Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền dịch chuyển

Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền dịch chuyển

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index hồi nhẹ; Mùa dịch lại nhắc chuyện khó tiếp cận vốn ngân hàng; Lịch sử cho câu trả lời thị trường sẽ về đâu sau phiên bán tháo?; Áp lực bán giải chấp margin chưa quá lớn; F0 tôi luyện bản lĩnh; Chứng khoán châu Á tiếp tục khởi sắc; EU tạm dừng kế hoạch đánh thuế kỹ thuật số lên các công ty công nghệ…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 13/7 không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 56,60 – 57,37 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 1,4 USD xuống 1.806,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích dần và dao động nhẹ quanh 1.810 USD/ounce cho đến cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,11% lên 92,36 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 13/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.201 đồng, tăng 3 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.920 - 23.120 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,37 USD (+0,50%), lên 74,47 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,41 USD (+0,55%), lên 75,57 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua về gần 33.00 USD thì sang phiên hôm nay đã thủng mốc này, trước hồi dần về cuối ngày lên trên 33.300 USD/BTC.

Chứng khoán trong nước

Dòng tiền dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu nhỏ

Sau phiên sáng giao dịch thận trọng cao, áp lực bán ồ ạt ngay đầu phiên chiều khiến VN-Index lao dốc, mất gần 18 điểm về dưới 1.280 điểm.

Tại đây, lực mua bắt đáy túc tắc nhập cuộc giúp chỉ số thu hẹp đà giảm và mặc dù giằng co sau đó, nhưng bất ngờ dòng tiền ồ ạt, tranh mua các mã vừa và nhỏ, kéo không ít mã tăng kịch trần, cùng một số bluechip nới đà tăng đã giúp VN-Index vượt lên trên tham chiếu vào những phút cuối.

Các bluechip đáng kể nhất là SBT, khi tăng kịch trần +6,8%, TCH +4,8%, SSI +4,6%, GAS +4%, POW +3,9%, VRE +3,1%, PLX +2,7%.

PDR phiên này giảm mạnh nhất trong các mã lớn, mất 4,3%, MSN -4,1%, VCB -3,5%, PNJ -2,8%, VNM -2,3%.

Nhóm FLC bùng nổ khi FLC, ROS, AMD, HAI đều tăng lên mức giá trần, với FLC khớp lệnh cao nhất toàn thị trường với hơn 30 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần gần 16 triệu đơn vị.

Các mã vừa và nhỏ khác cũng được kéo lên sắc tím là HQC, DLG, ITA, TTF, HID, DCM, TTB, HCD, VOS, PSH, DCL, TDG, ABS, LHG, FTM…

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 2,33 triệu đơn vị, nhưng tổng giá trị là bán ròng 208,98 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 13/7: VN-Index tăng 1,24 điểm (+0,10%), lên 1.297,54 điểm; HNX-Index tăng 3,72 điểm (+1,27%), lên 296,7 điểm; UpCoM-Index tăng 1,47 điểm (+1,75%), lên 85,36 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall kéo dài đà hưng phấn trong phiên thứ Hai đầu tuần (12/7) trong bối cảnh cổ phiếu ngân hàng tăng cao khi các nhà đầu tư bắt đầu đón sóng mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý II.

Lĩnh vực ngân hàng của S&P 500 tăng 1,3% trước thềm công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý II từ các ngân hàng lớn, bao gồm Goldman Sachs và JPMorgan vào thứ Ba tuần này. JPMorgan Chase tăng hơn 1% và Goldman Sachs tăng hơn 2%, thúc đẩy đà tăng của Dow Jones.

Trong khi đó, Tesla tăng hơn 4% và là cái tên đóng góp nhiều nhất vào mức tăng của S&P 500 và Nasdaq Composite.

Kết thúc phiên 12/7, chỉ số Dow Jones tăng 126,02 điểm (+0,36%), lên 34.996,18 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 15,08 điểm (+0,35%), lên 4.384,63 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 31,32 điểm (+0,21%), lên 14.733,24 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng, nhờ cầu bắt đáy tiếp tục hoạt động tốt sau tuần bán tháo trước đó và giới đầu tư lạc quan chờ đợi mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý vừa qua.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,52% lên 28.718,24 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,73% lên 1.967,64 điểm.

