Thị trường tài chính 24h: Khó có cú sụp

Thị trường tài chính 24h: Khó có cú sụp

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index đảo chiều giảm; Lãi vay giảm chưa như mong muốn; Thị trường chứng khoán: Chờ một cú sụp, không dễ; UPCoM nhiều “sim tím”; Chứng khoán châu Á nhích lên; Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu thêm trầm trọng… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 13/9 không đổi so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 56,60 – 57,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 7,4 USD xuống 1.786,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên 1.790 USD/ounce và gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,23% lên 92,79 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 13/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.113 đồng/USD, giảm 5 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.670 – 22.870 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,91 USD (+1,31%), lên 70,63 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm tăng 0,84 USD (+1,15%), lên 73,76 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên lên 46.200 USD thì sang ngày hôm nay đã suy yếu và về gần 44.600 USD/BTC vào cuối giờ chiều.

Chứng khoán trong nước

VN-Index đảo chiều giảm trong phiên ATC

Sự thiếu đồng thuận của bộ 3 trụ cột bank - chứng - thép khiến thị trường chưa thể chinh phục thành công mốc 1.350 điểm.

Điều đáng nói là mỗi nhịp giật lùi về mốc 1.340 điểm, lực cầu đã tham gia khá tích cực giúp thị trường bật ngược đi lên. Chỉ số VN-Index trụ vững trên ngưỡng kháng cự này dù áp lực bán dâng cao trong đợt khớp ATC.

Nhóm VN30 là tác nhân chính đẩy thị trường đi xuống với 21 mã giảm, với GVR-4,1%, BVH -2,5%... Trong khi đó, ở chiều ngược lại, SAB vẫn là điểm sáng, khi +6,7% và MWG +5,1%.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 6,77 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 289,27 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 13/9: VN-Index giảm 3,88 điểm (0,29%), xuống 1.341,43 điểm; HNX-Index giảm 0,99 điểm (-0,28%), xuống 349,05 điểm; UpCoM-Index giảm 0,14 điểm (-0,15%), xuống 95,26 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall lao dốc trong phiên ngày thứ Sáu (10/9), đánh dấu phiên thứ năm liên tiếp giảm điểm và ghi nhận tuần thứ hai liên tiếp đi lùi.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) tại Mỹ ghi nhận tăng 0,7% trong tháng 8, sau hai tháng liên tiếp tăng 1%, khiến chỉ số này hiện đã tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức hàng năm lớn nhất trong gần 11 năm, kể từ tháng 11/2010, cho thấy lạm phát cao có khả năng sẽ kéo dài hơn nữa do đại dịch Covid-19 vẫn không ngừng tiếp tục gây áp lực lên chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, PPI lõi tháng 8 tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước mức tăng lớn nhất kể từ 8/2014.

Trong tuần, S&P 500 mất 1,7%, Dow Jones giảm 2,15% và Nasdaq Composite giảm 1,61%.

Kết thúc phiên 10/9, chỉ số Dow Jones giảm 271,66 điểm (-0,78%), xuống 34.607,72 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 34,70 điểm (-0,77%), xuống 4.458,58 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 132,76 điểm (-0,87%), xuống 15.115,48 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm từ sớm, nhưng đã bật lên ở những phút cuối nhờ được thúc đẩy bởi sự lạc quan về sự thay đổi ở vị trí thủ tướng và các ca nhiễm mới Covid-19 đã giảm đáng kể.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei tăng 0,22% lên 30.447,37 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,29% lên 2.097,71 điểm.

Sắt và thép là lĩnh vực hoạt động tốt nhất, tiếp theo là các nhà sản xuất dầu và than, tăng lần lượt 1,56% và 1,48% do giá hàng hóa tăng mạnh.

Ngân hàng là ngành hoạt động tốt thứ ba, tăng 1,07%, sau khi khi Ngân hàng Shinsei tăng 12,99% sau một đề nghị sáp nhập không được phản hồi từ SBI Holdings.

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu ô tô suy giảm mạnh nhất, với Toyota mất 1,65%, tuần trước thông báo sản cắt giảm sản lượng 400.000 xe trong tháng này và tháng tiếp theo, trong khi Honda giảm 1,28% và Nissan giảm 1,14%.

