Lãnh đạo và các thành viên Chính phủ, cùng các Bộ, ngành đều nhất trí với đề xuất, kiến nghị bãi bỏ 56 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Lãnh đạo và các thành viên Chính phủ, cùng các Bộ, ngành đều nhất trí với đề xuất, kiến nghị bãi bỏ 56 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bãi bỏ 56 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

(ĐTCK) Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với lãnh đạo các Bộ, ngành ngày 19/8, lãnh đạo và các thành viên Chính phủ, cùng các Bộ, ngành đều nhất trí với đề xuất, kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện.
Theo đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, xây dựng Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh; Danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện Báo cáo Thường trực Chính phủ xem xét, cho ý kiến trước khi hoàn thiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa ra Quốc hội thảo luận, thông qua.

Kết quả rà soát cho thấy, toàn bộ ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện kinh doanh được quy định tại 391 văn bản pháp luật (gồm 56 Luật, 8 Pháp lệnh, 115 Nghị định, 176 Thông tư, 26 Quyết định của Bộ trưởng và 2 văn bản của Bộ) với 386 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của 16 Bộ, ngành.

Cụ thể, trong 386 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có tới 895 điều kiện kinh doanh “cấp 1” (giấy phép “cha”); 2.129 điều kiện “cấp 2” (giấy phép “con”) và 1.745 điều kiện “cấp 3” (giấy phép “cháu”).

Các điều kiện kinh doanh thể hiện đa dạng dưới nhiều hình thức. Cụ thể: có 110 ngành, nghề yêu cầu phải có giấy phép kinh doanh với 171 loại giấy phép kinh doanh; 83 ngành, nghề yêu cầu có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với 62 loại giấy chứng nhận; 44 loại ngành, nghề cần có chứng chỉ hành nghề với 53 loại chứng chỉ hành nghề; 11 ngành, nghề yêu cầu xác nhận vốn pháp định; 345 ngành, nghề yêu cầu phải có chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bộ Kế hoạch và đầu tư cho rằng, danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh hiện hành chưa được xác định, tập hợp và công khai hóa; nhiều quy định về điều kiện kinh doanh đã lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn hoặc không cần thiết cho mục tiêu quản lý nhà nước, từ đó gây ra các rào cản ra nhập thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư, kinh doanh.

Không những thế, nhiều điều kiện kinh doanh không được quy định cụ thể và thiếu minh bạch về trình tự, hồ sơ, thủ tục hoặc điều kiện, thủ tục không rõ ràng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh đồng thời tạo ra sự tùy tiện, tiêu cực của cơ quan quản lý nhà nước.

Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất bãi bỏ khoảng 15% ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (tương ứng bãi bỏ 56/386 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện). Đây là những ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện không còn cần thiết; bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý, không rõ ràng, không cụ thể; chuyển một số điều kiện kinh doanh từ hình thức cấp giấy phép sang áp dụng hình thức tự đăng ký thực hiện.

Tin bài liên quan