Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 22/4 giảm 100.000 đồng/lượng ra so với ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng trở lại đúng 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 47,50 – 48,17 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm giảm 8,7 USD xuống 1.687,2 USD/ounce. Sang đến phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng mạnh trở lại, có thời điểm lên 1.710 USD/ounce, trước khi hạ nhiệt về 1.700 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 5 trên sàn Comex New York tăng hơn 33 USD lên 1.711,4 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,19% xuống 100,07 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 22/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.256 đồng, tăng 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.380 - 23.560 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,03 USD (-0,26%), xuống 11,54 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,19 USD (+0,98%), lên 19,52 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index hồi phục nhẹ
Trong phiên sáng, VN-Index mở cửa mất hơn 16 điểm. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy hoạt động sau đó giúp VN-Index hồi phục dần lên trên tham chiếu.
Bước vào phiên chiều, dòng tiền hoạt động tích cực hơn kéo VN-Index lên gần 775 điểm, nhưng một vài sức ép đến từ các mã lớnVIC, VCB, VHM, VRE đã khiến chỉ số đóng cửa quay đầu hạ thấp độ cao và chỉ còn tăng nhẹ.
Nhóm cổ phiếu nổi sóng hôm nay có HSG, DBC, HCM, DCM, SJF, KSB, QCG, FRT, DHM…
Trong các mã thị trường, ROS có lúc đã đảo chiều tăng thành công, nhưng cuối cùng vẫn đóng cửa trong sắc đỏ.
Trong khi một số cổ phiếu dầu khí hãm đà rơi, chỉ còn giảm mức khiêm tốn, thì PVD vẫn giảm 3,4%, xuống 9.390 đồng.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 12,13 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 336,98 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 22/4: VN-Index tăng 2,08 điểm (+0,27%), lên 768,92 điểm; HNX-Index tăng 2,12 điểm (+2,01%), lên 106,8 điểm; UPCoM-Index tăng 0,3 điểm (+0,58%), lên 51,48 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Giới đầu tư trên thị trường dầu mỏ tiếp tục có phiên hỗn loạn trong ngày thứ Ba khi giá dầu thô Brent giảm hơn 24% xuống mức thấp nhất hơn 18 năm, còn giá dầu thô WTI giao tháng 6 cũng mất tới hơn 34% xuống dưới ngưỡng 12 USD/thùng.
Sự sụp đổ liên tiếp của giá dầu thô đã kéo theo chứng khoản lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp khi các chỉ số chính của phố Wall giảm từ hơn 2% đến hơn 3% trong phiên thứ Ba.
Kết thúc phiên 21/4, chỉ số Dow Jones giảm 631,56 điểm (-2,67%), xuống 23.018,88 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 86,60 điểm (-3,07%), xuống 2.736,56 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 297,50 điểm (-3,48%), xuống 8.263,23 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tuần, khi giới đầu tư rời bỏ các tài sản rủi ro sau sự sụp đổ lịch sử của giá dầu thô.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,74% xuống 19.137,95, điểm. Chỉ số TOPIX giảm 0,63% xuống 1.406,90 điểm.
Giá dầu lao dốc một lần nữa, khi phiên đêm qua Brent giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999, khi thị trường phải vật lộn với tình trạng dư thừa nguồn cung và sức cầu sụt giảm do việc hạn chế đi lại trên khắp thế giới.
Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ trở lại, khi các nhà đầu tư hy vọng chính phủ sẽ tăng tốc các gói kích thích tài chính hơn nữa để củng cố nền kinh tế.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,6% lên 2.843,98 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,82% lên 3.839,38 điểm.
Sự sụp đổ trong hoạt động kinh tế của Trung Quốc do dịch Covid-19 gây ra đã khiến ngày càng có nhiều lời kêu gọi từ các cố vấn chính sách hàng đầu cho chính phủ để đẩy nhanh việc triển khai các biện pháp kích thích tài khóa, vì tỷ lệ thất nghiệp đang đe dọa sự ổn định xã hội.
Chứng khoán Hồng Kông phục hồi nhẹ, và cũng bởi những lạc quan xung quanh việc kích thích tài khóa nhiều hơn nữa từ Bắc Kinh để củng cố nền kinh tế.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,42% lên 23.893,36 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,57% lên 9.670,2 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc đã tăng, khi những nỗ lực kích thích toàn cầu đã lấn át nỗi lo sợ về sự sụt giảm của giá dầu.
Thị trường được cứu bởi thông tin Thượng viện Mỹ đã nhất trí phê duyệt 484 USD cứu trợ mới cho nền kinh tế.
Trong khi đó, Hàn Quốc đang chuẩn bị gói ngân sách bổ sung thứ 3 và quỹ 40 nghìn tỷ won (32,45 tỷ USD) để tăng trợ cấp cho người lao động và giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động.
Trong đó, cổ phiếu của Asiana Airlinestăng 24,1%, sau khi hai ngân hàng nhà nước của Hàn Quốc cho biết, sẽ cung cấp tới 1,7 nghìn tỷ won thanh khoản mới cho hãng hàng không lớn thứ hai của nước này.
Cổ phiếu của công ty công nghệ sinh học Hàn Quốc Seegene Inc đã tăng 21,2%, sau khi công ty nhận được Ủy quyền sử dụng khẩn cấp của FDA Mỹ cho bộ dụng cụ xét nghiệm virus corona.
Kết thúc phiên 22/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 142,83 điểm (0,74%), xuống 19.137,95 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 16,97 điểm (+0,60%), lên 2.843,98 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 99,81 điểm (+0,42%), lên 23.893,36 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 16,77 điểm (+0,89%), lên 1.896,15 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngân hàng “thắt lưng buộc bụng” đối phó với bão Covid-19
Các ngân hàng đang phải tiết giảm mọi chi phí, thậm chí cắt giảm mạnh lương của lãnh đạo cấp cao trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động kinh doanh..>> Chi tiết
- Phía sau làn sóng mua cổ phiếu quỹ
Cũng như nhiều công cụ tài chính khác, mua cổ phiếu quỹ có cả mặt lợi và mặt hại. Mặt lợi thì dễ thấy, như có thể tác động tích cực đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn, làm cơ cấu cổ đông cô đặc hơn, làm giảm khả năng pha loãng thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) và có thể hưởng lợi từ thuế so với các hình thức phân phối lợi nhuận khác..>> Chi tiết
- Nhiều nhóm cổ phiếu bật tăng, đón đầu “mở cửa” nền kinh tế
Giới đầu tư toàn cầu đang phớt lờ các tin xấu về kết quả kinh doanh mà dồn sự quan tâm vào thời điểm sẽ kiểm soát được dịch Covid-19 và khi nào thì nền kinh tế hoạt động bình thường trở lại sau giai đoạn hạn chế sản xuất nhằm phòng chống dịch..>> Chi tiết
- Bản lĩnh nhà đầu tư nội
Thị trường chứng khoán gần đây phục hồi, nhưng vẫn chứng kiến sự lệch pha trong giao dịch giữa hai khối nhà đầu tư. Trong khi khối nội hồ hởi mua vào với mức mua ròng 1.850 tỷ đồng trong quý I/2020, thì khối ngoại tiếp tục bán ròng..>> Chi tiết
- Thị trường chứng khoán chưa biết sợ!
Trong bối cảnh đại dịch diễn ra, các thị trường tài chính nhận được nhiều tín hiệu nhiễu loạn, “hoa mắt” vì các gói hỗ trợ khổng lồ, trong khi số liệu thực tế chưa được công bố đầy đủ..>> Chi tiết