năm 2014. Chính sách khách hàng của VietinBank được triển khai theo hướng giảm lãi suất cho vay khách hàng, thủ tục phê duyệt linh hoạt, thuận tiện để hỗ trợ khách hàng tốt có thêm lợi thế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gia tăng dư nợ tín dụng và sử dụng sản phẩm dịch vụ tại VietinBank.

VietinBank có những nhóm sản phẩm đồng bộ, từ công tác quản lý vốn, tín dụng đến mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may tăng trưởng, phát triển.

Nhiều doanh nghiệp dệt may cho biết, thách thức lớn nhất của ngành dệt may khi Việt Nam hội nhập chính là nguồn vốn không đủ để họ trụ vững và cạnh tranh. Trong thời gian qua, VietinBank đã tham gia tài trợ vốn và đồng hành cùng các doanh nghiệp dệt may và da giầy trong và ngoài nước trong các chương trình thúc đẩy kinh doanh, các dự án trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội.

Trong định hướng kinh doanh sắp tới của Vinatex, Tập đoàn sẽ tham gia đầu tư các chuỗi sản xuất liên hợp bao gồm từ khâu kéo sợi, dệt, nhuộm và may mặc tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (dự kiến quy mô đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng) vào tháng 04/2015 và VietinBank sẽ là ngân hàng tài trợ dự án này (dự kiến tài trợ 1050 tỷ đồng).

Ngoài ra, đối với dự án may mặc của Vinatex, VietinBank cũng sẽ là ngân hàng tài trợ cho dự án may tại Tuyên Quang với tổng mức đầu tư khoảng trên 240 tỷ đồng.

Bên cạnh việc tài trợ cho dự án của Vinatex, VietinBank còn tiếp cận và cung cấp các sản phẩm dịch vụ toàn diện cho các tổng công ty của tập doàn này như Tổng công ty Phong Phú, Hòa Thọ, May 10, May Hưng Yên, Dệt May Hà Nội, Dệt may Nam Định, May Nhà Bè...

11:03 24/03

Ông Võ Minh Nhựt, Tổng giám đốc Công ty NS BlueScope Vietnam:

Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam nên không chỉ quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh của mình mà cần quan tâm tới các vấn đề ảnh hưởng toàn cầu. Một trong số đó là các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu được quan tâm tại Hội nghị chống biến đổi khí hậu COP Paris năm 2015.

Phát triển bền vững không phải là khái niệm mới, tuy nhiên chưa bao giờ trở thành vấn đề mang tính sống còn như hiện nay. Khi mà biến đổi khi hậu diễn biến đáng lo ngại trên diện rộng, môi trường đang bị hủy hoại đến mức báo động, các nguồn lực tư nhiên đang có dấu hiệu suy giảm đáng kể. 

Đối với các doanh nghiệp, phát triển bền vững không chỉ là trách nhiệm xã hội và môi trường trong xu thế hội nhập, mà còn là ưu thế cạnh tranh trong việc đáp ứng yêu cầu của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới khi chọn đối tác.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 51
 Ông Võ Minh Nhựt, Tổng giám đốc Công ty NS BlueScope Vietnam

Các đòi hỏi về phát triển bền vững ngày càng trở nên bức thiết trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Các yêu cầu về tính bền vững trong sản xuất dần là đòi hỏi bắt buộc.

Trong bối cảnh chi phí sản xuất ngày càng tăng cao, thì lợi thế nhờ nhân công giá rẻ và chi phí thấp sẽ không tồn tại lâu, hiệu quả dài hạn trong chi phí sản xuất và năng xuất là bài toán các doanh nghiệp cần phải tính toán để tăng lợi thế cạnh tranh.

Với xu thế hội nhập thế giới và các yêu cầu nêu trên, các doanh nghiệp Việt Nam cần có cái nhìn dài hạn và phát triển bền vững hơn để chủ động tuân thủ các yêu cầu và chuẩn mực theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng uy tín và thương hiệu.

Đối với ngành dệt may và da giày, cơ hội khi tham gia các hiệp đinh thương mại tự do như TPP là rất lớn, thì yếu tố phát triển bền vững là điều tiên quyết giúp doanh nghiệp chủ động tận dụng cơ hội và xây dựng nền tảng cạnh tranh vững chắc.    

Thực tế, các đối tác mua hàng chính trong ngành dệt may và da giầy như Nike và Addidas, bền vững là yếu tố quạn trọng lựa chọn hay phát triển nhà cung cấp. Addidas áp dụng phân tích định kỳ các nhà cung cấp về các chỉ số xanh, trong đó quy định rõ ràng mục tiêu giảm năng lượng tiêu thụ, nước sạch và khí thải CO2. Đây là những chỉ tiêu, các nhà cung cấp phải đạt được theo lộ trình để tiếp tục là nhà cung cấp của Addidas.

Theo một tài liệu của Nike, công ty này đánh giá các nhà máy gia công của họ dựa trên 4 tiêu chí, bao gồm chất lượng, đơn giá, thời hạn giao hàng & sản xuất bền vững. Điều đặc biệt là 4 tiêu chí này có trọng số ngang nhau. 

Tương tự như Addidas, Nike cũng xác định cụ thể các chỉ tiêu giảm năng lượng tiêu thụ, nước sạch và khí thải CO2. Thậm chí, Nike còn có chiến lược xây dựng các cửa hàng và nhà máy sản xuất đạt chứng chỉ công trình xanh LEED của Mỹ để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững của mình.

Các yêu cầu và chỉ tiêu sản xuất bền vững ngày một rõ ràng từ phía đối tác mua hàng của ngành dệt may và da giầy Việt Nam. Tuy nhiên, đứng trên khía cạnh doanh nghiệp dệt may và da giầy trong xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, sản xuất bền vững không chỉ điều buộc phải làm, mà thực sự có lợi ích kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh lâu dài.

Để tận dụng cơ hội này thì công trình xanh thực sự là công cụ hữu hiệu để các doanh nghiệp dệt may và da giầy đạt các chỉ tiêu sản xuất bền vững, đáp ứng yêu cầu của đối tác và hưởng lợi từ hiệu quả lâu dàu từ công trình xanh đem lại.

Trước hết, công trình xanh được thiết kế theo tiêu chí tiết kiệm năng lượng & nước rất nghiêm ngặt, dẫn đến việc giảm đáng kể chi phí vận hành. Trung bình,  một công trình xanh tiết kiệm được khoảng 20% điện năng và 40% lượng nước sạch so với công trình bình thường.

Về lâu dài, công trình xanh sẽ giảm được rủi ro về chi phí vận hành trước giá điện & giá nước đều có xu hướng và lộ trình tăng liên tục trong thời gian gần đây.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 52 

Tại Việt Nam, theo kinh nghiệm của chuyên gia về công trình xanh thì các chi phí tăng thêm cho công trình xanh cũng tương tự như các nước. Thời gian hoàn vốn trung bình là 1-3 năm, ít có hạng mục có thời gian hoàn vốn trên 5 năm. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào cấp độ đầu tư ban đầu.

Ngoài ra, chi phí tăng thêm từ công trình xanh phụ thuộc nhiều vào đơn vị tư vấn công trình xanh. Các đơn vị tư vấn kinh nghiệm và năng lực đưa ra giải pháp công trình xanh với chi phí tăng thêm thấp nhất nhờ cân đối hợp lý các yếu tố để đạt tiêu chuẩn công trình xanh.

Đứng về khía cạnh kinh doanh, làm công trình xanh có thể tốn thêm chi phí nhưng đó hoàn toàn là đầu tư tăng thêm chứ không mất đi. Các chi phí tăng thêm của công trình xanh không phải là chi phí mà là đầu tư tăng thêm.

Các chi phí này sẽ đi vào các thiết bị giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành. Sau thời gian hoàn vốn, thường 1-5 năm, thì các thiết bị này là nhưng “cỗ máy” sinh lời cho chủ đầu tư.

