Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền chững lại

Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền chững lại

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index đảo chiều giảm; Ứng xử khi nợ xấu vượt 3%; Sớm có thị trường chứng khoán mới nổi; Cổ phiếu thủy sản qua cơn bĩ cực; Biến thể Omicron có thể làm gia tăng tình trạng thiếu cung và lạm phát …là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 2/12 tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm trở lại 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 60,00 – 60,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng hơn 9 USD lên 1.780,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng lùi về quanh 1.774 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 95,94 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 2/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.127 đồng/USD, giảm 15 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.630 - 22.830 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,32 USD (+2,01%), lên 66,89 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,35 USD (+1,96%), lên 70,22 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua dừng ở ngay sát 57.000 USD, thì sang ngày hôm nay đã có nhịp giảm khá mạnh về dưới 56.000 USD, trước khi bật lên mức trên 56.600 USD/BTC vào cuối ngày.

Chứng khoán trong nước

Dòng tiền thận trọng, VN-Index đảo chiều giảm

Sau phiên sáng giằng co, thị trường tiếp tục rung lắc mạnh trong phiên chiều. Sau khi nhận lực cầu tích cực để tiến gần đến 1.495 điểm, áp lực bán lại quay trở lại ở nhiều nhóm ngành đã đẩy VN-Index về dưới tham chiếu rất nhanh và đóng cửa giảm điểm với thanh khoản suy giảm.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ phân hóa với CIG, DHG, DLG, FCN, HDC, MCG, TTB, PTC, C47, HCD đều tăng kịch trần.

Trái lại, khá nhiều cổ phiếu đóng cửa giảm điểm như FLC, ITA, DXG, GEX, SCR, LDG, HBC, TCH, CII, FIT, BCG, DCM, DPM, HHS, IJC, trong đó, HBC -4,8%, GEX -4%, DXG -3,2%, FLC -3,2%, DPM -4,7% và DCM -2,9%...

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 22,33 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 733,37 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 2/12: VN-Index giảm 3,14 điểm (-0,21%), xuống 1.482,05 điểm; HNX-Index tăng 2,42 điểm (+0,53%), lên 458,33 điểm; UpCoM-Index giảm 0,03 điểm (-0,03%), xuống 114,55 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall đảo chiều giảm nhanh trong phiên ngày thứ Tư ( /12), sau khi các nhà chức trách Mỹ thông báo trường hợp đầu tiên xác nhận nhiễm biến thể mới Omicron.

Nhóm cổ phiếu du lịch giảm mạnh nhất sau thông tin này với American Airlines lao dốc gần 8%, cổ phiếu Delta Air Lines sụt 7,3%, và cổ phiếu United Airlines giảm 7,5%, cổ phiếu Boeing mất 4,8%.

Cổ phiếu nhóm bán lẻ cũng chịu ảnh hưởng với Nordstrom rớt 5,3%, Kohl’s sụt 5,6%, Best Buy và Macy’s lần lượt giảm 4., % và 4,6%.

Nhà phân tích Edward Moya, tại công ty dịch vụ môi giới OANDA, có trụ sở tại Mỹ cho rằng thị trường Phố Wall vẫn sẽ chịu tác động xấu trước thông tin biến thể Omicron cho đến khi có thể đưa ra đánh giá rõ ràng về biến thể mới này.

Kết thúc phiên 1/12, chỉ số Dow Jones giảm 461,68 điểm (-1,34%), xuống 34.022,04 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 53,96 điểm (-1,18%), xuống 4.513,04 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 283,64 điểm (-1,83%), xuống 15.254,05 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, bị đè nặng bởi những lo lắng về tác động của biến thể Omicron đối với nền kinh tế.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,65% xuống 27.753,37 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,54% xuống 1.926,37 điểm.

Các nhà đầu tư lo lắng hơn về thiệt hại đối với nền kinh tế do biến thể Omicron xuất hiện ở Mỹ.

Một cơn gió ngược khác xảy ra, sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết rằng, các nhà hoạch định chính sách sẽ thảo luận về việc kết thúc sớm hơn các chương trình kích thích hiện tại.

