Ảnh: Shutterstock.

Ảnh: Shutterstock.

Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền dịch chuyển

(ĐTCK) VN-Index giữ được ngưỡng 960 điểm; Tín dụng bất động sản sẽ “tính toán kỹ” rủi ro với từng phân khúc; Doanh nghiệp địa ốc “bung nóc” lãi suất trái phiếu; M&A: Học cách chơi với người khổng lồ; Chứng khoán Trung Quốc tăng vọt; Chiến tranh thương mại có thể quét sạch 455 tỷ USD khỏi GDP toàn cầu vào năm tới...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index giảm nhẹ

Tâm lý thận trọng đã bao trùm thị trường ngay khi mở cửa, khiến VN- giảm điểm và có lúc đã thủng mốc 960 điểm. Song, cũng tại đây, cầu bắt đáy bắt đầu hoạt động giúp VN-Index phục hồi.

VN-Index tiến đến thử thách mốc 965 điểm trong phiên chiều. Tuy nhiên, áp lực bán tại vùng giá cao luôn hiện hữu, nên chỉ số nhanh chóng bị đẩy lùi trở lại và kết phiên trong sắc đỏ.

Nhiều bluechips suy yếu với  VNM -1,1%, VIC -0,5%, MSN -0,8%, SAB -2,1%, POW -1,6%, ROS -1,1%...

Thị trường không giảm sâu nhờ các mã GAS, VCB, MWG, HPG, REE, VPB, MBB, TPB, BHN, BVH, PNJ... còn tăng điểm

Dòng tiền đã chuyển hướng sang các mã thị trường như ROS, HQC, AAA, FLC, KBC, TCH, ASM, HSG, PVD, SCR..., song về mặt điểm số phân hóa khi AAA, FLC, PVD, SCR... giảm điểm, trong khi HQC, TCH, ASM, HSG... tăng điểm.

LMH, LGL cùng tăng trần, thanh khoản mạnh. LGL khớp lệnh hơn 0,6 triệu đơn vị, mức cao nhất trong 3 năm qua.

Tính chung trên toàn thị trường nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 13,43 triệu đơn vị, giá trị 274,61 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 11/6: VN-Index giảm 0,83 điểm (-0,09%), xuống 962,07 điểm; HNX-Index giảm 0,04 điểm (-0,04%), xuống 103,95 điểm; UPCoM -Index tăng 0,3 điểm (+0,55%), lên 55,13 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Trong thứ Sáu tuần trước (7/6), Mexico đã đồng ý tăng cường các biện pháp để ngăn chặn dòng người di cư từ Trung Mỹ đến Mỹ để việc Mỹ đánh thuế 5% với hàng hóa nhập từ nước này từ ngày 10/6.

Sau thông tin trên, phố Wall đã có phiên khởi sắc cuối tuần trước và duy trì đà tăng trong phiên giao dịch đầu tuần mới.

Ngoài ra, phố Wall cũng phản ứng tích cực trước thông tin về các thương vụ M&A. Đầu tiên là United Technologies Corp đồng ý kết hợp với nhà thầu quốc phòng Raytheon Co để tạo ra một công ty mới trị giá khoảng 121 tỷ USD.

Tiếp đến, Salesforce.com Inc cho biết họ sẽ mua công ty dữ liệu Tableau Software với giá 15,3 tỷ USD.

Ngoài ra, lĩnh vực phi nông nghiệp tạo ra ít việc làm hơn nhiều so với dự đoán trong tháng 5 cũng đem lại cho nhà đầu tư hy vọng Fed sẽ giảm lãi suất trong năm nay, nên cũng hỗ trợ cho đà tăng của phố Wall.

Với phiên tăng trong ngày đầu tuần mới, Dow Jones đã kéo dài chuỗi tăng điểm của mình lên con số 6, chuỗi tăng điểm dài nhất kể từ tháng 5/2018.

Kết thúc phiên 10/6, chỉ số Dow Jones tăng 78,74 điểm (+0,30%), lên 26.062,68 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 13,39 điểm (+0,47%), lên 2.886,73 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 81,07 điểm (+1,05%), lên 7.823,17 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục đi lên, khi nhóm cổ phiếu chu kỳ như xuất khẩu tăng giá nhờ đồng yên yếu.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,33% lên 21.204,28 điểm. Topix tăng 0,54% lên 1.561,32 điểm.

Hôm thứ Hai, chứng khoán Nhật Bản đã phục hồi trên mức 21.000 điểm và đạt mức cao nhất trong hai tuần, nhờ  kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed và Mỹ rút lại đe dọa thuế quan đối với Mexico.

Hiện, các nhà đầu tư chờ đợi tín hiệu mới về chính sách tiền tệ của Mỹ trong cuộc họp chính sách của Fed trong 2 ngày 18 và 19 tới, cũng như diễn biến trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc trước hội nghị G20 vào cuối tháng này.

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu tài chính nới đà đi lên nhờ lợi suất trái phiếu Mỹ tăng, với Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ tăng 1,5% và Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui tăng 1,2%.