Tuy nhiên, một thực tế là khái niệm và lợi ích của công trình xanh còn mới mẻ tại Việt Nam và đối với các doanh nghiệp ngành dệt may và da giầy. Trong khi đó thì các nước trong khu vực hay các tập đoàn dệt may nước ngoài lớn đầu tư tại Việt Nam như TAL, FGL, Hanes brands... từ lâu đã áp dụng tiêu chuẩn công trình xanh của Mỹ (LEED). Sở dĩ có điều này, một phần cũng là do thiếu sự tư vấn về lợi ích công trình xanh cho các doanh nghiệp tại Viêt Nam. 

11:59 24/03
Hội thảo bước vào phiên thảo luận.
Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 53 
13:17 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Khi tham gia TPP, có thể tiết kiệm được khoảng 2 tỷ USD tiền thuế mà hàng xuất khẩu dệt may đóng khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Vậy đối tượng nào sẽ hưởng lợi, các nhà nhập khẩu, xuất khẩu hay Chính phủ?

Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày & Túi xách Việt Nam (Lefaso):

Người hưởng lợi nhiều nhất chính là người dân các nước trong khối TPP. Cần chú ý, thuế nhập khẩu là khoản mà các nhà nhập khẩu của Hoa Kỳ phải trả, chứ không phải các DN xuất khẩu Việt Nam phải trả. Tuy nhiên, với các thành viên TPP hoặc các quốc gia có các hiệp định chi phối, thuế nhập khẩu giảm sẽ kéo theo giá bán giảm xuống, tạo nhu cầu tăng lên, từ đó tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, xuất khẩu phát triển và các ngành, dịch vụ đi theo cũng phát triển.

Ngoài ra, khi nói hiệp định ta nói nhiều về cơ hội, nhưng khi thực thi các hiêp định các DN Việt Nam cũng cần chú ý đến những thách thức, để tránh thiệt hại có khả năng xảy ra.

Thứ nhất, chuỗi giá trị có nhiều góc cạnh, có chuỗi giá trị chung thì còn có chuỗi giá trị riêng. Trước đây, chuỗi giá trị tập trung 4 yếu tố là thương hiêu, các nhà sản xuất, sản phẩm và phân phối nhưng tại một hội nghị ở Trung Quốc mới đây đưa ra là 7-9 yếu tố, trong đó các chuỗi đặc biệt có tên tuổi như Nike, adidas puma…, thì họ bắt đầu kiểm soát luôn phần nguyên liệu thô. Chẳng hạn như Victoria's Secret chỉ định nguyên liệu thô mua ở đâu.

Các buyer lớn cũng dần kiểm soát logicsstic, tức muốn xuất nhập khẩu phải thông qua các hãng mà họ chỉ định. Họ cũng kiểm soát luôn nhà sản xuất máy móc, nên sẽ không được mua các máy ở các hội chợ mà phải mua máy móc chỉ định, mới tạo được sự tương thích trong chuỗi của họ.

Ngắn gọn rằng, các chuỗi giá trị hiện đang khống chế . Do vậy, thay vì tìm cách mở rộng chuỗi giá trị thì các DN Việt Nam cũng nên tự tạo ra chuỗi giá trị. 

13:20 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Vậy với điều kiện ràng buộc của các buyer như vậy, so với các cam kết trong hiệp định có trái gì hay không?

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), Phó Trưởng đoàn phán TPP trả lời:

Quan điểm của các bên khi đàm phán TPP rất rõ ràng là không can thiệp vào hoạt động trực tiếp của doanh nghiệp. Do vậy, không có ràng buộc nào. Tuy vậy, để tạo môi trường đầu tư công khai, minh bạch và tránh tạo sự mất cân bằng giao dịch thì chỉ có một quy định có thể liên quan, đó là các thành viên TPP không được ra một yêu cầu nào mà buộc/cấm NĐT sử dụng công nghệ đó, tránh tạo rào cản thương mại trá hình. 

13:35 24/03

TS Nguyễn Anh Tuấn: TPP có khả năng 2018 hoặc xa hơn mới có hiệu lực, trong khi đó, tháng 6 này, Hoa Kỳ đã giao quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) trong lĩnh vực da giày, túi xách cho một số nước như Indonesia, Philipines, Thái Lan… nên các ngành này, đặc biệt túi xách bị ảnh hưởng rất nặng bởi chính sách này. Tôi cho rằng, hiện ta đang nghĩ cứ vào TPP thì  2 ngành dệt may và da giày xuất đi đều được hưởng thuế suất. Nhưng tôi muốn làm rõ, nếu chúng ta không đáp ứng được điều kiện thì sẽ phải đóng mức thuế cao hơn nhất nhiều lần. Kể cả như EU, hiện Việt Nam đang được hưởng GSP, nhưng nếu không đáp ứng được các điều kiện khi hiệp định thương mại có hiệu lực thì sẽ phải chịu thuế chứ không được hưởng GSP. 

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 54

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), Phó Trưởng đoàn phán TPP trả lời:

Ngành dày gia xuất khẩu sang EU rất nhiều, một trong những lý do là có chương trình có ưu đãi thuế quan, nhưng riêng với Hoa Kỳ thì khi ký hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có ghi nội dung là sẽ bàn và Hoa Kỳ phấn đấu dành cho Việt Nam có ưu đãi. Dù tích cực thực hiện, nhưng đã thất bại vì điều kiện tiên quyết, đặc biệt là về về lao động và cơ bản là cao hơn điều kiện trong TPP.

Chương trình GSP ưu đãi thấp hơn nhiều so với ưu đãi mà Hoa Kỳ dành cho cá nước đã ký hiệp định thương mại tự do và là chương trình đơn phương, không ổn định, họ có thể rút lại vào bất kỳ thời điểm nào. Quốc hội Hoa Kỳ đã nhiều lần rút lại chính sách này. Nếu DN Việt Nam xuất khẩu dựa vào những ưu đãi không ổn định như vậy sẽ có nhiều rủi ro lớn cho DN.

Còn với TPP, ưu đãi lớn hơn, mang tính ổn định, cam kết vĩnh viễn. 

14:14 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Cơ hội mở rộng thị trường, riêng với dệt may, đến 2020 có thể kim ngạch xuất khẩu sang các nước nội khối là 50 tỷ USD. Một khi gia tăng xuất khẩu thì đòi hỏi giải quyết các vấn đề trong nước như lao động, nhiều vấn đề liên quan sản xuất.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas:

Có 5 yếu tố giúp ngành dệt may Việt Nam đạt được kết quả trong những năm qua.

Thứ nhất, không có WTO thì ngành dệt may không có cơ hội phát triển, không có mức tăng trưởng 17-18%/năm như hiện nay. 

Thứ hai, trong công nghiệp dệt may, trước WTO, Chính phủ ban hành nghị định 55, có nội dung hỗ trợ cho ngành DN dệt may trong 3 năm được hưởng lãi suất trong việc đầu tư chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu dệt may. Trong giai đoạn này đã tạo ra rất nhiều nhà máy sợi dệt nhuộm. 

Thứ ba, thành công của dệt may trong quá trinh hội nhập và đàm phán, thì duy nhất hiệp định TPP là hiệp hội cử cán bộ đi theo ngay từ đầu. Sự quan tâm chung của dệt may Việt Nam có đặc trưng riêng. Sự chuyển dịch công nghiệp của Việt Nam về vùng sâu đến nay tôi thấy dệt may là những dự án có tuổi thọ và phát triển được.

 Thứ tư, tác động đến chiến lược phát triển, nguồn lực, con ngươi, không có WTO thì nay không có dội ngũ cán bộ, quản lý. Chính vì vậy, hai trường đại học trước đây đào tạo dệt may là Bách Khoa và Tổng hợp, quá khó nên sinh viên không vào nhưng nay sinh viên tham gia vào các khoa này rất đông. Là tín hiệu đã thấy được lợi ích của 2 ngành này. 

