Thị trường tài chính 24h: Nghe nhà đầu tư lâu năm cách chọn cổ phiếu tốt

Thị trường tài chính 24h: Nghe nhà đầu tư lâu năm cách chọn cổ phiếu tốt

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tiếp tục tăng điểm; Kế hoạch B cho ngành ngân hàng 2021; Kích hoạt dòng tiền bắt đáy; Chọn cổ phiếu xuất sắc, góc nhìn của một Fn; Bao giờ thị trường tạo đáy?; Chứng khoán châu Á hồi phục mạnh; Thượng viện Mỹ xem xét gói đầu tư cơ sở hạ tầng 1.000 tỷ USD…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 2/8 giảm 50.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 56,50 – 57,22 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 14,1 USD xuống 1.813,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và giằng co nhẹ quanh 1.810 USD/ounce cho đến cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,21% xuống 91,96 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 2/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.180 đồng/USD, không đổi so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.850 - 23.050 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,20 USD (-1,62%), xuống 72,75 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,01 USD (-1,30%), xuống 74,43 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua có nhịp giảm mạnh về gần 39.700 USD thì sang hôm nay đã trở lại mốc 40.000 USD/BTC, nhưng không giữ được lâu trước khi lùi về dưới mốc cản quan trọng này vào cuối ngày.

Chứng khoán trong nước

VN-Index tiếp tục tiến bước

Thị trường giao dịch tích cực cả về điểm số và thanh khoản từ sớm, tuy nhiên khi VN-Index gặp ngưỡng kháng cự 1.320 điểm trong phiên chiều đã giảm trở lại với tốc độ khá nhanh và lùi về dưới 1.315 điểm khi đóng cửa.

Điểm tích cực nhất là thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức tốt với gần 20.000 tỷ đồng giao dịch trên sàn HOSE. Giá trị giao dịch cao trong nhịp phục hồi là tín hiệu tốt cho thấy lực cầu khá vững khi sự tự tin chưa hoàn toàn được củng cố.

Ở nhóm ngân hàng, ngoài BID, HDB và OCB vẫn duy trì đà tăng với BID tăng tốt nhất +3,5%, còn lại đều nới rộng biên độ giảm.

Một số mã lớn báo kết quả kinh doanh quý II/2021 khả quan đều tăng tốt như GAS +4,4%, MWG +3,5%, MSN +1,5%.

Các cổ phiếu nhóm vận tải biển với HAH, STG, VOS đua nhau tăng trần, TCL +4,8%, GMD +2,6%...

Kết thúc phiên giao dịch 2/8: VN-Index tăng 4,17 điểm (+0,32%), lên 1.314,22 điểm; HNX-Index tăng nhẹ 0,08 điểm (+0,03%), lên 314,93 điểm; UpCoM-Index tăng 0,42 điểm (+0,48%), lên 87,35 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall giảm điểm trong phiên ngày thứ Sáu (30/7) với cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà giảm.

Thị trường chứng kiến đà lao dốc của nhóm công nghệ. Đặc biệt, cổ phiếu Amazon sụt gần 7,6%, mức giảm lớn nhất trong một phiên của hãng kể từ tháng 5/2020, sau khi báo cáo doanh thu quý II không đạt được kỳ vọng.

Cổ phiếu Pinterest thậm chí còn giảm mạnh hơn, “bốc hơi” 18,2%, sau khi cho biết hãng cho biết tốc độ tăng trưởng người dùng tại Mỹ của hãng đang giảm tốc.

Kết thúc tuần, Dow Jones giảm 0,36%, S&P 500 giảm 0,37%, Nasdaq Composite giảm 1,11%.

Trong tháng 7, Dow Jones tăng 0,43%, S&P 500 tăng 0,99%, Nasdaq Composite tăng 0,23%.

Kết thúc phiên 30/7, chỉ số Dow Jones giảm 149,06 điểm (-0,42%), xuống 34.935,47 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 23,89 điểm (-0,54%), xuống 4.395,26 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 105,49 điểm (-0,471%), xuống 14.672,68 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng khá mạnh, nhờ động lực lớn từ nhóm cổ phiếu vận tải biển và các công ty theo chu kỳ khác.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,82% lên 27.781,02 điểm. Chỉ số Topix tăng 2,05% lên 1.940,05 điểm.

