Thị trường tài chính 24h: Tìm cơ hội đầu tư sau đại dịch

Thị trường tài chính 24h: Tìm cơ hội đầu tư sau đại dịch

(ĐTCK) VN-Index lên sát 795 điểm; Ngân hàng đi gỡ khó và bài toán “khó phải tự gỡ”; Đầu tư hậu đại dịch: Nhiều cơ hội có thể đạt lợi suất 30-50%; Chứng khoán tuần mới: Rung lắc và chốt lời; Cơ hội đầu tư khi nới lỏng giãn cách xã hội; Chứng khoán châu Á đa số giảm do áp lực chốt lời trước mùa báo cáo kết quả kinh doanh; Hàng trăm tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp khả năng thành “trái phiếu rác”...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô 

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 20/4 giảm 150.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã giảm thêm 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 47,25 – 48,02 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua giảm 30,3 USD xuống 1.686,5 USD/ounce, sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng dao động quanh 1.680 – 1690 USD/ounce cho đến cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 5 trên sàn Comex New York giảm 6,4 USD xuống 1.684,4 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,14% lên 99,92 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 20/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.238 đồng, giảm 3 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.360 - 23.540 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 4,96 USD (-27,15%), xuống 13.31 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,94 USD (-3,35%), xuống 27,14 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index tiến gần 795 điểm

Mặc dù áp lực chốt lời xuất hiện nhưng dòng tiền nội hoạt động mạnh đã giúp thị trường nhanh chóng lấy lại đà tăng. Tuy nhiên, với sự phân hóa của nhóm cổ phiếu lớn khiến thị trường không thể tiến xa.

Bước vào phiên chiều, giao dịch tích cực giúp VN-Index nới rộng biên độ tăng. Tuy nhiên, khi tiến vào vùng kháng cự mạnh 800 điểm, chỉ số chỉ đi được quãng đường ngắn rồi hạ nhiệt.

Cặp đôi lớn nhóm cổ phiếu bia tiếp tục tỏa sáng với SAB +7%; BHN +6,9%.

Dù giá dầu thô rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 2 thập, nhưng nhóm dầu khí lại tăng với GAS +1,6%, PLX +6%, PVT +6,8%, PVD +6,6%.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, DBC gặp áp lực bán chốt lời, giảm sàn -7%.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài  bán ròng 25,3 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 406,7 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 20/4: VN-Index tăng 5,37 điểm (+0,68%), lên 794,97 điểm; HNX-Index giảm 0,78 điểm (-0,71%), xuống 109,68 điểm; UpCoM-Index tăng 0,48 điểm (+0,93%), lên 52,64 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Sau khi Covid-19 tại nhiều tiểu bang của Mỹ có dấu hiếu qua đỉnh, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế với lộ trình 3 giai đoan. Một số tiểu bang cũng đã nới lỏng dần lệnh hạn chế đối với đời sống và kinh doanh.

Trong khi đó, cổ phiếu của hãng dược Gilead Science cũng tăng 10% sau báo cáo rằng, một số bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nghiêm trọng đã phản ứng tích cực với thuốc Remdesivir khi dùng thử nghiệm.

Những thông tin trên đã kéo các chỉ số chính của phố Wall tăng mạnh trong phiên cuối tuần vừa qua.

Kết thúc phiên 17/4, chỉ số Dow Jones tăng 704,81 điểm (+2,99%), lên 24.242,49 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 75,01 điểm (+2,68%), lên 2.874,56 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 117,78 điểm (+1,38%), lên 8.650,14 điểm.

Chứng khoán châu Á 

Chứng khoán Nhật Bản quay đầu điều chỉnh trong phiên đầu tuần, sau khi đã đạt mức đỉnh cao nhất trong 6 tuần trước đó, do sự thận trọng trước báo cáo kết quả kinh doanh của nhóm công ty có khả năng thiệt hại nặng do đại dịch Covid-19.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,15% xuống 19.669,12 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,7% xuống 1.432,41 điểm.

Nhóm cổ phiếu lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã có thời gian tăng mạnh, được thúc đẩy khi các công ty đua nhau thử nghiệm thuốc để đối phó với đại dịch Covid-19 trước khi các nhà đầu tư lo lắng và bắt đầu chốt lời.

Công ty dược phẩm Chugai và nhà sản xuất thiết bị điện tử Omron Corp sẽ công bố kết quả kinh doanh quý vừa qua vào thứ Năm, trong khi nhà sản xuất thiết bị thử nghiệm chất bán dẫn là Eclest Corp và nhà sản xuất robot công nghiệp Fanuc Corp sẽ công bố kết quả vào cuối tuần.

Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ, khi lãi suất cho vay cơ bản của Trung Quốc đã được cắt giảm lần thứ 2 trong năm nay để hỗ trợ nền kinh tế bị Covid-19 tàn phán.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,5% lên 2.852,55 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,36% lên 3.853,46 diểm.

Trung Quốc thông báo đã cắt giảm lãi suất cho vay một năm (LPR) 20 điểm cơ bản (bps) xuống 3,85% từ 4,05% trước đó, trong khi LPR 5 năm đã giảm một nửa xuống còn 4,65% từ 4,75%.

Hầu hết các khoản vay mới và dư nợ đều dựa trên LPR, trong khi lãi suất năm năm ảnh hưởng đến việc định giá các khoản thế chấp. LPR là tỷ lệ tham chiếu cho vay được thiết lập hàng tháng bởi 18 ngân hàng.

Cắt giảm không cân xứng cho thấy chính quyền Trung Quốc sẽ tuân thủ chính sách nhà ở chặt chẽ. Xing Zhaopeng, chuyên gia kinh tế thị trường tại ANZ, Thượng Hải, cho biết, và nhấn mạnh đây không được coi là một công cụ để kích thích nhu cầu trong nước.

Chứng khoán Hồng Kông giảm nhẹ, khi giới đầu tư nhìn thấy một tuần bận rộn của báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và dữ liệu kinh tế sẽ dẫn đến áp lực chốt lời gia tăng.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,21% xuống 24.330,02 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,09% lên 9.824,42 điểm.

Các công ty niêm yết tại Hồng Kông sẽ bắt đầu công bố kết quả kinh doanh trong quý đầu tiên trong những ngày tới, với dự báo hầu hết sẽ ghi nhận những khoản lỗ tương đối lớn, có thể làm giảm tâm lý thị trường, các nhà phân tích tại Guodu Hong Kong cho biết.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, cũng với tâm lý giới đầu tư chuẩn bị cho mùa báo cáo kết quả kinh doanh ảm đạm.

Người Hàn Quốc đang quay trở lại làm việc, các trung tâm mua sắm đã đông đúc, công viên, sân golf và một số nhà hàng được mở cửa khi chính phủ nới lỏng các biện pháp cách biệt cộng đồng, trong bối cảnh các ca nhiễm mới virus corona liên tục giảm trong thời gian gần đây.

Kết thúc phiên 20/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 228,14 điểm (-1,15%), xuống 19.669,12 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 14,06 điểm (+0,50%), lên 2.852,55 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 49,98 điểm (-0,21%), xuống 24.330,02 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 16,17 điểm (-0,84%), xuống 1.898,36 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngân hàng đi gỡ khó và bài toán “khó phải tự gỡ”

Hệ thống ngân hàng đã hỗ trợ doanh nghiệp với phương châm “giúp người là giúp mình”, nhưng chính các ngân hàng cũng đang cần được trợ giúp..>> Chi tiết

Đầu tư hậu đại dịch: Nhiều cơ hội có thể đạt lợi suất 30-50%

Thời hậu đại dịch, dự kiến sẽ có 2 phân khúc được hưởng lợi và thời gian hưởng lợi cũng khác nhau, bao gồm nhóm “buộc phải cứu” và nhóm hưởng lợi lâu dài từ nhu cầu bùng phát và kéo dài..>> Chi tiết

Chứng khoán tuần mới: Rung lắc và chốt lời

Dòng tiền và sự lan tỏa đang có hiện tượng đạt ngưỡng, tức dư địa không còn quá rộng để bên mua có thể quyết liệt "vào hàng"..>> Chi tiết

Cơ hội đầu tư khi nới lỏng giãn cách xã hội

Gần 4 tháng kể từ ngày đại dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện và lây lan ra hơn 210 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, hiện nhiều nước trên thế giới bắt đầu có kế hoạch nới lỏng cách ly xã hội..>> Chi tiết

Hàng trăm tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp khả năng thành “trái phiếu rác”

Theo số liệu từ CreditSights, hơn 92 tỷ USD trái phiếu của 11 doanh nghiệp đã bị hạ bậc, trở thành “trái phiếu rác” (hay còn được biết đến với thuật ngữ Fallen Angel) trong tháng 3/2020..>> Chi tiết

Tin bài liên quan