Thị trường tài chính 24h: Triển vọng khả quan đối với cổ phiếu ngân hàng lớn trong năm tới

Thị trường tài chính 24h: Triển vọng khả quan đối với cổ phiếu ngân hàng lớn trong năm tới

0:00 / 0:00
0:00

(ĐTCK) VN-Index tăng gần 12 điểm; Ép mua bảo hiểm và hợp đồng mồ côi; “Bão tan” với cổ phiếu cảng biển; Sóng dài cổ phiếu ngân hàng; Vốn ngoại trợ lực thị trường chứng khoán; Chứng khoán châu Á giao dịch tích cực; Thế giới thiệt hại 187 tỷ USD do các thảm họa trong năm 2020…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 16/12 tăng 150.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 54,90 – 55,42 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 26,6 USD lên 1.853,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng và lên gần 1.865 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,35% xuống 90,16 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 16/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.148 đồng, tăng 4 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.040 - 23.220 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,22 USD (+0,46%), lên 47,84 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,21 USD (+0,41%), lên 50,97 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index tăng vọt

Trong phiên sáng, với sự hỗ trợ đắc lực của nhóm ngân hàng, sắc xanh đã lan tỏa ra khắp bảng điện tử, giúp VN-Index tăng mạnh trở lại.

Bước vào phiên chiều, dòng tiền tiếp tục chảy mạnh giúp đà tăng của VN-Index được nới rộng hơn, ngưỡng 1.065 điểm dễ dàng được chinh phục khi đóng cửa.

Nhóm ngân hàng vẫn là tâm điểm với TCB tăng trần +6,9%, STB +4,07%, LPB +3,5% và MBB +3%, VCB +2,2%, BID +2,8%, TPB +2,3%...

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 10,81 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 228,99 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 16/12: VN-Index tăng 11,72 điểm (+1,11%), lên 1.066,99 điểm; HNX-Index tăng 3,75 điểm (+2,23%), lên 171,62 điểm; UPCoM-Index tăng 0,64 điểm (+0,91%), lên 70,25 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall giao dịch tích cực trong phiên ngày thứ Ba (15/12) nhờ thông tin, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết, đã mời các nhà lãnh đạo phe phái chủ chốt tại Quốc hội Mỹ họp vào cuối ngày để nỗ lực hoàn tất một thỏa thuận chi tiêu lớn của chính phủ và tìm kiếm tiếng nói chung về gói viện trợ nền kinh tế.

Gói đề xuất đầu tiên trị giá 748 tỷ USD, bao gồm khoản hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, hoạt động phân phối vắc-xin và khoản trợ cấp 300 USD/người/tuần cho người lao động thất nghiệp trong 16 tuần.

Trong khi đó, đề xuất còn lại bao gồm 160 tỷ USD tiền trợ cấp cho chính quyền bang, địa phương và các điều khoản bảo vệ các doanh nghiệp trước các vụ kiện liên quan đến Covid-19.

Kết thúc phiên 15/12, chỉ số Dow Jones tăng 337,76 điểm (+1,13%), lên 30.199,31 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 47,13 điểm (+1,29%), lên 3.694,62 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 155,02 điểm (+1,25%), lên 12.595,06 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản nhận ảnh hưởng tích cực từ phố Wall đêm qua, và các cổ phiếu liên quan đến Apple nâng đỡ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,26% lên 26.757,40 điểm. Chỉ số tăng 0,27% lên 1.786,83 điểm.

Nhật báo Nikkei đưa tin, Apple đã yêu cầu các nhà cung cấp của tăng sản lượng iPhone lên gần 30% trong nửa đầu năm 2021. Điều này khiến nhóm cổ phiếu cung cấp linh kiện cho Apple tăng vọt, trong đó dẫn đầu là Alps Alpine tăng 7,14%.

Giao dịch đáng kể nhất tại Toa Oil, tăng hơn 20% sau khi Idemitsu Kosan cho biết, họ sẽ đưa ra một đề nghị chào mua công ty.

Chứng khoán Trung Quốc thêm một phiên giảm nhẹ, khi sự lạc quan về sự phục nền kinh tế đã bù đắp sự yếu kém của nhóm cổ phiếu công nghệ.

Đóng cửa, Shanghai Composite gần như không đổi ở 3.366,98 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,18% lên 4.953,87 điểm.

Đáng kể nhất hôm nay là cổ phiếu công nghệ ngành chip SMIC, có thời điểm mất tới 9,8% trước khi đóng cửa giảm 5,5% sau khi cho biết, hội đồng quản trị báo cáo về ý định từ chức CEO của Mong-Song Liang.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhờ đà dẫn dắt của nhóm cổ phiếu công nghệ và chăm sóc sức khỏe.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,97% lên 26.460,29 điểm Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,6% lên 10.461,90 điểm.

Các nhà đầu tư dường như đã chịu thiệt hại lớn đối với cổ phiếu SMIC niêm yết tại Hồng Kông giảm tới 9,6%, sau tuyên bố từ chức của CEO.

Chứng khoán Hàn Quốc nhích lên, được thúc đẩy bởi kỳ vọng gói kích thích tại Mỹ sớm được thông qua và chiến dịch tiêm chủng vắc-xin Covid-19.

Kết thúc phiên 16/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 69,56 điểm (+0,26%), lên 26.757,40 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 0,25 điểm (-0,00%), xuống 3.366,98 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 253,00 điểm (+0,97%), lên 26.460,29 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 14,97 điểm (+0,54%), lên 2.771,79 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Ép mua bảo hiểm và hợp đồng mồ côi

Tình trạng “ép” mua bảo hiểm qua kênh ngân hàng có thể thuyên giảm sau văn bản chấn chỉnh của Ngân hàng Nhà nước vừa qua, nhưng có ý kiến lo ngại về hợp đồng bị ép mua từ vài năm trước có nguy cơ bị “mồ côi” (không được chăm sóc)..>> Chi tiết

- “Bão tan” với cổ phiếu cảng biển

Những đứt gãy giao thương do Covid-19 là cú đòn đánh mạnh vào hoạt động logistics, cảng biển, nhưng dường như cơn bão dịch bệnh dần tan và chân trời đã xuất hiện những tia sáng với nhóm doanh nghiệp này..>> Chi tiết

- Sóng dài cổ phiếu ngân hàng

Nếu như năm 2020 là giai đoạn tạo sóng của các ngân hàng nhỏ với câu chuyện chuyển sàn thì năm 2021 được dự báo là thời của các ngân hàng lớn..>> Chi tiết

- Vốn ngoại trợ lực thị trường chứng khoán

Động thái mua ròng trở lại của khối ngoại đang tiếp sức tích cực cho tâm lý nhà đầu tư nội khi thị trường phải đối mặt với nhịp điều chỉnh trước áp lực chốt lời tại những ngưỡng kháng cự mới..>> Chi tiết

- Swiss Re: Thế giới thiệt hại 187 tỷ USD do các thảm họa trong năm 2020

Theo số liệu sơ bộ của Swiss Re, các thảm họa tự nhiên trong năm 2020 như các cơn bão bất thường hay tình trạng cháy rừng nghiêm trọng ở nhiều nước đã gây thiệt hại 175 tỷ USD..>> Chi tiết

Tin bài liên quan