Cổ phiếu hãng hàng không đã có một cú đánh mới, sau khi phải ngừng đặt chỗ mới cho các chuyến bay quốc tế đến Nhật Bản cho đến cuối tháng 12 theo yêu cầu của chính phủ, với Japan Airlines giảm 2,47%, trong khi ANA Holdings mất 1,74%.

Các nhà khai thác tàu hỏa cũng chùng xuống, với Đường sắt Đông Nhật Bản mất 3,47% và Đường sắt Keisei giảm 1,8%.

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu vận tải biển dâng cao, với Kawasaki Kisen tăng 11,36%, Mitsui OSK Lines tăng 7,58% và Nippon Yusen tăng 5,27%.

Chỉ số bluechip của chứng khoán Trung Quốc nhích lên, dẫn đầu là các nhà phát triển bất động sản, sau khi ba công ty công bố kế hoạch phát hành trái phiếu trong nước.

Đóng cửa, Shanghai Composite mất 0,09% xuống 3.573,84 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,25% lên 4.856,16 điểm.

Các nhà phát triển bất động sản đã tăng 2%, sau khi ba nhà phát triển Trung Quốc có kế hoạch bán trái phiếu ở Trung Quốc để huy động tổng cộng 18 tỷ nhân dân tệ (2,83 tỷ USD).

Chứng khoán Hồng Kông tăng, nhờ đà đi lên của nhóm cổ phiếu tài chính và bất động sản.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,55% lên 23.788,93 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,95% lên 8.506,36 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính tăng 1,3%, với HSBC Holdings và China Construction Bank Corp tăng lần lượt 1,2% và 2,5%.

Chỉ số bất động sản nhích2,4% với Longfor Group Holdings Ltd tăng 3,1% và Country Garden Holdings Co tăng 4,1%, khi cả ba đều lên kế hoạch bán trái phiếu để huy động vốn.

Trái phiếu doanh nghiệp do các công ty bất động sản phát hành trong tháng 11 đã tăng gần gấp ba lần so với tháng trước lên 37,1 tỷ nhân dân tệ (5,82 tỷ USD), Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc chính thức đưa tin.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng mạnh, nhờ lượng mua mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài vào nhóm cổ phiếu chip lớn, do kỳ vọng rằng vấn đề thiếu hụt chất bán dẫn đang chạm đáy.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 45,55 điểm, tương đương 1,57%,lên 2.945,27 điểm.

Các ông lớn về chip là Samsung Electronics và SK Hynix lần lượt tăng 1,88% và 3%. Các cổ phiếu lớn khác như LG Chem và Naver lần lượt tăng 1,25% và 2,18%.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 886 tỷ won (753,91 triệu USD) cổ phiếu trên bảng chính, với điểm đến tập trung vào lĩnh vực bán dẫn, bao gồm Samsung Electronics,” nhà phân tích Kim Seok-hwan của Mirae Asset Securities cho biết.

Kết thúc phiên 2/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 182,25 điểm (-0,65%), xuống 27.753,37 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 3,05 điểm (-0,08%), xuống 3.573,84 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 130,01 điểm (+0,55%), lên 23.788,93 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc tăng 45,55 điểm (+1,57%), lên 2.945,27 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Ứng xử khi nợ xấu vượt 3%

Đại dịch Covid-19 lại đưa ngân hàng phải đối diện với bài toán xử lý nợ xấu đã từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ..>> Chi tiết

- Sớm có thị trường chứng khoán mới nổi

Đây là một trong những mục tiêu quan trọng trong chính sách phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam sau 25 năm tích lũy..>> Chi tiết

- Cổ phiếu thủy sản qua cơn bĩ cực

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng trở lại, giá cước vận tải giảm giúp lợi nhuận của công ty thủy sản phục hồi..>> Chi tiết

- OECD: Biến thể Omicron có thể làm gia tăng tình trạng thiếu cung và lạm phát

OECD cảnh báo rằng các nhà hoạch định chính sách tiền tệ nên "thận trọng" trước biến thể mới và nhu cầu cấp thiết nhất là đẩy nhanh việc triển khai vắc xin Covid-19..>> Chi tiết

Tin bài liên quan