Thị trường tài chính 24h: Giới đầu tư châu Á "rùng mình" sợ hãi

Thị trường tài chính 24h: Giới đầu tư châu Á "rùng mình" sợ hãi

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Lợi suất trái phiếu khắp nơi trên thế giới nhảy vọt kéo theo lo ngại chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ sớm kết thúc, khiến tiền rẻ có thể sụt giảm mạnh đã thúc đẩy tâm lý sợ hãi dâng cao và bán tháo ồ ạt đã diễn ra trên nhiều thị trường chứng khoán châu Á.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 26/2 giảm 150.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng nhẹ trở lại 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 55,95 – 56,37 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 34,7 USD xuống 1.770,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng ngừng rơi và giằng co nhẹ quanh 1.765 USD/ounce cho đến cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,50% lên 90,13 90,58 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 26/2 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.130 đồng, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.920 - 23.100 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,62 USD (-0,98%), xuống 62,91 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,65 USD (-0,97%), xuống 66,23 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index tìm lại được sắc xanh về cuối phiên

Sau nhịp giảm sâu ngay khi mở cửa, dòng tiền bắt tích cực trở lại đã giúp VN-Index thu hẹp đáng kể đà giảm trong phiên sáng.

Bước sang phiên chiều, trạng thái giao dịch cũng không khác nhiều so với những phiên gần đây với hiện tượng nghẽn lệnh và phân hóa cao trên bảng điện tử. Nhưng với đà hồi phục của dòng bank cùng sự nổi dậy của nhóm ngành thép đã giúp VN-Index tìm lại sắc xanh khi đóng cửa.

Nhiều mã ngân hàng đã khởi sắc trở lại như BID +1,5%, ACB +2%, MBB +1,3%, VIB +3,3%...

Ở nhóm thép, sắc tím vẫn lan rộng với sự khoe sắc của NKG, POM, TLH, VGS, VIS, DNY, và cổ phiếu đầu ngành HPG +3,3%.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 12,32 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 452,45 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 26/2: VN-Index tăng 3,04 điểm (+0,26%), lên 1.168,47 điểm; HNX-Index tăng 3,02 điểm (+1,23%), lên 249,22 điểm; UpCoM-Index tăng 0,15 điểm (+0,2%), lên 76,64 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall lao dốc trong phiên ngày thứ Năm (25/2), khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm “đột ngột” leo lên mức 1,547% trong phiên đêm qua, sau đó đóng cửa ở mức 1,51%, tăng khoảng 16 điểm cơ bản kể từ khi kết thúc phiên ngày thứ Sáu tuần trước.

Lãi suất trái phiếu tăng khiến thị trường chứng khoán trở nên kém hấp dẫn và kéo dòng tiền rút khỏi cổ phiếu để chuyển sang trái phiếu, tài sản ít rủi ro hơn.

Kết thúc phiên 25/2, chỉ số Dow Jones giảm 559,85 điểm (-1,75%), xuống 31.402,01 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 96,09 điểm (-2,45%), xuống 3.829,34 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 478,54 điểm (-3,52%), xuống 13.119,53 điểm.

Chứng khoán châu Á bị bán tháo

Ngoài tác động bởi lợi suất trái phiếu Mỹ, thì ở châu Á, lợi suất của trái phiếu Australia kỳ hạn 10 năm tăng lên 1,884%.

Trong khi lợi suất trái phiếu Nhật Bản kỳ hạn 10 năm tăng lên 0,171%. Trước đó, lợi suất trái phiếu Nhật Bản kỳ hạn 10 năm có lúc tăng lên 0,181% - mức cao nhất kể từ đầu năm 2016. Còn lợi suất trái phiếu kho bạc Hàn Quốc kỳ hạn 3 năm tăng 2,6 điểm cơ bản lên 1,02%.

Theo nhiều nhà phân tích, lợi suất trái phiếu khắp nơi tăng lên bởi sự lạc quan của giới đầu tư. Họ tin một đợt phục hồi kinh tế mạnh và bền vững đang cận kề.

Nhưng mặt khác, không ít càng lo ngại rằng, đà tăng nhanh chóng của lạm phát theo sau có thể khiến các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ, và như vậy, dòng tiền vào các thị trường cổ phiếu sẽ suy giảm theo.

Chứng khoán Nhật Bản có phiên tệ nhất trong gần một năm, khi lợi suất trái phiếu toàn cầu tăng vọt.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 3,99% xuống 28.966,01 điểm. Chỉ số Topix giảm 3,21% xuống 1.864,49 điểm. Cả hai chỉ số đều ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 4 năm ngoái.

