Thị trường tài chính 24h: Lý giải tại sao phố Wall liên tục tăng

Thị trường tài chính 24h: Lý giải tại sao phố Wall liên tục tăng

(ĐTCK) VN-Index điều chỉnh nhẹ; Thị trường logistics xác lập cuộc chơi mới; Thị trường chứng khoán đi khác quy luật “đại khủng khoảng”; Đằng sau con sóng cổ phiếu khu công nghiệp; Công ty chứng khoán toan tính gì cho kế hoạch 2020?; Chứng khoán châu Á tiếp tục bay cao; JPMorgan lý giải tại sao chứng khoán Mỹ liên tục tăng điểm bất chấp tin xấu...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô 

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 2/6 không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã giảm 30.000 đồng/lượng hiện niêm yết tại 48,62 – 48,99 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 10,1 USD lên 1.738,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giằng co và về quanh 1.735 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex New York tăng 2,9 USD lên 1.740,7 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,31% xuống 97,53 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 2/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.251 đồng, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.170 - 23.350 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,99 USD (+2,79%), lên 36,43 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,07 USD (+2,79%), lên 39,39 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index đảo chiều giảm nhẹ

VN-Index vượt 880 điểm ngay khi mở cửa. Dù vậy, đà tăng không duy trì lâu khi trước áp lực ở vùng giá cao này. Nhưng Nhờ sức cầu tốt mà chỉ số giữ được mốc 880 điểm.

Sau giờ nghỉ trưa, sức ép một lần nữa sớm gia tăng, tâm tâm lý chốt lời đã thắng thế, VN-Index lao xuống dưới tham chiếu, mất gần 4 điểm khi đóng cửa.

Tại nhóm VN30, nhiều mã nới rộng đà giảm như BID –2,17%, HPG -2,17%, GVR -2,33%, STB -2,33%; VHM, VPB, NVL, PNJ… đều giảm trên 1,5%

Đáng chú ý, CTD giảm sàn -7% đồng sau thông tin cổ đông lớn nước ngoài Kusto muốn triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu HĐQT mới và kiểm toán đặc biệt nhằm làm rõ các vấn đề xung đột lợi ích trong Công ty.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 2,7 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị là mua ròng 55,88 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 2/6: VN-Index giảm 3,87 điểm (-0,44%), xuống 874,8 điểm; HNX-Index giảm 0,49 điểm (-0,43%), xuống 113,64 điểm; UPCoM-Index tăng 0,39 điểm (+0,71%), lên 55,98 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Các cuộc biểu tình tại nhiều thành phố lớn của Mỹ đã trở thành bạo loạn, nạn cướp phá diễn ra ở nhiều nơi. Không chỉ làm thiệt hại về kinh tế, bất ổn xã hội.

Trước lo lắng đó, cùng căng thẳng gia tăng giữ Mỹ và Trung Quốc những ngày qua, phố Wall mở cửa phiên cuối tuần trong sắc đỏ.

Tuy nhiên, rất nhanh chóng, các chỉ số đã quay đầu đi lên và duy trì sắc xanh trong suốt thời gian còn lại nhờ chỉ số PMI  lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc tăng lên mức 50,7 trong tháng 5.

Cùng với đó, nhiều nền kinh tế đã mở cửa trở lại sau thời gian tạm dừng để đối phó với Covid-19 như châu Âu, Mỹ và mới nhất là Nhật...

Kết thúc phiên 1/6, chỉ số Dow Jones tăng 91,91 điểm (+0,36%), lên 25.475,02 điểm. Chỉ asố S&P 500 tăng 11,42 điểm (+0,38%), lên 3.055,73 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 62,18 điểm (+0,66%), lên 9.552,05 điểm.

Chứng khoán châu Á 

Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục bay cao, nhờ vào kỳ vọng ngày một lớn của giới đầu tư về sự phục hồi kinh tế toàn cầu do nhiều quốc gia dần mở cửa trở lại.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,19% lên 22.325,61 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,21% lên 1.587,68 điểm.

Chỉ số Nikkei 225 đã tăng khoảng 36% so với đáy thiết lập vào 16/3, nhờ ca lây nhiễm Covid-19 giảm dần trong cộng đồng, khiến các quan chức dần gỡ bỏ các hạn chế đi lại xã hội và cho phép nhiều nhà bán lẻ tiếp tục hoạt động.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn thận trọng do sự không chắc chắn bởi các cuộc biểu tình rầm rộ ở Mỹ và căng thẳng ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh về vấn đề tự do dân sự ở Hồng Kông.

Chứng khoán Trung Quốc giằng co nhưng đóng cửa tăng nhẹ nhờ sự lạc quan tăng lên của giới đầu tư đối với chính phủ.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,2% lên 2.921,40 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,31% lên 3.983,57 điểm.

Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cho các công ty nhà nước tạm dừng mua đậu tương trên quy mô lớn từ Mỹ, làm dấy lên sự lo ngại về những bất đồng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.

Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý tích cực khi các nền kinh tế trên thế giới mở cửa trở lại cho thấy những dấu hiệu hồi phục.

Chứng khoán Hồng Kông cũng nới đà tăng và leo lên gần 24.000 điểm, được hỗ trợ bởi sự lạc quan về nỗ lực phục hồi nền kinh tế của Bắc Kinh.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,11% lên 23.995,94 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,43% lên 9.876,25 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc đã leo lên mức cao nhất trong 14 tuần và vẫn nhờ hy vọng phục hồi kinh tế toàn cầu, bất chấp những lo ngại về căng thẳng Mỹ-Trung và các cuộc biểu tình ở Mỹ.

Thông tin đáng chú ý hôm nay là Hàn Quốc đã quyết định nối lại các thủ tục giải quyết tranh chấp đối với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Nhật Bản. Trước đó, hai nước không đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán để giải quyết các tranh chấp thương mại bắt nguồn từ lịch sử thời chiến.

Kết thúc phiên 2/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 263,22 điểm (+1,19%), lên 22.325,61 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 5,97 điểm (+0,20%), lên 2.921,40 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 263,42 điểm (+1,11%), lên 23.995,94 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 22,11 điểm (+1,07%), lên 2.087,19 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Thị trường chứng khoán đi khác quy luật “đại khủng khoảng”

Nhiều chuyên gia cho rằng, cuộc suy thoái của nền kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch Covid năm 2020 sẽ không tồi tệ như 2 cuộc đại khủng hoảng xảy ra vào năm 1929-1930 và 2008-2009, song vẫn sẽ là một cuộc suy thoái cần rất nhiều thời gian để phục hồi..>> Chi tiết

Đằng sau con sóng cổ phiếu khu công nghiệp

Gây chú ý nhất trên thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán thời gian gần đây chính là nhóm doanh nghiệp khu công nghiệp..>> Chi tiết

Công ty chứng khoán toan tính gì cho kế hoạch 2020?

Quý I/2020, lợi nhuận sau thuế của hệ thống công ty chứng khoán (CTCK) Việt Nam giảm 77% so với cùng kỳ năm 2019..>> Chi tiết

Thị trường logistics xác lập cuộc chơi mới

Covid-19 được coi là chất xúc tác cho sự chuyển mình mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics..>> Chi tiết

JPMorgan lý giải tại sao chứng khoán Mỹ liên tục tăng điểm bất chấp tin xấu

JPMorgan Chase đang nhận thấy khối lượng lớn nhà đầu tư đang đổ tiền vào cổ phiếu để tái cân bằng danh mục đầu tư so với trái phiếu..>> Chi tiết

Tin bài liên quan