Các cổ phiếu theo chu kỳ, định hướng giá trị đã dẫn đầu mức tăng, bao gồm các công ty vận tải, công ty môi giới chứng khoán và bảo hiểm.

Đáng chú ý nhất hôm nay là cổ phiếu của Tama Home, tăng 17,6% lên mức cao kỷ lục, sau khi công ty xây dựng nhà này công bố thu nhập quý vừa qua khả quan do nhu cầu sau đại dịch hồi phục.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, được hỗ trợ bởi mức tăng của các công ty tiêu dùng lớn, khi dữ liệu mới cho thấy xuất khẩu của nước này tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với dự kiến ​​trong tháng 6.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,53% lên 3.566,52 điểm. Chỉ CSI 300 bluechip tăng 0,18% lên 5.142,10 điểm.

Dữ liệu thúc đẩy đến từ kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6 đã tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2020. Mức tăng này cao hơn nhiều so với dự đoán của các nhà phân tích là 23,1%.

Chứng khoán Hồng Kông tăng khá mạnh, khi nhóm cổ phiếu công nghệ cao và tài chính nâng đỡ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,63% lên 27.963,41 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,69% lên 10.113,32 điểm.

Các công ty công nghệ ở đã được thúc đẩy với chỉ số phụ ngành CNTT tăng 3,3% và chỉ số công nghệ tăng 1,94%.

Cổ phiếu Tencent Holdings tăng 3,93%, sau khi cơ quan quản lý chống độc quyền của Trung Quốc thông qua kế tư nhân hóa công Sogou Inc của Tencent.

Sogou, được niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán New York, là đối thủ của Baidu Inc - nhà cung cấp công cụ tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc.

Tencent, công ty sở hữu 39% Sogou và kiểm soát hơn một nửa quyền biểu quyết, đã đề xuất mua lại cổ phiếu các cổ đông khác với giá khoảng 2,1 tỷ USD vào tháng 7 năm ngoái.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, nhờ ảnh hưởng tích cực từ Phố Wall đêm qua và dữ liệu kinh tế lạc quan của Trung Quốc,

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,77% lên 3.271,38 điểm.

Trong số các cổ phiếu lớn, hai gã khổng lồ chip Samsung Electronics và SK Hynix tăng lần lượt 0,13% và 2,5%, trong khi công ty internet Naver và nhà sản xuất pin Samsung SDI tăng lần lượt 5,38% và 2,74%.

Kết thúc phiên 13/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 149,22 điểm (+0,52%), lên 28.718,24 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 18,69 điểm (+0,53%), lên 3.566,52 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 448,17 điểm (1,63%), lên 27.963,41 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 24,91 điểm (+0,77%), lên 3.271,38 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Mùa dịch lại nhắc chuyện khó tiếp cận vốn ngân hàng

Trong báo cáo tín dụng 6 tháng của ngành ngân hàng có điểm đáng chú ý, đó là cho vay khối SME chỉ tăng dư nợ 3,9% - thấp hơn nhiều so với tăng trưởng chung..>> Chi tiết

- Lịch sử cho câu trả lời thị trường sẽ về đâu sau phiên bán tháo?

Nhiều nhà đầu tư thường đặt câu hỏi thị trường sẽ biến động như thế nào sau những phiên bán mạnh của thị trường và liệu thị trường sẽ giảm trong bao lâu..>> Chi tiết

- Áp lực bán giải chấp margin chưa quá lớn

Ghi nhận ý kiến ở nhiều công ty chứng khoán cho biết, áp lực bán giải chấp (call margin) đối với thị trường là có trong phiên 12/7 và hôm nay 13/7..>> Chi tiết

- F0 tôi luyện bản lĩnh

Cú lao dốc bất ngờ của thị trường chứng khoán đang là thử thách lớn với các nhà đầu tư F0..>> Chi tiết

- EU tạm dừng kế hoạch đánh thuế kỹ thuật số lên các công ty công nghệ

Liên minh châu Âu đã đồng ý trì hoãn kế hoạch thuế kỹ thuật số lên các công ty công nghệ sau áp lực từ chính quyền Mỹ và trong nỗ lực tạo điều kiện cho một thỏa thuận thuế toàn cầu rộng lớn hơn..>> Chi tiết

Tin bài liên quan