Công bố quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long và phía Nam

Công bố quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long và phía Nam

(ĐTCK) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm TP. HCM và các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang) là vùng đi đầu phát triển trong một số ngành và dịch vụ tiên tiến, nhất là các ngành sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất phần mềm, các dịch vụ thương mại, giao nhận, tài chính viễn thông, du lịch…

Đây là một trong những nội dung của bản quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ngày 5/6. Theo quy hoạch này, tốc độ tăng trưởng GDP vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2016 - 2020 sẽ đạt khoảng 8,5 - 9%/năm. Đến năm 2020, các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ sẽ chiếm khoảng 95 - 96% GDP, trong đó tỷ trọng dịch vụ đạt khoảng 44%. GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 3.900 - 4.000 USD, đến năm 2020 đạt trên 5.000 USD.

Trong khi đó, theo bản quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 được công bố cùng thời gian thì thành phố Cần Thơ, tỉnh Cà Mau, tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang sẽ là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thủy sản, hoa quả, góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Vùng kinh tế này cũng là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí đốt Tây Nam. 

Tin bài liên quan