Thứ năm, chiến lược phát triển dệt may trình Chính Phủ đã vượt kế hoạch. Chúng tôi đặt mục tiêu năm 2016 đạt khoảng 32 tỷ USD xuất khẩu.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 55
Doanh nghiệp trả lời phỏng vấn các đài truyền hình bên lề Hội thảo

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Còn vấn đề giải quyết thách thức về lao động, trong việc mở rộng quy mô sản xuất?

Ông Giang: Việt Nam không còn lợi thế cạnh tranh lao động giá rẻ mà dựa trên 3 trụ cột. 

Thứ nhất, phát triển công nghiệp phụ trợ, cung cấp tại chỗ. Những năm qua, cả doanh nghiệp trong nước lẫn DN FDI đã đầu tư hàng loạt nhà máy sợi, dệt, nhuộm. 

 Thứ hai, công nghệ và quan trị tiên tiến đã được áp dụng không chỉ trong ngành may mà còn trong dệt, sợi. 

 Thứ ba, đã được các nhà máy lớn như ở Mỹ, EU, Nhật, Hàn QUốc…đưa vào công nghệ quản trị hệ thống. Chỉ cần ngồi tại văn phòng nước họ cũng đã biết được các công đoạn từ nhập kho, vận chuyển, đóng gói...tới đâu. 

Với 3 trụ cột này, tôi tin, VIệt Nam sẽ cạnh tranh được. Những nước đối thủ của Việt Nam đang chuyển dịch đầu tư vào đây, không nên phân biệt FDI hay trong nước mà cần xem lợi ích họ mang đến Việt Nam là gì, chính là công nghệ phát triển dệt may, vấn đề công ăn việc làm, các dịch vụ liên quan, phụ trợ khác.

Ông Kiệt: chuỗi giá trị hiểu theo nghĩa khả năng lan tỏa được công nghiệp phụ trợ. Để một nhà máy giày dịch chuyển sang các nước khác là rất khó, bởi họ đã bám sâu ở thị trường Việt Nam, họ mua được phụ liệu trong nước, làm các công đoạn đóng giày từ A tới Z. Còn với balo, vật tư nhập ở Trung Quốc, phụ liệu nhập ở Thái Lan, nên di chuyển rất dễ, chỉ cần quyết định mua là di chuyển được. Do vậy, điều kiện tiên quuyết để phát triển bền vững là tạo ra chuỗi giá trị ngay tại Việt Nam thì các DN, các nhà máy mới không di chuyển sang nước khác.

14:25 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Còn vấn đề tiếp cận tín dụng đã thuận lợi?

Ông Giang: các DN đừng nên kêu về không vay được vốn, lãi cao. Vấn đề là dự án trình bày có thưc sự thuyết phục. Các dự án lớn không khó, cái khó là với các DN vừa và nhỏ, quy mô tài sản nhỏ, không biết cách trình bày dự án thuyết phục. Quan trọng không là lãi suất ngân hàng, quan ngại là khi đầu tư xác định thị trường ở đâu, dòng sản phẩm ở đâu. 

Ông Kiệt: ngành da giày có đặc thù riêng, các DN vừa và nhỏ là đối tượng bị thiệt thòi nhất trong cuộc chơi này, các chuỗi lớn đã lôi kéo được các nhà cung ứng từ các nước Trung Quốc, Thái Lan về đây và đầu tư. Và họ đã kiểm soát trên 55% nên họ sẽ hưởng ngay ưu đãi  thuế 0% khi TPP có hiệu lực. 

Thứ hai, các DN trong nước vẫn đang loay hoay, vi không phải cứ sản xuất trong nước cho giày 50% mà còn có những nguyên phụ liệu riêng biệt cho mỗi nhãn hàng đó thôi, có muốn mua thì cũng không bán. Vấn đề tiếp cận vốn chỉ là việc nhỏ, họ còn rất nhiều vấn đề như công nghệ, nhân sự, tay nghề…

14:42 24/03
Đại diện doanh nghiệp: chính sách vay USD có điều chỉnh, ngân hàng có các gói sản phẩm nào?

Bà Phan Thị Hồng Điệp, Phó phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng Vietinbank:

Chính sách cho vay USD sẽ có điều chỉnh khi Thông tư 24 có hiệu lực, một số đối tượng được vay USD sẽ không tiếp tục được vay nữa. Lãi suất cho vay VND và USD rất chênh nhau, ảnh hưởng ngay đến lợi nhuận DN. Vietinbank đã xây dựng nhiều sản phẩm phù hợp, chẳng hạn sản phẩm vay VND nhưng lãi suất tương tự đồng USD.

Tôi cũng muốn nói rằng, ngân hàng cũng có vai trờ trong việc gắn kết, kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ  với các DN lớn, hay DN chính với các nhà phân phối thông qua các quan hệ tín dụng. Ngân hàng có thể cung cấp tín dụng cho saler hay dựa trên mối quan hệ với các buyer để cung cấp dịch vụ tín dụng dưới hình thức tài trợ thương mạihay chiết khấu..., qua đó giúp gắn kết mỗi quan hệ giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị. 
14:56 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Làm gì cải thiện vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu?

Ông Giang: Điều tôi băn khoăn nhất là lợi ích từ hiệp định thương mại mang lại nhưng nhiều DN rất thờ ơ, đến giờ này vẫn có nhiều DN chưa hiểu kỹ về TPP hay các FTA. 

Thứ hai, đặc điểm của các DN Việt Nam là không thể xây dựng được chuỗi liên kết chặt chẽ. Thiếu tiếng nói chung, thiếu người trụ cột trong tiếng nói chung. Tôi cho rằng, đó là vấn đề tồn tại và cần xử lý. 

Thứ ba, khi các DN gặp vướng mắc các hợp đồng thương mại với đối tác nước ngoài, thì khi đó họ mới tìm tới hiệp hội để hỏi hướng xử lý. Qua đó cho thấy, các DN đang quá thờ ơ với cái ta đang có, trong khi đó, các DN FDI tạo thành những khối rất đoàn kết

Thứ tư, công tác truyền tải thông tin đến các nhà quản trị DN chưa mang tính toàn diện, mà chỉ ở góc độ những gì nóng nhất, chưa nói đến thách thức, cần làm gì. Truyền thông cũng cần vào cuộc, làm rõ, đưa thông tin rõ để các doanh nghiệp nhận thức được trong chuỗi cung ứng toàn cầu này phải có các DN vừa và nhỏ thì như vậy mới thành công.

Nếu DN vừa và nhỏ không đứng cùng khối DN lớn thì các buyer không bao giờ đánh giá tiêu chuẩn của nhà xưởng để họ đặt đơn hàng, mà cần phải có chuỗi từ nguyên, phụ liệu đến chuỗi sản xuất may, cho đến chuỗi cung ứng ở Việt Nam. 

15:15 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Theo góc nhìn tiếp cận và tư vấn nhiều NĐT NN thì phân khúc nào mà các NĐTNN quan tâm?

TS. Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Viêt Nam:

Khi tiếp xúc các khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài, họ thường nhấn mạnh tới các DN theo chuẩn quốc tế, như chuẩn mực về quản trị DN, hệ thống công nghệ thông tin... Do vậy, không thể nói tôi là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì tôi làm theo cách của tôi. 

Tôi thấy mừng vì các nhà đầu tư nước ngoài hiện đang quan tâm thị trường Việt Nam, một phần do công tác truyền thông Mỹ và nước khác, kể cả khi TPP chưa ký kết thì họ cũng đã đưa nhận định Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Đây là điều kích thích nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới Việt Nam. 

Cái đang thiếu ở Việt Nam là công nghiệp phụ trợ, các DN, nhà đầu tư nước ngoài có thể tự đầu tư hoặc liên kết các công ty trong nước.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 56
 TS. Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Viêt Nam

Vậy làm sao liên kết?