Chỉ số bluechip của chứng khoán Trung Quốc giảm, sau khi dữ liệu cho thấy các khoản cho vay mới tăng thấp hơn dự kiến ​​trong tháng trước.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,33% lên 3.715,37 điểm. Chỉ số blue-chip CSI300 giảm 0,44% xuống 4.991,66 điểm điểm/

Thị trường phản ứng trái chiều với dữ liệu cho thấy, các ngân hàng Trung Quốc đã cấp 1,22 nghìn tỷ nhân dân tệ (189,51 tỷ USD) cho các khoản vay mới trong tháng 8, tăng so với tháng 7 nhưng không đạt được kỳ vọng của các nhà phân tích.

Đáng chú ý, cổ phiếu các nhà sản xuất chip giảm 4,2%, sau khi cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc cho biết họ đã phạt ba công ty bán chip ô tô vì đã tăng giá.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, do các gã khổng lồ internet đẩy lùi sau một loạt động thái cứng rắn mới của Bắc Kinh nhằm vào lĩnh vực công nghệ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,5%, xuống 25.813,81 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 1,58% xuống 9.238,99 điểm.

Thị trường bị ảnh hưởng mạnh khi cổ phiếu của các đại gia công nghệ Meituan, Alibaba Group và Tencent Holdings lần lượt giảm 4,5%, 4,2% và 2,5%.

Các động thái mới nhất của Bắc Kinh bao gồm yêu cầu các công ty giao hàng và gọi xe bảo vệ người lao động tốt hơn, chia tách Alipay của Ant và buộc tạo ứng dụng cho vay riêng, đồng thời yêu cầu các đại gia internet ngừng chặn các liên kết trang web của nhau khỏi nền tảng của họ.

Đáng chú ý khác là cổ phiếu của Nhà phát triển văn phòng Trung Quốc SOHO China, đã giảm 35%, mức giảm lớn nhất kể từ khi niêm yết hơn 14 năm trước, sau khi Blackstone Group Inc BX.N hủy bỏ thỏa thuận mua lại trị giá 3 tỷ USD do các quy định chống độc quyền của Bắc Kinh.

Chứng khoán Hàn Quốc gần như đi ngang, khi lo ngại về ảnh hưởng từ lạm phát tại Mỹ được bù đắp bằng việc lực mua ròng từ nhà đầu tư nước ngoài.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,07% lên 3.127,86 điểm.

Trong số các cổ phiếu lớn, Samsung Electronics và SK Hynix lần lượt tăng 1,33% và 1,43%, trong khi gã khổng lồ nền tảng Kakao giảm 4,23%.

Người nước ngoài đã mua ròng số cổ phiếu trị giá 139,5 tỷ won (118,64 triệu USD) trên bảng điện tử.

Kết thúc phiên 13/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 65,53 điểm (+0,22%), lên 30.447,37 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 12,26 điểm (+0,33%), lên 3.715,37 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 392,10 điểm (-1,50%), xuống 25.813,81 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 2,10 điểm (+0,07%), lên 3.127,86 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lãi vay giảm chưa như mong muốn

Để giảm lãi suất cho vay, các ngân hàng phải tiết giảm chi phí và cắt giảm lợi nhuận, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn mong muốn giảm thêm..>> Chi tiết

- Thị trường chứng khoán: Chờ một cú sụp, không dễ

Dòng tiền mặt chảy vào thị trường chững lại, trong khi tác động của dịch Covid-19 lớn dần, khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng, nhưng việc chờ đợi một cú sụp để giải ngân là thiếu khả thi..>> Chi tiết

- UPCoM nhiều “sim tím”

Gần đây, thị trường UPCoM có không ít cổ phiếu tăng giá trần, một số cổ phiếu vừa chào sàn góp phần làm tăng sắc tím trên bảng điện tử..>> Chi tiết

- Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu thêm trầm trọng

Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng trầm trọng, đặt các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trước những khó khăn, thách thức lớn..>> Chi tiết

Tin bài liên quan