Thị trường tài chính 24h: Nhóm cổ phiếu ngân hàng bùng nổ giao dịch

Thị trường tài chính 24h: Nhóm cổ phiếu ngân hàng bùng nổ giao dịch

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index lập đỉnh mới; Lãi vay mua nhà khó giảm mạnh hơn; Nhà đầu tư thờ ơ với “cổ than”; Nhân sự ngành chứng khoán, nhìn xa để bước tới; Cước vận tải biển vẫn neo ở mức cao; Trữ lượng dầu toàn cầu giải phóng chỉ là "một giọt nước trong đại dương"... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 24/11 tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và không đổi chiều bán ra, hiện niêm yết tại mức 59,40 – 60,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 14,8 USD xuống 1.789,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần như chỉ biến động nhẹ quanh ngưỡng trên cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 96,73 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 24/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.141 đồng/USD, tăng 8 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.585 – 22.785 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,08 USD (-0,10%), xuống 78,42 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,15 USD (-0,18%), xuống 82,16 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua dừng ở 57.500 USD, thì sang ngày hôm nay đã có nhịp giảm khá mạnh về 56.200 USD, trước khi bật lên 56.700 USD/BTC vào cuối ngày.

Chứng khoán trong nước

Nhóm ngân hàng bay cao, VN-Index tăng hơn 25 điểm

Cổ phiếu ngân hàng sau nhịp điều chỉnh nhẹ phiên hôm qua, đã bung hết cỡ với không ít sắc tím tại OCB, MBB, STB, SSB, kéo VN-Index thiết lập đỉnh mới mọi thời đại tại gần 1.490 điểm.

Điểm đáng nói nhất là dòng tiền xác nhận quay trở lại nhóm mã lớn. Rổ VN30 hôm nay khớp lệnh với khối lượng cũng cao kỷ lục, điểm số của VN30-Index cũng lập kỷ lục.

Nhìn chung toàn thị trường, nhà đầu tư đã có thể yên tâm chờ đợi những đỉnh cao mới của VN-Index, nếu lực mua tiếp tục tốt thì vùng cản tâm lý 1.500 điểm hoàn toàn có thể vượt qua.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 25,9 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 934,02 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 24/11: VN-Index tăng 25,24 điểm (+1,72%), lên 1.488,87 điểm; HNX-Index tăng 6,98 điểm (+1,56%), lên 455,58 điểm; UPCoM-Index tăng 1,62 điểm (+1,43%) lên 114,64 điểm

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall tăng trong phiên ngày thứ Ba (23/11) nhờ những dữ liệu lạc quan từ bối cảnh kinh tế vĩ mô và đà tăng của cổ phiếu năng lượng, vượt qua áp lực lãi suất trái phiếu tăng vọt.

Thứ Ba, IHS Markit công bố khảo sát cho thấy, chỉ số PMI tổng hợp của Mỹ trong nửa đầu tháng 11 ghi nhận mức 56,5, giảm nhẹ từ mức 57,6 vào tháng 10. Trong đó, PMI sản xuất tăng từ mức 58,4 lên mức 59,1. PMI dịch vụ giảm từ mức 58,7 xuống mức 57.

Trong khi đó, cổ phiếu năng lượng là điểm sáng với ExxonMobil tăng 2,63%, cổ phiếu Diamondback Energy tăng 4,48%.

Kết thúc phiên 23/11, chỉ số Dow Jones tăng 194,55 điểm (+0,6%), lên 35.813,80 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 7,76 điểm (+0,2%), lên 4.690,70 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 79,62 điểm (-0,5%), xuống 15.775,14 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi các cổ phiếu định hướng tăng trưởng lùi bước, trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại rằng Fed có thể tăng tốc thắt chặt chính sách để đối phó với rủi ro lạm phát ngày càng gia tăng.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,58% xuống 29.302,66 điểm. Chỉ số Topix mất 1,16% xuống 2.019,12 điểm.

Nhóm cổ phiếu giảm mạnh nhất là Công ty Internet Z Holdings giảm 4,6%, và M3 mất 5%.