Ông Ái: Khi Việt Nam tham gia TPP và ký các FTA, chúng tôi đã chuẩn bị cả chương trình để giới tthiệu cơ hội đầu tư vào Việt Nam tới các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng tôi cũng chuẩn bị có những chuyến sang Mỹ, châu Âu, Nhật Bản để gới thiệu và không chỉ công việc của Nhà nước, mà của bản thân mỗi DN.

Tôi mong muốn, DN nào muốn được hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài, bằng nhiều hình thức như góp vốn, công nghệ, là nhà cung cấp…, thì chúng tôi sẵn sàng làm cầu nối.

Anh Giang: Hiện doanh nghiệp chúng tôi đang liên doanh với một DN Hồng Kông, một DN Nhật Bản (chiếm 30% vốn). Khi chúng tôi có ý định thoái vốn 15%, đích thân CEO của DN này bày tỏ không muốn chúng tôi thoái vốn. Đơn giản vì họ cần người Việt Nam đứng ở góc độ người Việt Nam để quản lý, hiểu rõ văn hóa Việt Nam, cập nhật và hiểu rõ chính sách từ đó tạo động lực phát triển cho DN. Các DN FDI cần các DN Việt Nam. 

Nội dung tường thuật

09:52 24/03

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), nguyên Tổng Biên tập Báo Đầu tư cho biết, lĩnh vực dệt may và da giày, là 2 ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được Việt Nam chú trọng trong đàm phán TPP.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 57
 TS. Nguyễn Anh Tuấn

Với việc gia nhập TPP, kỳ vọng hai ngành sẽ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và gia tăng xuất khẩu… tuy vậy, để tận dụng cơ hội, hội nhập thành công các doanh nghiệp Việt Nam phải  nhìn thẳng vào chính mình, thay đổi từ tư duy đến hành động để có thể nắm được những cơ hội hội nhập mới.

Hội thảo sẽ tập trung đánh giá tác động của Hiệp định TPP đối với lĩnh vực dệt may và da giày; phân tích các nút thắt ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong ngành và thảo luận các giải pháp để tháo gỡ các điểm nghẽn và tận dụng các cơ hội mang lại từ Hiệp định TPP đối với ngành dệt may và da giày.

10:03 24/03

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), Phó trưởng đoàn phán TPP:

Về mặt thị trường, Việt Nam đã từng “bị phân biệt đối xử” bởi tham gia cuộc chơi sau cùng. Hiện tại, cách chơi trên thế giới đã thay đổi, có những sân chơi ưu đãi riêng từng ngành với nhau. Nếu Việt Nam tiếp tục chậm chân thì không khéo lại tiếp tục bị phân biệt đổi xử, vì khi đó các nước đã có những FTA với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Đơn cử, Baladesh, Campuchia xuất khẩu vào thị trường EU với thuế suất 0%, trong khi Việt Nam chịu mức thuế 5%. Tuy nhiên, với TPP, lần đầu tiên Việt Nam đi trước.

Đây là hiệp định điển hình trong chuỗi hiệp định thương mại tự do được ký kết trong năm 2015. Nói đến hiệp định thương mại tự do thì quan tâm hai vấn đề lớn: các nước mở cửa với nhau như thế nào và quy tắc mở cửa thị trường ra sao?

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 58
Hội thảo thu hút sự quan tâm của hàng trăm lãnh đạo doanh nghiệp

Về quy tắc, có khá nhiều quy tắc trong TPP, như xuất xứ, giám sát. Dệt may là một trong những nội dung đàm phán khó khăn nhất vì đây là ngành được Hoa Kỳ bảo hộ nhiều. Trong đó, quy tắc xuất xứ từ sợi rất chặt chẽ nhưng cũng linh hoạt. Quy tắc này có thể bước đầu gây thách thức cho ngành dệt may, da giày VIệt Nam, nhưng nếu đáp ứng được, Việt Nam có khả năng chuyển lên chuỗi giá trị cao hơn, chủ động hơn về nguyên liệu và khi đó lợi ích cũng nhiều hơn.

Quy tắc giám sát cũng cần được chú ý, tránh trường hợp “tuồn” hàng từ nước khác sang. Ngoài ra, còn có quy định về cấp giấy chứng nhận xuất xứ với mục đích tạo thuận lợi cho doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể tự nhận xuất xứ, thuận lợi là chủ động ,nhưng thách thức là doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về hồ sơ. Đặc biệt, tham gia TPP, lần đầu tiên Việt Nam tham gia có nội dung về lao động và về môi trường, có biện pháp trừng trị thương mại nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 59
 Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương)

Đối với lộ trình thuế quan, hai ngành này đang đóng thuế rất cao, nhất là thị trường Hoa Kỳ, mỗi năm ngành dệt may đóng thuế xuất khẩu vào thị trường này khoảng 2 tỷ USD, da giày khoảng 400 triệu USD, tổng số thuế Việt Nam đóng lớn hơn tổng các nước thành viên TPP khác. Nếu đáp ứng được quy tắc xuất xứ thì các nước sẽ giảm thuế cơ bản về 0, sẽ là thuận lợi lớn cho VIệt Nam. 

Thách thức phát triển hai ngành này là rất lớn, nhất là theo cam kết hội nhập, Chính Phủ Việt Nam sẽ không còn trợ cấp cho các doanh nghiệp dệt may nữa, do vậy, ngoài các chương trình trợ cấp của Nhà nước nói chung với các ngành trong đó có dệt may thì sẽ không có chương trình hỗ trợ riêng cho ngành này. Thời gian qua hai ngành này đã phát triển tốt về quy mô, số lượng và cả chất lượng. Dệt may, da giày được xem là mang lại lợi ích cốt lõi từ TPP, kỳ vọng sẽ tiếp tục có sự cải thiện để phát triển hơn nữa. 

10:04 24/03

Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu, tham gia TPP là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng...

Lợi thế của Việt Nam sẽ gia tăng, tạo cú huých lớn đối với xuất khẩu, đặc biệt kim ngạch xuất khẩu dệt may, da giày kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, cơ hội thành hiện thực hóa nếu có sự chuẩn bị kỹ càng để đáp ứng tiêu chí cao của TPP, các vấn đề cần giải quyết như năng lực cạnh tranh, tỷ lệ nội địa hóa…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong luật này, chúng tôi có đưa ra chương hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào cụm liên kết ngành. Dệt may và da giày là 2 ngành có quy mô lớn trong tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam và dự kiến gia tăng hơn nữa từ. Đây là cơ hội lớn có các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ đi theo. Muốn làm được điều này thì phải xây dựng cụm liên kết ngnành, khái niệm kinh tế không mới nhưng ở Việt Nam chưa nhiều và nhận thức chưa đầy đủ, nếu nói đến chuỗi giá trị mà không bàn đến liên kết ngànhthì đưa vào đúng vấn đề.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 61
 Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông

Khái niệm liên kết ngành nằm ở 2 dạng thức, thứ nhất là các doanh nghiệp cùng ngành có sự tập trung nhất định về địa lý trong cùng một vùng. Điều này phụ thuộc về chính sách, quy hoạch của Nhà nước. Khi đó, các doanh nghiệp có sự tương tác lẫn nhau, sử dụng dịch vụ tương hỗ sẽ tạo hiệu quả cao hơn. 

Thứ hai, những công nghiệp phụ trợ bám sát theo ngành đó, trong suốt cả chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm đó.

Lấy đơn cử trong ngành da giày, nút thắt ở khâu thuộc da xả nước thải ra môi trường rất lớn. Tuy nhiên, công nghệ xử lý nước thải của Việt Nam đạt trình độ quốc tế và đủ năng lực cạnh tranh. Nếu Việt Nam xử lý được nước thải để có thể làm được thuộc da, từ đó tạo ra nhiều việc làm, khi đó không chỉ gia tăng xuất khẩu mà gia tăng cả các chuỗi giá trị ở sau. 