Các cổ phiếu liên quan đến chất bán dẫn, một trong những đầu tàu dẫn dắt thị trường phục hồi lên mức cao nhất trong 30 năm gần đây cũng đã không chịu nổi tình trạng bán tháo, sau khi nhóm cổ phiếu công nghệ của Mỹ giảm 5,8% trong phiên đêm qua.

Theo đó, Sumco Corp giảm 5,59%, Lasertec giảm 5,33%, Advantest giảm 7,51%, trong khi Screen Holdings mất 6,53%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh, do sự biến động của trái phiếu toàn cầu làm giảm tâm lý giới đầu tư đối với các tài sản rủi ro.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 2,12% xuống 3.509,08 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 2,43% xuống 5.336,76 điểm.

Trong tuần, CSI300 giảm 7,7%, còn SSEC giảm 5,1%.

Những lo ngại về việc thắt chặt chính sách và định giá cao đã khiến chỉ số CSI300 của Trung Quốc giảm gần 10% so với mức cao kỷ lục hồi đầu tháng, chủ yếu do áp lực bán tháo tại các cổ phiếu có hiệu suất cao như tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe và năng lượng mới.

Các nhà phân tích cho biết, xu hướng thắt chặt chính sách của Trung Quốc là khá rõ ràng, mặc dù PBOC sẽ kiềm chế những thay đổi đột ngột để tạo sự ổn định cho thị trường.

Chứng khoán Hồng Kông cũng giảm sâu, và cũng không lý do nào khác ngoài biến động của lợi suất trái phiếu toàn cầu.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 3,64% xuống 28.980,21 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 4,01% xuống 11.247,21 điểm.

Trong tuần, HSI giảm 5,4%, còn HSCE giảm 7,1%, cả hai đều ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ tuần tính đến ngày 13/3/2020.

Chứng khoán Hàn Quốc cũng đã bị kéo xuống bởi đợt bán tháo kỷ lục của nhà đầu tư nước ngoài, sau khi cổ phiếu công nghệ Phố Wall giảm mạnh và lợi tức trái phiếu tăng đột biến.

Cùng với nhiều nơi, lợi suất trái phiếu kho bạc Hàn Quốc kỳ hạn 3 năm tăng 2,6 điểm cơ bản lên 1,02%.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 2,8% xuống 3.012,95 điểm, sau khi tăng 3,5% vào ngày hôm qua.Trong tuần, KOSPI giảm 3,05%, mức giảm mạnh nhất trong 4 tuần.

Nhầ đầu tư nước ngoài ồ ạt xả hàng, và bán bán ròng 2,815,8 tỷ won (2,51 tỷ USD) cổ phiếu Hàn Quốc, mức lớn từng được nhất được ghi nhận.

Bất ngờ nhất là cổ phiếu Kia Corp, tăng tới 8,1%, sau khi một phương tiện truyền thông đưa tin, vẫn còn tiềm năng để nhà sản xuất ô tô này thiết lập quan hệ đối tác với Apple.

Kết thúc phiên 26/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 1.202,26 điểm (-3,99%), xuống 30.966,01 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 75,97 điểm (-2,12%), xuống 3.509,08 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 1.093,96 điểm (-3,64%), xuống 28.980,21 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 86,74 điểm (-2,80%), xuống 3.012,95 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Những tranh chấp bồi thường bảo hiểm kéo dài

Tỷ lệ chi trả bồi thường luôn tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, nên việc nhà bảo hiểm tìm cách giảm tỷ lệ này ở mức thấp nhất là dễ hiểu, nhưng nếu vì thế để xảy ra tranh chấp thì không nên..>> Chi tiết

- “Tút” Facebook gây tranh cãi của lãnh đạo HOSE đáp trả ý kiến của ai?

Sự kiện nổi bật nhất trên thị trường chứng khoán ngày 24/2/2020 không liên quan đến giao dịch, điểm số tăng giảm, hay thanh khoản của thị trường mà lại là một “status” đăng trên mạng xã hội Facebook của lãnh đạo cao nhất tại Sở GDCK TP. HCM (HOSE) ông Lê Hải Trà..>> Chi tiết

- Ba giải pháp xử lý tình huống tạm thời để hạn chế hiện tượng nghẽn giao dịch

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang vận động trong xu hướng tăng chủ đạo, nhưng cũng cần giải quyết điểm nghẽn trong hệ thống giao dịch, để thị trường thêm hấp dẫn nhà đầu tư..>> Chi tiết

- Tại sao các nhà đầu tư cổ phiếu phải lo lắng về lợi suất trái phiếu tăng?

Lợi tức trái phiếu tăng mạnh sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với thị trường chứng khoán đang là điều mà các nhà đầu tư quan tâm..>> Chi tiết

Tin bài liên quan