Các cổ phiếu vận tải biển đã dẫn đầu mức tăng và chỉ số phụ theo dõi ngành này tăng 9,2% lên mức cao nhất trong 13 năm, với Mitsui OSK tăng 10,6%, Kawasaki Kisen tăng 9,1% và Nippon Yusen tăng 8,5%.

Một số cổ phiếu nổi bật khác như Tập đoàn Misumi, tăng 8,8% lên mức cao kỷ lục mới, sau khi báo cáo thu nhập tăng vọt trong quý vừa qua.

Với khoảng 40% công ty trong Topix đã báo cáo thu nhập cho thấy, lợi nhuận hoạt động đã tăng khoảng 240% so với cùng kỳ năm trước, các nhà phân tích tại Okasan Securities cho biết.

Trong số các mã giảm giá, nhóm cổ phiếu vận tải đường sắt chịu thiệt hại lớn nhất, do nhu cầu đi lại bị ảnh hưởng bởi tình trạng khẩn cấp đang được duy trì.

Theo đó, West Japan Railway mất 3,9%, East Japan Railway và Central Japan Railway giảm lần lượt 1,7% và 1,3%.

Chứng khoán Trung Quốc có phiên hồi phục mạnh, nhờ lực cầu bắt đáy sau khi bị bán tháo trong những ngày cuối tháng trước.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,97% lên 3.464,29 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 2,55% lên 4.933,74 điểm. Đây là mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ ngày 25/5 của cả hai chỉ số.

Lực mua bắt đáy lớn xuất hiện khi CSI300 giảm gần 5,5% vào tuần trước, sau một loạt các động thái quy định siết chặt của Bắc Kinh nhằm vào lĩnh vực dạy thêm, công nghệ và bất động sản.

Chứng khoán Hồng Kông cũng tăng theo chân thị trường Đại lục nhờ lực mua bắt đáy.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,06% lên 26.235,80 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,12% lên 9.336,60 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc nhích lên, được thúc đẩy bởi các công ty công nghệ lớn, nhờ dữ liệu xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 20,72 điểm, tương đương 0,65% lên 3.223,04 điểm.

Các gã khổng lồ công nghệ dẫn đầu mức tăng, với Samsung Electronics và SK Hynix lần lượt tăng 1,02% và 3,11%, trong khi nhà sản xuất pin LG Chem tăng 2,61% và nhà sản xuất ô tô Hyundai Motor tăng 0,92%.

Dữ liệu hỗ trợ thị trường đến từ xuất khẩu của Hàn Quốc trong tháng 7/2021 đã tăng 29,6% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức cao kỷ lục 55,4 tỷ USD, nhờ nhu cầu tăng cao ở chip và các sản phẩm sinh học, kéo dài thời gian tăng trưởng sang tháng thứ chín liên tiếp.

Kết thúc phiên 2/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 497,43 điểm (+1,82%), lên 27.781,02 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 66,93 điểm (+1,97%), lên 3.464,29 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 274,77 điểm (+1,06%), lên 26.235,80 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 20,72 điểm (+0,65%), lên 3.22304 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Kế hoạch B cho ngành ngân hàng 2021

Đồng thuận giảm lãi suất cho vay đồng nghĩa với việc ngân hàng chấp nhận giảm lợi nhuận…>> Chi tiết

- Chọn cổ phiếu xuất sắc, góc nhìn của một Fn

Khi thị trường không còn thuận lợi, dòng tiền thông minh sẽ tìm đến các mã cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng tốt..>> Chi tiết

- Bao giờ thị trường tạo đáy?

Sau đợt sụt giảm kể từ đầu tháng 7, thị trường chứng khoán gần đây tăng giảm đan xen, nhưng “ngày bùng nổ theo đà” chưa xuất hiện, nên chưa thể khẳng định thị trường đã tạo đáy..>> Chi tiết

- Kích hoạt dòng tiền bắt đáy

Đợt điều chỉnh vừa qua của thị trường không sâu như một số ý kiến lo ngại khi dòng tiền “bắt đáy” nhanh chóng nhập cuộc..>> Chi tiết

- Thượng viện Mỹ xem xét gói đầu tư cơ sở hạ tầng 1.000 tỷ USD

Phiên họp hiếm hoi của Thượng viện Mỹ về dự luật chi tiêu 1.000 tỷ USD cho đường bộ, đường sắt và cơ sở hạ tầng khác, diễn ra hôm 31/7..>> Chi tiết

Tin bài liên quan