 

10:35 24/03

GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE:

Trong chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may, khâu có lợi nhuận cao nhất là thiết kế mẫu, cung cấp nguyên phụ liệu và thương mại. Tuy nhiên, khoảng 90% doanh nghiệp may mặc của Việt Nam tham gia sản xuất sản phẩm cuối cùng với giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị.

Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may 27,5 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu 14 tỷ USD. Từ sản xuất trong nước: 7 tỷ USD nguyên phụ liệu và 6,5 tỷ USD tiền công. Những con số này cho thấy giá trị gia tăng thấp.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phân tích thực trạng dựa trên chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may để khắc phục nhược điểm, tham gia có hiệu quả hơn. Ngoài ra, tạo liên kết theo chiều dọc trên cơ sở phân công hợp tác bền vững với chiến lược dài hạn. Nhược điểm về liên kết, hợp tác là điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần khắc phục.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 62
GS. TSKH Nguyễn Mại

Đối với hiệp hội ngành hàng, cần tổ chức mối quan hệ hợp tác nội bộ ngành theo mô hình khu công nghiệp chuyên biệt về dệt may. Tổ chức tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm tại từng thị trường chủ yếu để gia tăng lợi nhuận.

Tôi không  ủng hộ quá nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào dệt nhuộm, thay vào đó, Chính phủ  cần có chính sách hỗ trợ về kinh tế, tín dụng, thuế cho các doanh nghiệp trong nước để có thể tự làm dệt nhuộm. Ngoài ra, Chính phủ cần có chỉ đạo các địa phương thống nhất hành động trong việc lựa chọn các dự án FDI về dệt may, da giày.

Chỉ đạo rõ ràng hơn về việc hình thành các khu công nghiệp chuyên biệt, hiện có hơn 360 khu công nghiệp, nhưng mô hình gần nhau, chưa có sự chuyên biệt.

Thường xuyên lắng nghe và giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp để tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do.

10:40 24/03
Bà Đặng Phương Dung, Cố vấn Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas):

Không một đất nước nào có thể sản xuất sản phẩm từ A tới Z. Do vậy, nhờ các hiệp định thương mại đa phương, song phương thì tạo ra các chuỗi giá trị từ việc sử dụng lợi thế cạnh tranh các nước.

Hiểu đơn giản là chuyên môn hóa, có quốc gia thì sản xuất bông, quốc gia nhập bông sản xuất sợi, rồi có quốc gia nhập khẩu sợi để sản xuất vải. Miễn sao có sản phẩm cuối cùng khi xuất khẩu có được lợi thế cạnh tranh.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 63
 Bà Đặng Phương Dung

Trong quá trình phát triển, trên thế giới hình thành 5 khu vực nhập khẩu chính và 5 khu vực xuất khẩu chính. Những nước kém và đang phát triển là những nước xuất khẩu chính, còn những nước phát triển là nhập khẩu chính.

Ở Việt Nam, khâu bông không chủ động được, dù Vinatex đã sử dụng nhiều giải pháp, như lập nông trang trồng bông, nhưng thực tế là diện tích trông bông đang thu hẹp và chỉ tự đáp ứng được 1% nhu cầu.

Khâu sợi khá phát triển, nhưng dệt thì chưa phát triển tương xứng, do vậy, sợi làm ra thì xuất khẩu hơn 70%, sử dụng trong nước chỉ 30%. Dệt phấn đấu 1,5 tỷ m2/năm nhưng nhu cầu về vải lại cao hơn rất nhiều, 8 tỷ m2/năm. Đặc biệt, khâu nhuộm hoàn tất đang là khâu rất yếu của ngành dệt may Việt Nam. 

10:44 24/03
Bà Đặng Phương Dung:

Năm 2015, xuất khẩu dệt may đạt 27 tỷ USD, nhưng nhập khẩu cũng rất lớn, mặc dù tỷ lệ nội địa hóa đã tăng, đạt khoảng 51%, nhưng việc nhập khẩu vẫn phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. 

Trong chuỗi giá trị toàn cầu, theo chuỗi giá trị từ thiết kế đến máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu, cắt may rồi xuất khẩu và phân phối, thì dệt may Việt Nam đang ở đáy của giá trị. Xuất khẩu 27 tỷ USD nhưng giá trị gia tăng con số này là rất nhỏ.

Điểm lại những hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia trước đây, chủ yếu yêu cầu xuất xứ từ vải, thì tỷ lệ khai thác được ưu đãi về thuế quan là vô cùng thấp, trừ FTA Hàn Quốc chỉ yêu cầu cắt may, tỷ lệ sử dụng được thuế ưu đãi là 85-90%, nhưng chủ yếu cũng là các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc khai thác được nhiều hơn. 

10:49 24/03
Bà Đặng Phương Dung:
Dù thấy được điểm mạnh, điểm yếu nhưng việc dịch chuyển dệt may Việt Nam lên tầng cao hơn vẫn gặp hạn chế. Đơn cử, trong dệt, thách thức vẫn là thị trường, kỹ thuật, xử lý nước thải. Mặc dù hiện đang kêu gọi, thu hút vốn FDI vào dệt nhuộm, nhưng vấn đề ở đây là đa phần các địa phương, đặc biệt những địa phương đang phát triển như Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương... đều "lắc đầu".

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nỗ lực, cố gắng vươn lên phần cao hơn trong chuỗi giá trị bằng cách phát triển thiết kế (đã có nhiều buổi trình diễn thời trang của các nhà thiết kế riêng lẻ, thực tế cho thấy sự phối hợp giữa đội ngũ thiết kế với các nhà sản xuất còn kém, làm sao để phối hợp tạo sản phẩm bán được). Ngoài ra, cần xây dựng thương hiệu và phát tiển hệ thống phân phối. 

Vấn đề khai thác lợi thế từ các FTA, TPP mang lại và đặc biệt khi tham gia chuỗi cung ứng. Cần ý thức được cho các doanh nghiệp, bên cạnh các doanh nghiệp đã làm thương hiệu, thì các doanh nghiệp gia công, may cần phải chuyển phương thức gia công sang ODM, OBM.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 64
10:55 24/03

Bà Phan Thị Hồng Điệp, Phó phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng Vietinbank:

VietinBank đã xếp ngành dệt may vào nhóm ngành hàng trọng điểm cần gia tăng thị phần, được ưu tiên cấp tín dụng tại VietinBank.
Dư nợ cấp cho các doanh nghiệp trong ngành luôn tăng trưởng qua các thời kỳ. Nhiều công ty, tập đoàn dệt may lớn đều là khách hàng truyền thống của VietinBank, 27 đơn vị trên tổng số 33 đơn vị thành viên của Vinatex là khách hàng của VietinBank.

Đến hết tháng 31/12/2015, dư nợ cho ngành tại VietinBank tăng 32% so với cùng kỳ năm 2014. Chính sách khách hàng của VietinBank được triển khai theo hướng giảm lãi suất cho vay khách hàng, thủ tục phê duyệt linh hoạt, thuận tiện để hỗ trợ khách hàng tốt có thêm lợi thế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gia tăng dư nợ tín dụng và sử dụng sản phẩm dịch vụ tại VietinBank.

VietinBank có những nhóm sản phẩm đồng bộ, từ công tác quản lý vốn, tín dụng đến mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may tăng trưởng, phát triển.

Nhiều doanh nghiệp dệt may cho biết, thách thức lớn nhất của ngành dệt may khi Việt Nam hội nhập chính là nguồn vốn không đủ để họ trụ vững và cạnh tranh. Trong thời gian qua, VietinBank đã tham gia tài trợ vốn và đồng hành cùng các doanh nghiệp dệt may và da giầy trong và ngoài nước trong các chương trình thúc đẩy kinh doanh, các dự án trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội.

Trong định hướng kinh doanh sắp tới của Vinatex, Tập đoàn sẽ tham gia đầu tư các chuỗi sản xuất liên hợp bao gồm từ khâu kéo sợi, dệt, nhuộm và may mặc tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (dự kiến quy mô đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng) vào tháng 04/2015 và VietinBank sẽ là ngân hàng tài trợ dự án này (dự kiến tài trợ 1050 tỷ đồng).