Các cổ phiếu liên quan đến chất bán dẫn cũng giảm mạnh, với Lasertec giảm 3,3%, Advantest giảm 4,1% và Screen Holdings giảm 3,1%.

Mặt khác, một số cổ phiếu xuất khẩu tăng, nhờ việc đồng yên yếu đi so với đồng USD, với Mitsubishi Motors tăng 5,1%, Nissan Motor tăng 4,4% và Toyota Motor tăng 0,9%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ, khi cổ phiếu thực phẩm, đồ uống và khai thác than tăng giá.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,1% lên 3.592,70 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,06% lên 4.916,66 điểm,

Nhóm cổ phiếu thực phẩm và đồ uống tăng 1,8%, trong khi các nhà sản xuất rượu tăng 2,7%.

Chỉ số phụ về than tăng 2,3%, do giá than cốc giao kỳ hạn tăng cao, nhờ nhu cầu sản xuất thép gia tăng tại các nhà máy.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, nhờ động lực từ cổ phiếu Meituan và AIA.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,14% lên 24.685,50 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,37% xuống 8.794,82 điểm.

Cổ phiếu Meituan hồi phục, tăng 3% sau khi giảm hơn 10% trong năm phiên trước đó, do lo ngại về kết quả kinh doanh quý vừa qua.

Cổ phiếu Hãng bảo hiểm AIA Group tăng 2,6%, kéo chỉ số Hang Seng tăng hơn 50 điểm.

Trái lại, Xiaomi Corp dẫn đầu sự sụt giảm của các công ty công nghệ, giảm gần 7%, sau khi báo cáo doanh thu quý III tăng thấp hơn dự kiến ​​8,2% do tăng trưởng doanh số bán điện thoại thông minh chậm lại, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm nhẹ, khi giới đầu tư ngày một tin vào việc Fed sẽ thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn dự kiến .

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 0,10% xuống 2.994,29 điểm.

Trong số các cổ phiếu lớn, gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics giảm 0,66%, SK Hynix và nhà sản xuất pin LG Chem lần lượt tăng 0,42% và 0,95%. Công ty nền tảng Naver giảm 1,25%.

Kết thúc phiên 24/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 471,45 điểm (-1,58%), xuống 29.302,66 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 3,61 điểm (+0,10%), lên 3.592,70 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 33,92 điểm (+0,14%), lên 24.685,50 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 3,04 điểm (-0,10%), xuống 2.994,29 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lãi vay mua nhà khó giảm mạnh hơn

Mặt bằng lãi suất huy động đã tới hạn và khó có thể hạ thêm để hỗ trợ lãi suất cho vay, cho dù nhu cầu vay mua nhà thường tăng mạnh dịp cuối năm..>> Chi tiết

- Nhà đầu tư thờ ơ với “cổ than”

Dù cổ phiếu than đã tăng mạnh từ đầu năm, nhưng trong mắt nhiều nhà đầu tư, đây chỉ là cuộc chơi “nội bộ”..>> Chi tiết

- Nhân sự ngành chứng khoán, nhìn xa để bước tới

Một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành chứng khoán Việt Nam chính là nguồn nhân lực hoạt động trên TTCK..>> Chi tiết

- Cước vận tải biển vẫn neo ở mức cao

Triển vọng lợi nhuận trong quý cuối năm của các doanh nghiệp ngành cảng biển, vận tải biển được đánh giá còn tốt hơn so với quý III vì giá cước chưa hạ nhiệt..>> Chi tiết

- Goldman Sachs: Trữ lượng dầu toàn cầu giải phóng chỉ là "một giọt nước trong đại dương"

Một đợt giải phóng dầu thô phối hợp từ nguồn dự trữ dầu của chính phủ do Mỹ dẫn đầu có thể bổ sung thêm khoảng 70 - 80 triệu thùng dầu thô vào thị trường, nhưng nhỏ hơn mức hơn 100 triệu thùng mà thị trường đang định giá..>> Chi tiết

Tin bài liên quan