Nhóm cổ phiếu FLC bị xả mạnh
Sau phiên sáng lình xình, thị trường bước vào phiên chiều với áp lực bán gia tăng trên diện rộng khiến VN-Index lùi xuống dưới tham chiếu và mặc dù lực cầu nhẹ hấp thụ trong đợt ATC xuất hiện nhưng không đủ cứu chỉ số thoát một phiên giảm điểm.
Rổ VN30 có tới 18 mã giảm, trong đó đáng kể là ROS giảm sàn -6,9%; BID -2,2%; BVH -1% g; GMD -1,9%, Tăng tốt nhất vẫn là MSN khi +2,3%; VRE +1,5%.
Nhóm cổ phiếu họ FLC giảm sâu, ngoài ROS giảm sàn thì AMD, HAI cũng giảm hết biên độ, trong khi FLC -3,7%.
VRC và TNA giảm sàn. Nhiều khả năng nhà đầu tư đã chốt lời sớm, do 2 mã này đã tăng mạnh trong thời gian qua, đặc biệt, TNA từ đầu năm đã tăng gần gấp 3 lần.
Mộtsố vẫn nhận được dòng tiền tốt như DXG, HBC, ASM, TCH, HAG, EVG, PVD, LDG, và thậm chí còn tăng kịch trần như DLG, CCL, LCM, GAB.
Kết thúc phiên giao dịch 26/12: VN-Index giảm 2,33 điểm (-0,24%), xuống 958,59 điểm; HNX-Index giảm 0,61 điểm (-0,59%), xuống 102,32 điểm; UpCoM-Index tăng 0,05 điểm (+0,09%), lên 55,66 điểm.
Chứng khoán Mỹ nghỉ giao dịch lễ Giáng sinh.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đã tăng và thanh khoản cải thiện, được thúc đẩy bởi kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại Trung-Mỹ sẽ được ký kết vào đầu năm mới.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,6% lên 23.924,92 điểm. Topix tăng 0,88% lên 4.025,99 điểm.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, sau khi Bắc Kinh đưa ra kế hoạch củng cố nền kinh tế, bao gồm các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,85% lên 3.007,35 điểm. Chỉ số CSI300 blue-hip tăng 0,88% lên 4.025,99 điểm.
Trung Quốc đã công bố kế hoạch kích thích nền kinh tế với khoản đầu tư đầu tư 1,8 nghìn nhân dân tệ vào đường cao tốc và đường thủy; 90 tỷ nhân dân tệ vào hàng không dân dụng vào năm 2020. Nhận được thông tin trên, chỉ số ngành bất động sản đã tăng vọt 2,9%.
Chứng khoán Hồng Kông nghỉ dịp nghỉ Giáng sinh.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, cũng được củng cố bởi hy vọng về một thỏa thuận thương mại Trung-Mỹ vào đầu năm 2020 sẽ được ký kết.
Thanh khoản có phần thấp, khi các nhà đầu tư tránh xa việc bán cổ phiếu lớn vì họ phải nắm giữ cổ phiếu cho đến thứ Năm để đảm bảo được chi trả cổ tức, Park Seok-hyun, nhà phân tích tại KTB Securities cho biết.
Kết thúc phiên 26/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 142,05 điểm (+0,60%), lên 23.924,92 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 25,47 điểm (+0,85%), lên 3.007,35 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 7,85 điểm (+0,36%), lên 2.197,93 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Giá vàng trong nước chững lại về cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.230 đồng/USD.
Thị trường vàng thế giới tại Mỹ nghỉ giao dịch phiên trước đó bởi kỳ nghỉ Giáng sinh tại 1.499,6 USD/ounce, sang phiên châu Á sáng nay, đã nhích lên và lên hơn 1.503 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và 80.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 41,90 – 42,22 triệu đồng/lượng, tăng thêm 70.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.162 đồng, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.110 - 23.230 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Nhiều ngân hàng vượt kế hoạch lợi nhuận 2019
Năm tài chính 2019 sắp khép lại với gam màu sáng đối với ngành ngân hàng, trong đó nhiều nhà băng công bố vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra..>> Chi tiết
- Đối lập dự báo kế hoạch kinh doanh 2020
Năm tài chính 2019 sắp kết thúc. Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2020 với sự đối lập..>> Chi tiết
- Nhiều mã chứng quyền có nguy cơ mất vốn
Sắp tới, 13 mã chứng quyền có bảo đảm (CW) sẽ đáo hạn, đa số đang có giá thấp hơn mức giá phát hành. Bên cạnh đó, nhiều mã tính thanh khoản không cao, thậm chí có mã gần như không có giao dịch..>> Chi tiết
- Năm 2019 và ấn tượng xuất siêu 10 tỷ USD
Năm 2019, với nỗ lực của các doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 264 tỷ USD, tăng khoảng 8% so với năm 2018, tạo nên con số xuất siêu 10 tỷ USD và kim ngạch 2 chiều đạt hơn 500 tỷ USD đầy ấn tượng..>> Chi tiết
- Những nền kinh tế châu Á dự báo giảm tốc vào 2020
Các nhà kinh tế xem căng thẳng thương mại và địa chính trị là yếu tố rủi ro chính cho các kinh tế châu Á năm sau..>> Chi tiết