Ngoài ra, đối với dự án may mặc của Vinatex, VietinBank cũng sẽ là ngân hàng tài trợ cho dự án may tại Tuyên Quang với tổng mức đầu tư khoảng trên 240 tỷ đồng.

Bên cạnh việc tài trợ cho dự án của Vinatex, VietinBank còn tiếp cận và cung cấp các sản phẩm dịch vụ toàn diện cho các tổng công ty của tập doàn này như Tổng công ty Phong Phú, Hòa Thọ, May 10, May Hưng Yên, Dệt May Hà Nội, Dệt may Nam Định, May Nhà Bè...

11:03 24/03

Ông Võ Minh Nhựt, Tổng giám đốc Công ty NS BlueScope Vietnam:

Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam nên không chỉ quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh của mình mà cần quan tâm tới các vấn đề ảnh hưởng toàn cầu. Một trong số đó là các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu được quan tâm tại Hội nghị chống biến đổi khí hậu COP Paris năm 2015.

Phát triển bền vững không phải là khái niệm mới, tuy nhiên chưa bao giờ trở thành vấn đề mang tính sống còn như hiện nay. Khi mà biến đổi khi hậu diễn biến đáng lo ngại trên diện rộng, môi trường đang bị hủy hoại đến mức báo động, các nguồn lực tư nhiên đang có dấu hiệu suy giảm đáng kể. 

Đối với các doanh nghiệp, phát triển bền vững không chỉ là trách nhiệm xã hội và môi trường trong xu thế hội nhập, mà còn là ưu thế cạnh tranh trong việc đáp ứng yêu cầu của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới khi chọn đối tác.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 65
 Ông Võ Minh Nhựt, Tổng giám đốc Công ty NS BlueScope Vietnam

Các đòi hỏi về phát triển bền vững ngày càng trở nên bức thiết trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Các yêu cầu về tính bền vững trong sản xuất dần là đòi hỏi bắt buộc.

Trong bối cảnh chi phí sản xuất ngày càng tăng cao, thì lợi thế nhờ nhân công giá rẻ và chi phí thấp sẽ không tồn tại lâu, hiệu quả dài hạn trong chi phí sản xuất và năng xuất là bài toán các doanh nghiệp cần phải tính toán để tăng lợi thế cạnh tranh.

Với xu thế hội nhập thế giới và các yêu cầu nêu trên, các doanh nghiệp Việt Nam cần có cái nhìn dài hạn và phát triển bền vững hơn để chủ động tuân thủ các yêu cầu và chuẩn mực theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng uy tín và thương hiệu.

Đối với ngành dệt may và da giày, cơ hội khi tham gia các hiệp đinh thương mại tự do như TPP là rất lớn, thì yếu tố phát triển bền vững là điều tiên quyết giúp doanh nghiệp chủ động tận dụng cơ hội và xây dựng nền tảng cạnh tranh vững chắc.    

Thực tế, các đối tác mua hàng chính trong ngành dệt may và da giầy như Nike và Addidas, bền vững là yếu tố quạn trọng lựa chọn hay phát triển nhà cung cấp. Addidas áp dụng phân tích định kỳ các nhà cung cấp về các chỉ số xanh, trong đó quy định rõ ràng mục tiêu giảm năng lượng tiêu thụ, nước sạch và khí thải CO2. Đây là những chỉ tiêu, các nhà cung cấp phải đạt được theo lộ trình để tiếp tục là nhà cung cấp của Addidas.

Theo một tài liệu của Nike, công ty này đánh giá các nhà máy gia công của họ dựa trên 4 tiêu chí, bao gồm chất lượng, đơn giá, thời hạn giao hàng & sản xuất bền vững. Điều đặc biệt là 4 tiêu chí này có trọng số ngang nhau. 

Tương tự như Addidas, Nike cũng xác định cụ thể các chỉ tiêu giảm năng lượng tiêu thụ, nước sạch và khí thải CO2. Thậm chí, Nike còn có chiến lược xây dựng các cửa hàng và nhà máy sản xuất đạt chứng chỉ công trình xanh LEED của Mỹ để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững của mình.

Các yêu cầu và chỉ tiêu sản xuất bền vững ngày một rõ ràng từ phía đối tác mua hàng của ngành dệt may và da giầy Việt Nam. Tuy nhiên, đứng trên khía cạnh doanh nghiệp dệt may và da giầy trong xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, sản xuất bền vững không chỉ điều buộc phải làm, mà thực sự có lợi ích kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh lâu dài.

Để tận dụng cơ hội này thì công trình xanh thực sự là công cụ hữu hiệu để các doanh nghiệp dệt may và da giầy đạt các chỉ tiêu sản xuất bền vững, đáp ứng yêu cầu của đối tác và hưởng lợi từ hiệu quả lâu dàu từ công trình xanh đem lại.

Trước hết, công trình xanh được thiết kế theo tiêu chí tiết kiệm năng lượng & nước rất nghiêm ngặt, dẫn đến việc giảm đáng kể chi phí vận hành. Trung bình,  một công trình xanh tiết kiệm được khoảng 20% điện năng và 40% lượng nước sạch so với công trình bình thường.

Về lâu dài, công trình xanh sẽ giảm được rủi ro về chi phí vận hành trước giá điện & giá nước đều có xu hướng và lộ trình tăng liên tục trong thời gian gần đây.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 66 

Tại Việt Nam, theo kinh nghiệm của chuyên gia về công trình xanh thì các chi phí tăng thêm cho công trình xanh cũng tương tự như các nước. Thời gian hoàn vốn trung bình là 1-3 năm, ít có hạng mục có thời gian hoàn vốn trên 5 năm. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào cấp độ đầu tư ban đầu.

Ngoài ra, chi phí tăng thêm từ công trình xanh phụ thuộc nhiều vào đơn vị tư vấn công trình xanh. Các đơn vị tư vấn kinh nghiệm và năng lực đưa ra giải pháp công trình xanh với chi phí tăng thêm thấp nhất nhờ cân đối hợp lý các yếu tố để đạt tiêu chuẩn công trình xanh.

Đứng về khía cạnh kinh doanh, làm công trình xanh có thể tốn thêm chi phí nhưng đó hoàn toàn là đầu tư tăng thêm chứ không mất đi. Các chi phí tăng thêm của công trình xanh không phải là chi phí mà là đầu tư tăng thêm.

Các chi phí này sẽ đi vào các thiết bị giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành. Sau thời gian hoàn vốn, thường 1-5 năm, thì các thiết bị này là nhưng “cỗ máy” sinh lời cho chủ đầu tư.

Tuy nhiên, một thực tế là khái niệm và lợi ích của công trình xanh còn mới mẻ tại Việt Nam và đối với các doanh nghiệp ngành dệt may và da giầy. Trong khi đó thì các nước trong khu vực hay các tập đoàn dệt may nước ngoài lớn đầu tư tại Việt Nam như TAL, FGL, Hanes brands... từ lâu đã áp dụng tiêu chuẩn công trình xanh của Mỹ (LEED). Sở dĩ có điều này, một phần cũng là do thiếu sự tư vấn về lợi ích công trình xanh cho các doanh nghiệp tại Viêt Nam. 

11:59 24/03
Hội thảo bước vào phiên thảo luận.
Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 67 
13:17 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Khi tham gia TPP, có thể tiết kiệm được khoảng 2 tỷ USD tiền thuế mà hàng xuất khẩu dệt may đóng khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Vậy đối tượng nào sẽ hưởng lợi, các nhà nhập khẩu, xuất khẩu hay Chính phủ?

Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày & Túi xách Việt Nam (Lefaso):

Người hưởng lợi nhiều nhất chính là người dân các nước trong khối TPP. Cần chú ý, thuế nhập khẩu là khoản mà các nhà nhập khẩu của Hoa Kỳ phải trả, chứ không phải các DN xuất khẩu Việt Nam phải trả. Tuy nhiên, với các thành viên TPP hoặc các quốc gia có các hiệp định chi phối, thuế nhập khẩu giảm sẽ kéo theo giá bán giảm xuống, tạo nhu cầu tăng lên, từ đó tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, xuất khẩu phát triển và các ngành, dịch vụ đi theo cũng phát triển.

Ngoài ra, khi nói hiệp định ta nói nhiều về cơ hội, nhưng khi thực thi các hiêp định các DN Việt Nam cũng cần chú ý đến những thách thức, để tránh thiệt hại có khả năng xảy ra.

Thứ nhất, chuỗi giá trị có nhiều góc cạnh, có chuỗi giá trị chung thì còn có chuỗi giá trị riêng. Trước đây, chuỗi giá trị tập trung 4 yếu tố là thương hiêu, các nhà sản xuất, sản phẩm và phân phối nhưng tại một hội nghị ở Trung Quốc mới đây đưa ra là 7-9 yếu tố, trong đó các chuỗi đặc biệt có tên tuổi như Nike, adidas puma…, thì họ bắt đầu kiểm soát luôn phần nguyên liệu thô. Chẳng hạn như Victoria's Secret chỉ định nguyên liệu thô mua ở đâu.

Các buyer lớn cũng dần kiểm soát logicsstic, tức muốn xuất nhập khẩu phải thông qua các hãng mà họ chỉ định. Họ cũng kiểm soát luôn nhà sản xuất máy móc, nên sẽ không được mua các máy ở các hội chợ mà phải mua máy móc chỉ định, mới tạo được sự tương thích trong chuỗi của họ.

Ngắn gọn rằng, các chuỗi giá trị hiện đang khống chế . Do vậy, thay vì tìm cách mở rộng chuỗi giá trị thì các DN Việt Nam cũng nên tự tạo ra chuỗi giá trị. 

13:20 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Vậy với điều kiện ràng buộc của các buyer như vậy, so với các cam kết trong hiệp định có trái gì hay không?

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), Phó Trưởng đoàn phán TPP trả lời:

Quan điểm của các bên khi đàm phán TPP rất rõ ràng là không can thiệp vào hoạt động trực tiếp của doanh nghiệp. Do vậy, không có ràng buộc nào. Tuy vậy, để tạo môi trường đầu tư công khai, minh bạch và tránh tạo sự mất cân bằng giao dịch thì chỉ có một quy định có thể liên quan, đó là các thành viên TPP không được ra một yêu cầu nào mà buộc/cấm NĐT sử dụng công nghệ đó, tránh tạo rào cản thương mại trá hình. 

13:35 24/03

TS Nguyễn Anh Tuấn: TPP có khả năng 2018 hoặc xa hơn mới có hiệu lực, trong khi đó, tháng 6 này, Hoa Kỳ đã giao quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) trong lĩnh vực da giày, túi xách cho một số nước như Indonesia, Philipines, Thái Lan… nên các ngành này, đặc biệt túi xách bị ảnh hưởng rất nặng bởi chính sách này. Tôi cho rằng, hiện ta đang nghĩ cứ vào TPP thì  2 ngành dệt may và da giày xuất đi đều được hưởng thuế suất. Nhưng tôi muốn làm rõ, nếu chúng ta không đáp ứng được điều kiện thì sẽ phải đóng mức thuế cao hơn nhất nhiều lần. Kể cả như EU, hiện Việt Nam đang được hưởng GSP, nhưng nếu không đáp ứng được các điều kiện khi hiệp định thương mại có hiệu lực thì sẽ phải chịu thuế chứ không được hưởng GSP. 

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 68

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), Phó Trưởng đoàn phán TPP trả lời:

Ngành dày gia xuất khẩu sang EU rất nhiều, một trong những lý do là có chương trình có ưu đãi thuế quan, nhưng riêng với Hoa Kỳ thì khi ký hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có ghi nội dung là sẽ bàn và Hoa Kỳ phấn đấu dành cho Việt Nam có ưu đãi. Dù tích cực thực hiện, nhưng đã thất bại vì điều kiện tiên quyết, đặc biệt là về về lao động và cơ bản là cao hơn điều kiện trong TPP.

Chương trình GSP ưu đãi thấp hơn nhiều so với ưu đãi mà Hoa Kỳ dành cho cá nước đã ký hiệp định thương mại tự do và là chương trình đơn phương, không ổn định, họ có thể rút lại vào bất kỳ thời điểm nào. Quốc hội Hoa Kỳ đã nhiều lần rút lại chính sách này. Nếu DN Việt Nam xuất khẩu dựa vào những ưu đãi không ổn định như vậy sẽ có nhiều rủi ro lớn cho DN.

Còn với TPP, ưu đãi lớn hơn, mang tính ổn định, cam kết vĩnh viễn. 

14:14 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Cơ hội mở rộng thị trường, riêng với dệt may, đến 2020 có thể kim ngạch xuất khẩu sang các nước nội khối là 50 tỷ USD. Một khi gia tăng xuất khẩu thì đòi hỏi giải quyết các vấn đề trong nước như lao động, nhiều vấn đề liên quan sản xuất.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas:

Có 5 yếu tố giúp ngành dệt may Việt Nam đạt được kết quả trong những năm qua.

Thứ nhất, không có WTO thì ngành dệt may không có cơ hội phát triển, không có mức tăng trưởng 17-18%/năm như hiện nay. 

Thứ hai, trong công nghiệp dệt may, trước WTO, Chính phủ ban hành nghị định 55, có nội dung hỗ trợ cho ngành DN dệt may trong 3 năm được hưởng lãi suất trong việc đầu tư chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu dệt may. Trong giai đoạn này đã tạo ra rất nhiều nhà máy sợi dệt nhuộm. 

Thứ ba, thành công của dệt may trong quá trinh hội nhập và đàm phán, thì duy nhất hiệp định TPP là hiệp hội cử cán bộ đi theo ngay từ đầu. Sự quan tâm chung của dệt may Việt Nam có đặc trưng riêng. Sự chuyển dịch công nghiệp của Việt Nam về vùng sâu đến nay tôi thấy dệt may là những dự án có tuổi thọ và phát triển được.

 Thứ tư, tác động đến chiến lược phát triển, nguồn lực, con ngươi, không có WTO thì nay không có dội ngũ cán bộ, quản lý. Chính vì vậy, hai trường đại học trước đây đào tạo dệt may là Bách Khoa và Tổng hợp, quá khó nên sinh viên không vào nhưng nay sinh viên tham gia vào các khoa này rất đông. Là tín hiệu đã thấy được lợi ích của 2 ngành này. 

Thứ năm, chiến lược phát triển dệt may trình Chính Phủ đã vượt kế hoạch. Chúng tôi đặt mục tiêu năm 2016 đạt khoảng 32 tỷ USD xuất khẩu.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 69
Doanh nghiệp trả lời phỏng vấn các đài truyền hình bên lề Hội thảo

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Còn vấn đề giải quyết thách thức về lao động, trong việc mở rộng quy mô sản xuất?

Ông Giang: Việt Nam không còn lợi thế cạnh tranh lao động giá rẻ mà dựa trên 3 trụ cột. 

Thứ nhất, phát triển công nghiệp phụ trợ, cung cấp tại chỗ. Những năm qua, cả doanh nghiệp trong nước lẫn DN FDI đã đầu tư hàng loạt nhà máy sợi, dệt, nhuộm. 

 Thứ hai, công nghệ và quan trị tiên tiến đã được áp dụng không chỉ trong ngành may mà còn trong dệt, sợi. 

 Thứ ba, đã được các nhà máy lớn như ở Mỹ, EU, Nhật, Hàn QUốc…đưa vào công nghệ quản trị hệ thống. Chỉ cần ngồi tại văn phòng nước họ cũng đã biết được các công đoạn từ nhập kho, vận chuyển, đóng gói...tới đâu. 