Các nhà xuất khẩu cũng được tìm mua, sau khi đồng đô la tăng 0,2% lên 108,65 yên/USD. Theo đó, Tokyo Electron tăng 2,4%, TDK Corp tăng 1,8% và Yaskawa Electric Corp tăng 3,4%.

Các cổ phiếu chu kỳ khác cũng tích cực, với  nhóm cổ phiếu vận tải biển và các nhà sản xuất thép như Mitsui OSK Lines tăng 1,5% và Nippon Steel Corp tăng 1,1%. 

Ngược lại, các cổ phiếu phòng thủ như đường sắt và dược phẩm hoạt động kém với East Japan Railway giảm 0,8% và Astellas Pharma giảm 1,2%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng vọt sau khi Bắc Kinh nới lỏng các quy tắc tài chính để tăng chi tiêu công cho các công trình công cộng.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 2,58% lên 2.925,72 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 3,01% lên 3.719,28 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính tăng 2,4%, ngành CNTT tăng 4,3% và tiêu dùng tăng hơn 5,3%.

Thúc đẩy thị trường là việc Trung Quốc sẽ cho phép chính quyền địa phương sử dụng tiền thu được từ trái phiếu đặc biệt để đầu tư cho các dự án lớn, bao gồm đường cao tốc, cung cấp khí đốt và đường sắt...

Thông tin này đã đẩy nhóm cổ phiếu của các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng tăng 2,3%, lên mức cao nhất trong hơn 5 tuần.

Ngoài ra, kỳ vọng giảm lãi suất trên toàn cầu đã mang lại cho các nhà đầu tư nước ngoài một chất xúc tác để tái gia nhập thị trường, Linus Yip, chiến lược gia của First Shanghai Securities cho biết. Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đã mua ròng 7,37 tỷ nhân dân tệ cổ phiếu A của Trung Quốc trong phiên hôm nay.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, nhờ thông tin về việc Alibaba có kế hoạch nộp đơn niêm yết trong vài tuần tới.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,76% lên 27.789,34 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,89% lên 10.620,13 điểm.

Thông tin thúc đẩy thị trường là việc Tập đoàn khổng lồ internet Trung Quốc Alibaba đã chọn China International Capital Corp và Credit Suisse Group làm tư vấn để chào thực hiện IPO tại Hồng Kông, một nguồn tin thận cận của Bloomberg cho biết.

Một số thị trường lớn khác như  Hàn Quốc, chỉ số Kospi tăng 0,59% lên 2.11,81 điểm khi cổ phiếu của LG Electronics tăng vọt 6,03%.

Úc, giao dịch với thanh khoản khá sau khi kỳ nghỉ. Chỉ số ASX 200 tăng 1,59%, đóng cửa ở mức 6,546,3 điểm với hầu hết các lĩnh vực tăng.

Kết thúc phiên 11/6:  Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 69,86 điểm (+0,33%), lên 21.204,28 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 73,59 điểm (+2,58%), lên 2.925,72 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 210,70 điểm (+0,76%), lên 27.789,34 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC giảm mạnh. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.400 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội  36,91 - 37,13 triệu đồng/lượng, giảm 140.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.061 đồng/USD, tăng 7 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.280 - 23.400 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Tín dụng bất động sản sẽ “tính toán kỹ” rủi ro với từng phân khúc

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trương kiểm soát chặt tín dụng vào lĩnh vực bất động sản theo hướng thắt chặt nguồn tín dụng, giảm hạn mức cho vay đối với các dự án bất động sản cao cấp và một chủ đầu tư có nhu cầu vay số lượng lớn cho nhiều dự án bất động sản...>> Chi tiết

Doanh nghiệp địa ốc “bung nóc” lãi suất trái phiếu

Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tăng lên theo xu hướng tăng của nhu cầu huy động vốn qua kênh này và mặt bằng lãi suất tiết kiệm, đặc biệt là ở những đợt phát hành của doanh nghiệp (DN) bất động sản..>> Chi tiết

M&A: Học cách chơi với người khổng lồ

Hội nhập mở ra cơ hội cho mọi doanh nghiệp (DN), nhưng cũng tạo nên sức ép cạnh tranh vô cùng lớn. Các DN nhỏ có khát vọng tìm cách bước đi nhanh hơn bằng việc hợp tác với những DN lớn, nhưng “chơi với người khổng lồ” chưa bao giờ là điều dễ dàng. Vậy M&A như thế nào để hiệu quả?..>> Chi tiết

Giảm chi phí logistics của Việt Nam xuống 15% GDP

Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải là mục tiêu của Đề án vừa được Thủ tướng phê duyệt..>> Chi tiết

Chiến tranh thương mại có thể quét sạch 455 tỷ USD khỏi GDP toàn cầu vào năm tới

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng căng thẳng thương mại có thể kéo dài hoặc leo thang hơn nữa, Brexit cuối cùng có thể bị rối loạn và các đòn trả đũa gần đây của Trung Quốc có thể trì hoãn tăng trưởng bền vững của thế giới trong năm 2020..>> Chi tiết

Tin bài liên quan