Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 25/3 tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và 50.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện niêm yết tại
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ, giá vàng giao ngay tăng 84,8 USD lên 1.636 USD/ounce, sang phiên châu Á sáng nay, vàng đã hạ nhiệt và về quanh 1.610 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,85% xuống 101,18 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 25/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.250 đồng, giảm 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.515 - 23.675 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,03 USD (+0,12%), lên 24,04 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,33 USD (-1,11%), xuống 29,41 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index chưa thể hồi phục
Sau khi tăng gần 18 điểm lúc mở cửa, thị trường có những phút trùng lại, nhưng với sự khởi sắc của một số mã lớn đã tiếp sức cho VN-Index đi lên.
Chưa dùng lại ở đó, phiên chiều đem lại niềm vui lớn cho nhà đầu tư, khi VN-Index đã tăng theo chiều thẳng đứng, với nhiều mã lớn nhỏ tăng trần như VRE, VHM, VIC, VCB, CTG, SSI, PNJ, GAS, BVH, PLX đã kéo VN-Index đóng cửa tăng hơn 31 điểm lên 690 điểm.
Trong các bluechip, chỉ còn sắc đỏ ở TPB, BHN, cùng MSN và EIB đứng tham chiếu, còn lại đều tăng giá, trong đó, nhiều mã tăng trần như trên.
Nhóm cổ phiếu thị trường, AMD và HAI vẫn không thể thoát khỏi mức sàn 3.640 đồng và 3.420 đồng do lực cầu không có nhiều trong khi lực bán giá sàn rất lớn.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 19,77 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 367,59 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 25/3: VN-Index tăng 31,04 điểm (+4,71%), lên 690,25 điểm; HNX-Index tăng 3,14 điểm (+3,24%), lên 100,09 điểm; UPCoM-Index tăng 1,02 điểm (+2,1%), lên 49,53 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Trong phiên thứ Ba, cả 3 chỉ số chính của phố Wall đều bùng nổ với mức tăng trên dưới 10% sau khi có thông tin đảng Cộng hòa và Dân chủ đã tiến gần tới thỏa thuận về dự luật gói kích thích kinh tế trị giá 2.000 tỷ USD.
Gói kích thích này sẽ bổ sung vào các chính sách nới lỏng tiền tệ và gói kích thích định lượng không giới hạn mà Fed đưa ra trước đó để hỗ trợ cho kinh tế Mỹ đối phó với ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Kết thúc phiên 24/3, chỉ số Dow Jones tăng 2.112,98 điểm (+11,37%), lên 20.704,91 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 209,93 điểm (+9,38%), lên 2.447,33 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 557,18 điểm (+8,12%), lên 7.417,86 điểm.
Chứng khoán châu Á nối tiếp chuỗi ngày phục hồi mạnh
Chứng khoán Nhật Bản tăng hơn 8%, mức tăng một ngày lớn nhất kể từ năm 2008, sau khi Phố Wall phiên đêm qua bùng nổ nhờ gói kích thích kinh tế 2.000 tỷ USD được Thượng viện Mỹ thông qua.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 8,04% lên 19.546,63 điểm, chỉ số này đã tăng tới 18% trong 3 phiên gần nhất. Mặc dù vậy, vẫn giảm 19% so với mức đỉnh ngày 17/1.
Chỉ số Topix tăng 6,87% lên 1.424,62 điểm, mức tăng trong ngày lớn nhất trong 4 năm, với tất cả 33 chỉ số phụ trên bảng điện tử tăng điểm.
Bên cạnh những thôn tin tích cực bên ngoài thì tin tức Thế vận hội Tokyo sẽ bị hoãn lại vào năm tới thay vì hủy bỏ tiếp tục có tác động tích cực đến thị trường.
Theo đó, Dentsu Group Inc, công ty quảng bá của Nhật Bản cho Thế vận hội Tokyo đã tăng 11,7% và nhà sản xuất đồ thể thao Asics Corp tăng 17,5%.
Cổ phiếu lớn SoftBank Group tiếp tục tăng mạnh +10% và tổng cộng đã tăng 55% trong 3 phiên gần đây, sau khi công bố kế hoạch bán hoặc huy động tài sản lên tới 41 tỷ USD để mua cổ phiếu quỹ và trả bớt nợ.