Với 3 trụ cột này, tôi tin, VIệt Nam sẽ cạnh tranh được. Những nước đối thủ của Việt Nam đang chuyển dịch đầu tư vào đây, không nên phân biệt FDI hay trong nước mà cần xem lợi ích họ mang đến Việt Nam là gì, chính là công nghệ phát triển dệt may, vấn đề công ăn việc làm, các dịch vụ liên quan, phụ trợ khác.

Ông Kiệt: chuỗi giá trị hiểu theo nghĩa khả năng lan tỏa được công nghiệp phụ trợ. Để một nhà máy giày dịch chuyển sang các nước khác là rất khó, bởi họ đã bám sâu ở thị trường Việt Nam, họ mua được phụ liệu trong nước, làm các công đoạn đóng giày từ A tới Z. Còn với balo, vật tư nhập ở Trung Quốc, phụ liệu nhập ở Thái Lan, nên di chuyển rất dễ, chỉ cần quyết định mua là di chuyển được. Do vậy, điều kiện tiên quuyết để phát triển bền vững là tạo ra chuỗi giá trị ngay tại Việt Nam thì các DN, các nhà máy mới không di chuyển sang nước khác.

14:25 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Còn vấn đề tiếp cận tín dụng đã thuận lợi?

Ông Giang: các DN đừng nên kêu về không vay được vốn, lãi cao. Vấn đề là dự án trình bày có thưc sự thuyết phục. Các dự án lớn không khó, cái khó là với các DN vừa và nhỏ, quy mô tài sản nhỏ, không biết cách trình bày dự án thuyết phục. Quan trọng không là lãi suất ngân hàng, quan ngại là khi đầu tư xác định thị trường ở đâu, dòng sản phẩm ở đâu. 

Ông Kiệt: ngành da giày có đặc thù riêng, các DN vừa và nhỏ là đối tượng bị thiệt thòi nhất trong cuộc chơi này, các chuỗi lớn đã lôi kéo được các nhà cung ứng từ các nước Trung Quốc, Thái Lan về đây và đầu tư. Và họ đã kiểm soát trên 55% nên họ sẽ hưởng ngay ưu đãi  thuế 0% khi TPP có hiệu lực. 

Thứ hai, các DN trong nước vẫn đang loay hoay, vi không phải cứ sản xuất trong nước cho giày 50% mà còn có những nguyên phụ liệu riêng biệt cho mỗi nhãn hàng đó thôi, có muốn mua thì cũng không bán. Vấn đề tiếp cận vốn chỉ là việc nhỏ, họ còn rất nhiều vấn đề như công nghệ, nhân sự, tay nghề…

14:42 24/03
Đại diện doanh nghiệp: chính sách vay USD có điều chỉnh, ngân hàng có các gói sản phẩm nào?

Bà Phan Thị Hồng Điệp, Phó phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng Vietinbank:

Chính sách cho vay USD sẽ có điều chỉnh khi Thông tư 24 có hiệu lực, một số đối tượng được vay USD sẽ không tiếp tục được vay nữa. Lãi suất cho vay VND và USD rất chênh nhau, ảnh hưởng ngay đến lợi nhuận DN. Vietinbank đã xây dựng nhiều sản phẩm phù hợp, chẳng hạn sản phẩm vay VND nhưng lãi suất tương tự đồng USD.

Tôi cũng muốn nói rằng, ngân hàng cũng có vai trờ trong việc gắn kết, kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ  với các DN lớn, hay DN chính với các nhà phân phối thông qua các quan hệ tín dụng. Ngân hàng có thể cung cấp tín dụng cho saler hay dựa trên mối quan hệ với các buyer để cung cấp dịch vụ tín dụng dưới hình thức tài trợ thương mạihay chiết khấu..., qua đó giúp gắn kết mỗi quan hệ giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị. 
14:56 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Làm gì cải thiện vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu?

Ông Giang: Điều tôi băn khoăn nhất là lợi ích từ hiệp định thương mại mang lại nhưng nhiều DN rất thờ ơ, đến giờ này vẫn có nhiều DN chưa hiểu kỹ về TPP hay các FTA. 

Thứ hai, đặc điểm của các DN Việt Nam là không thể xây dựng được chuỗi liên kết chặt chẽ. Thiếu tiếng nói chung, thiếu người trụ cột trong tiếng nói chung. Tôi cho rằng, đó là vấn đề tồn tại và cần xử lý. 

Thứ ba, khi các DN gặp vướng mắc các hợp đồng thương mại với đối tác nước ngoài, thì khi đó họ mới tìm tới hiệp hội để hỏi hướng xử lý. Qua đó cho thấy, các DN đang quá thờ ơ với cái ta đang có, trong khi đó, các DN FDI tạo thành những khối rất đoàn kết

Thứ tư, công tác truyền tải thông tin đến các nhà quản trị DN chưa mang tính toàn diện, mà chỉ ở góc độ những gì nóng nhất, chưa nói đến thách thức, cần làm gì. Truyền thông cũng cần vào cuộc, làm rõ, đưa thông tin rõ để các doanh nghiệp nhận thức được trong chuỗi cung ứng toàn cầu này phải có các DN vừa và nhỏ thì như vậy mới thành công.

Nếu DN vừa và nhỏ không đứng cùng khối DN lớn thì các buyer không bao giờ đánh giá tiêu chuẩn của nhà xưởng để họ đặt đơn hàng, mà cần phải có chuỗi từ nguyên, phụ liệu đến chuỗi sản xuất may, cho đến chuỗi cung ứng ở Việt Nam. 

15:15 24/03

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Theo góc nhìn tiếp cận và tư vấn nhiều NĐT NN thì phân khúc nào mà các NĐTNN quan tâm?

TS. Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Viêt Nam:

Khi tiếp xúc các khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài, họ thường nhấn mạnh tới các DN theo chuẩn quốc tế, như chuẩn mực về quản trị DN, hệ thống công nghệ thông tin... Do vậy, không thể nói tôi là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì tôi làm theo cách của tôi. 

Tôi thấy mừng vì các nhà đầu tư nước ngoài hiện đang quan tâm thị trường Việt Nam, một phần do công tác truyền thông Mỹ và nước khác, kể cả khi TPP chưa ký kết thì họ cũng đã đưa nhận định Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Đây là điều kích thích nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới Việt Nam. 

Cái đang thiếu ở Việt Nam là công nghiệp phụ trợ, các DN, nhà đầu tư nước ngoài có thể tự đầu tư hoặc liên kết các công ty trong nước.

Doanh nghiệp dệt may, da giày làm gì để tận dụng cơ hội của TPP? ảnh 70
 TS. Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Viêt Nam

Vậy làm sao liên kết?

Ông Ái: Khi Việt Nam tham gia TPP và ký các FTA, chúng tôi đã chuẩn bị cả chương trình để giới tthiệu cơ hội đầu tư vào Việt Nam tới các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng tôi cũng chuẩn bị có những chuyến sang Mỹ, châu Âu, Nhật Bản để gới thiệu và không chỉ công việc của Nhà nước, mà của bản thân mỗi DN.

Tôi mong muốn, DN nào muốn được hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài, bằng nhiều hình thức như góp vốn, công nghệ, là nhà cung cấp…, thì chúng tôi sẵn sàng làm cầu nối.

Anh Giang: Hiện doanh nghiệp chúng tôi đang liên doanh với một DN Hồng Kông, một DN Nhật Bản (chiếm 30% vốn). Khi chúng tôi có ý định thoái vốn 15%, đích thân CEO của DN này bày tỏ không muốn chúng tôi thoái vốn. Đơn giản vì họ cần người Việt Nam đứng ở góc độ người Việt Nam để quản lý, hiểu rõ văn hóa Việt Nam, cập nhật và hiểu rõ chính sách từ đó tạo động lực phát triển cho DN. Các DN FDI cần các DN Việt Nam. 

Tin bài liên quan