Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 6/5 tăng 90.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 55,35 – 55,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 7,6 USD lên 1.786,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi lên và chạm 1.795 USD/ounce, trước khi hạ nhiệt đôi chút vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,3% xuống 91,03 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 6/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.178 đồng, tăng 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.970 - 23.150 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,10 USD (-0,15%), xuống 65,53 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent) giảm 0,05 USD (-0,07%), xuống 68,91 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index giảm về gần 1.250 điểm
Sau phiên sáng giằng co nhẹ quanh tham chiếu, thị trường bước vào phiên chiều với áp lực bán xuất hiện trên diện rộng, với không ít các bluechip đã đảo chiều giảm giá đã khiến VN-Index lùi về gần 1.245 điểm, trước khi bật nhẹ lên quanh 1.250 điểm và tiếp tục xu hướng rung lắc nhẹ cho đến khi kết phiên.
Không ít bluechip đi xuống như POW -3,1%, VNM -2,6%, SSI -2,2%, VJC -2%, VCB -1,9%, TPB -1,7%. Ở chiều ngược lại, REE +4,4%, TCB +2,5%, NVL +, VPB +2%.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, cặp đôi FLC và ROS hạ độ cao. Theo đó, ROS +2,3%, FLC +1,3%.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 23,09 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 1.175,28 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 6/5: VN-Index giảm 5,86 điểm (-0,47%), xuống 1.250,57 điểm; HNX-Index tăng 0,16 điểm (+0,06%), lên 281,09 điểm; UpCoM-Index tăng 0,52 điểm (+0,65%), lên 81,18 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall phục hồi trong phiên ngày thứ Tư (5/5) nhờ lực kéo từ mùa báo cáo kết quả kinh doanh mạnh mẽ và những dữ liệu kinh tế vĩ mô tích cực.
Báo cáo việc làm liên bang do ADP công bố cho thấy, số việc làm trong khu vực tư nhân tại Mỹ tiếp tục khả quan trong tháng 4 với hơn 742.000 việc làm mới, khi các doanh nghiệp ồ ạt đẩy mạnh sản xuất trong bối cảnh nhu cầu tăng vọt, được hỗ trợ bởi khoản viện trợ lớn từ chính phủ và chương trình tăng cường tiêm chủng vắc-xin Covid-19.
Mặt khác, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực dịch vụ tại Mỹ do IHS Markit nghiên cứu tăng lên mức 64,7 trong tháng 4, cao hơn mức 63,3 được giới chuyên gia dự đoán.
Kết thúc phiên 5/5, chỉ số Dow Jones tăng 97,31 điểm (+0,29%), lên 34.230,34 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 2,93 điểm (+0,079%), lên 4.167,59 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 51,08 điểm (-0,37%), xuống 13.582,42 điểm.
Chứng khoán châu Á đa số nghỉ giao dịch,
Chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh sau ba ngày nghỉ lễ, nhờ giới đầu tư ồ ạt gom mua nhóm cổ phiếu chu kỳ.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,8% lên 29.331,37 điểm. Chỉ số Topix rộng hơn tăng 1,54% lên 1.927,40 điểm
Shoichi Arisawa, Tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu đầu tư tại IwaiCosmo Securities cho biết: “Phố Wall tăng phiên đêm qua đã hỗ trợ tâm lý trong phiên hôm nay. Nhưng tôi không chắc điều này sẽ kéo dài bao lâu vì tình hình dịch Covid-19 ở Nhật Bản rất khác so với ở Mỹ”.
Phiên hôm nay, cổ phiếu của các nhà sản xuất vật liệu dẫn đầu mức tăng, với các nhà sản xuất thép JFE Holdings và Nippon Steel lần lượt tăng 8% và 7,5%. Nhà sản xuất giấy Oji Holdings tăng 6,97%.
Đáng chú ý khác là Nissan Motor tăng 2,92%, sau khi hãng xe này bán khoảng 1,5% cổ phần sở hữu tại hãng xe Đức Daimler.
Chứng khoán Trung Quốc giảm do căng thẳng với EU gia tăng và cổ phiếu các công ty chăm sóc sức khỏe sụt giảm.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,16% xuống 3.441,28 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,22% xuống 5.061,12 điểm.
Chỉ số chăm sóc sức khỏe giảm mạnh nhất, mất 4,1% do các nhà sản xuất vắc-xin suy giảm, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin COVID-19.
Thị trường chịu áp lực từ việc Liên minh châu Âu (EU) đã tạm hoãn quá trình phê chuẩn hiệp định đầu tư với Trung Quốc do mối quan hệ căng thẳng song phương liên quan đến các lệnh cấm vận.
Chứng khoán Hồng Kông tăng điểm, nhờ sự trợ giúp của các công ty năng lượng, mặc dù đà tăng bị chặn lại khá nhiều bởi căng thẳng giữa Trung Quốc và EU.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,77%, lên 28.637,46 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,32% lên 10.756,37 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng nhờ sự lạc quan về kết quả kinh doanh khả quan ở cả trên phố Wall và trong nước.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 1% lên 3.178,74 điểm, mức tăng cao kể từ giữa tháng 4.
Kết thúc phiên 6/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 518,74 điểm (+1,80%), lên 29.331,37 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 5,57 điểm (-0,16%), xuống 3.441,28 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 219,48 điểm (+0,77%), lên 28.637,46 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 31,37 điểm (+1,00%), lên 3.178,74 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Cổ đông ngân hàng “ngó lơ” nợ xấu
Những năm trước, mỗi kỳ họp ĐHCĐ là một lần ban lãnh đạo ngân hàng phải căng mình trước chất vấn của cổ đông về câu chuyện nợ xấu, nhưng năm nay dường như lại khác…>> Chi tiết
- Khối lượng giao dịch chứng khoán phái sinh tăng gần 30% trong tháng 4
Tháng 4/2021, giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh ghi nhận tăng mạnh so với tháng trước..>> Chi tiết
- Huy động trái phiếu Chính phủ bùng nổ trong tháng 4
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, thị trường trái phiếu Chính phủ tại HNX có diễn biến bùng nổ trong tháng 4/2021 trên thị trường sơ cấp..>> Chi tiết
- Giá dầu tăng mạnh do kho dự trữ dầu của Mỹ giảm và nhu cầu lạc quan
Giá dầu tiếp tục kéo dài đà tăng sau khi kho dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh và kỳ vọng về nhu cầu nhiên liệu tăng trong mùa hè sắp tới..>> Chi tiết