Chứng khoán Trung Quốc nới đà đi lên, sau khi Thượng viện Mỹ thông qua một dự luật kích thích kinh tế lớn để bù đắp tác động kinh tế từ sự bùng phát của Covid-19.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 2,17% lên 2.781,59 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 2,69% lên 3.722,52 điểm.
Nhóm cổ phiếu A của Trung Quốc đang cho dấu hiệu phục hồi với lý do chính là hiệu quả của Bắc Kinh trong việc kiểm soát sự bùng phát dịch Covid.
Một điều nữa là hy vọng sẽ có thêm các biện pháp chính sách tài khóa và tiền tệ. Các biện pháp dự kiến bao gồm, chi nhiều hơn của chính quyền địa phương cho cơ sở hạ tầng, một lĩnh vực được Bắc Kinh sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Mặc dù vậy, tính đến thứ Sáu tuần trước, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng khoảng 70 tỷ nhân dân tệ (9,91 tỷ USD) cổ phiếu A. Điều này có khả năng dẫn đến tháng 3/2020 sẽ chứng kiến đợt bán ròng nhất trong một tháng kể từ Trung Quốc gỡ bỏ hạn chế việc các nhà đầu tư nước ngoài tiếp xúc với thị trường chứng khoán.
Chứng khoán Hồng Kông cũng nhận hiệu ứng tích cực từ việc Washington tiến gần hơn đến việc cung cấp hàng nghìn tỷ USD kích thích kinh tế.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 3,81% lên 23.527,19 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 3,76% lên 9.529,49 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 6,7%, ngành CNTT tăng 4,2%, tài chính tăng 3,4% và bất động sản tăng 4,5%.
Chứng khoán Hàn Quốc có thêm một phiên bùng nổ, sau phiên hôm qua ghi nhận mức tăng cao nhất trong 11 năm, khi các nỗ lực kích thích kinh tế trên toàn cầu nhận được sự cổ vũ lớn từ giới đầu tư.
Đóng cửa, chỉ số KOSP tăng 5,87% lên ở mức 1.704,40 điểm. Chỉ số này đã tăng 8,60% trong phiên trước đó, mức tăng một ngày lớn nhất kể từ tháng 10 năm 2008.
Đáng chú ý nhất hôm nay là cổ phiếu của Seegene Inc, nhà sản xuất bộ dụng cụ xét nghiệm virus corona đã tăng 29,9% lên mức cao kỷ lục, khiến giá trị vốn hóa tăng lên top 3 trên thị trường KOSDAQ.
Kết thúc phiên 25/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 1.454,28 điểm (+8,04%), lên 19.546,63 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 59,15 điểm (+2,17%), lên 2.781,59 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 863,70 điểm (+3,81%), lên 23.527,19 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 94,79 điểm (+5,89%), lên 1.704,76 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Doanh nghiệp cần nhiều hơn giải pháp hạ lãi suất
Tính từ đầu tháng 2/2020, đã có trên 30 ngân hàng trung ương trên thế giới đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất điều hành cũng như tung ra gói nới lỏng định lượng (QE) nhằm cung cấp thanh khoản và hỗ trợ bình ổn thị trường tài chính..>> Chi tiết
- Sống chung với áp lực giải chấp cổ phiếu
Quan sát thị trường cho thấy, các CTCK lớn đang thực hiện cấp margin cho nhóm cổ phiếu lớn, thuộc rổ VN30 với tỷ lệ 50%..>> Chi tiết
- Thị trường chứng khoán Việt Nam: Chuẩn bị cho kịch bản xấu hơn
Đầu tuần này, thị trường chứng khoán (TTCK) tái diễn tình trạng hàng loạt cổ phiếu dư bán tại mức giá sàn, giá hợp đồng tương lai cũng vậy, cho thấy nhà đầu tư lo ngại về kịch bản xấu hơn của thị trường..>> Chi tiết
- Nhà đầu tư ngoại, bắt đầu giảm bán, tham gia bắt đáy
Trong phiên giao dịch ngày 25/3, nhà đầu tư trong nước đã đẩy mạnh bắt đáy, trong khi áp lực bán ròng đã giảm mạnh của nhà đầu tư ngoại..>> Chi tiết
- Đồng USD mạnh trở thành nỗi đau mới với kinh tế thế giới
USD tăng giá mạnh trở thành cơn đau mới đối với nền kinh tế toàn cầu vốn đang “ê ẩm” vì đối phó với đại dịch Covid-19..>> Chi tiết