Thị trường tài chính 24h: Kéo VN30 xả cổ phiếu vừa và nhỏ

Thị trường tài chính 24h: Kéo VN30 xả cổ phiếu vừa và nhỏ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ bị chốt lời; Ngân hàng dồn dập tăng vốn cuối năm; Đại gia cũng tích sản trên sàn; Cơ hội cho nhà đầu tư đối với cổ phiếu bất động sản?; Đầu tư bền vững trong thị trường “bò”; Sự thật đằng sau lạm phát của Mỹ…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua. 

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 22/11 giảm 600.000 đồng/lượng chiều mua vào và 700.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng mạnh trở lại 400.000 đồng/lượng chiều mua vào và 200.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện niêm yết tại mức 59,30 – 60,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 13,5 USD xuống 1.845 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng trên cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 96,60 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 22/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.118 đồng/USD, tăng 6 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.570 – 22.770 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,31 USD (+0,41%), lên 76,25 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,30 USD (+0,38%), lên 79,19 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về quanh 58.300 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục giảm và về gần 57.300 USD/BTC vào cuối ngày.

Chứng khoán trong nước

Nhóm vừa và nhỏ bị bán tháo

Lực bán quá mạnh trong chiều, riêng HOSE có 350 mã giảm điểm và 111 mã giá sàn khiến cho nhóm trụ là ngân hàng, chứng khoán và thép cũng không làm trụ được cho thị trường.

Nhóm ngân hàng thậm chí còn chịu lực bán rất mạnh ở thời điểm đầu phiên chiều và hầu hết đều không phục hồi được mức giá cao nhất trong ngày khi kết phiên. Tình cảnh chung cũng tương tự với nhóm cổ phiếu chứng khoán và thép.

Việc suy giảm của các mã lớn trong phiên chiều còn tạo ra một mẫu hình xấu về mặt kỹ thuật.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 7,31 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 566,52 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 22/11: VN-Index giảm 5,1 điểm (-0,35%), xuống 1.447,25 điểm; HNX-Index giảm 9,35 điểm (-2,06%) xuống 444,62 điểm; UpCoM-Index giảm 1,28 điểm (-1,13%) xuống 111,96 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall kết thúc tuần bằng một phiên giảm điểm vào thứ Sáu (19/11) do lo ngại dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại.

Tại Mỹ, số ca nhiễm mới cũng đang tăng tại vùng Thượng Trung Tây trước trước kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn vào tuần tới, cũng là thời điểm mùa du lịch bận rộn sắp bắt đầu.

Cổ phiếu của các hãng hàng chịu ảnh hưởng mạnh trong phiên với United Airlines giảm 2,7%, Delta giảm 1%, Boeing giảm 5,7%.

Cổ phiếu du lịch cũng tương tự với Airbnb giảm 3,8%, còn cổ phiếu Booking Holdings giảm 1,5%, Norwegian Cruise Line Holdings giảm 2%, Royal Caribbean giảm 2,9%.

Nhóm cổ phiếu công nghệ kìm hãm đà lao dốc trên phố Wall do lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ. Nvidia tăng 4,1%, Adobe tăng 2,59%, Meta Platforms tăng 1,95%.

Trong tuần, S&P 500 tăng 0,32%, Dow Jones giảm 1,38%, trong khi Nasdaq Composite tăng 1,24%.

Kết thúc phiên 19/11, chỉ số Dow Jones giảm 268,91 điểm (-0,8%), xuống 35.601,98 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 6,58 điểm (-0,1%), xuống 4.697,96 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 63,73 điểm (+0,4%), lên 16.057,44 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng, khi các nhà đầu tư ồ ạt mua vào các cổ phiếu đã giảm sâu ở cuối phiên.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,09% lên 29.774,11 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,34% xuống 2.042,82 điểm.

Nhóm cổ phiếu chip lớn trở thành điểm đỡ với Advantest và Tokyo Electron lần lượt tăng 0,96% và 0,35%.

Trong khi đó, các công ty khai thác dầu gây áp lực lên thị trường do ảnh hưởng bởi giá dầu thô giảm, với Inpex mất 4,47% và Japan Petroleum Exploration giảm 0,35%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, nhờ nhóm cổ phiếu chất bán dẫn và năng lượng mới.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,61% lên 3.582,08 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,46% lên 4.912,40 điểm.

Nhóm cổ phiếu bán dẫn và năng lượng mới là điểm tựa khi tăng 5,1% và 3,6%, nhờ việc Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết sẽ giữ chính sách tiền tệ thận trọng "linh hoạt và có mục tiêu".

Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi bị các gã khổng lồ công nghệ kéo lùi.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,39%, xuống 24.951,34 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,46% xuống 8.929,78 điểm.

Các nhà đầu tư đã trở nên cảnh giác hơn với kết quả từ những gã khổng lồ công nghệ, với việc Tập đoàn Alibaba giảm hơn 10% vào tuần trước do thu nhập đáng thất vọng, làm gia tăng lo lắng về các quy định khắt khe hơn của Bắc Kinh.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, nhờ các cổ phiếu chip lớn, trong bối cảnh triển vọng nhu cầu chip nhớ ngày càng sáng sủa.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 1,42% lên 3.013,25 điểm.

Cổ phiếu của gã khổng lồ chip Samsung Electronics đã tăng tới 5,62% lên mức cao nhất trong bảy tuần, trong khi công ty cùng ngành là SK Hynix cũng tăng lên mức cao nhất trong 15 tuần, nhờ sự lạc quan về nhu cầu chip và đầu tư cơ sở hạ tầng vào năm 2022.

Kết thúc phiên 22/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 28,24 điểm (+0,09%), lên 29.774,11 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 21,71 điểm (+0,61%), lên 3.582,08 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 98,63 điểm (-0,39%), xuống 24.951,34 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc tăng 42,23 điểm (+1,42%), lên 3.013,25 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Ngân hàng dồn dập tăng vốn cuối năm

Cả nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối lẫn khối ngân hàng tư nhân đồng loạt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, thưởng cổ phiếu cũng như chào bán ra thị trường..>> Chi tiết

- Đại gia cũng tích sản trên sàn

Các nhà đầu tư giá trị, bao gồm lãnh đạo doanh nghiệp, với chiến lược mua và nắm giữ cổ phiếu thường tranh thủ những thời điểm thị trường hoảng loạn, bán tháo để mua tài sản giá rẻ trên sàn..>> Chi tiết

- Cơ hội cho nhà đầu tư đối với cổ phiếu bất động sản?

Thời gian gần đây, thị trường thiết lập các kỷ lục mới về thanh khoản và dòng tiền vẫn ào ạt như thác lũ, tìm đến những mã còn nhiều tiềm năng và giá chưa tăng mạnh, trong đó cổ phiếu bất động sản vẫn là một ưu tiên..>> Chi tiết

- Đầu tư bền vững trong thị trường “bò”

Xu hướng tăng kéo dài của thị trường chứng khoán khiến nhiều nhà đầu tư có tâm lý chủ quan, dẫn đến sự “dễ dãi” trong giải ngân, nhưng muốn "đi bền" với thị trường thì quản trị rủi ro và đầu tư giá trị là rất quan trọng..>> Chi tiết

- Sự thật đằng sau lạm phát của Mỹ

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 của Mỹ đã tăng 0,9% so với tháng 9/2021 và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tỷ lệ lạm phát hàng năm cao nhất của quốc gia này kể từ tháng 1/1990..>> Chi tiết

Tin bài liên quan