Thị trường tài chính 24h: Đi tìm biên an toàn

Thị trường tài chính 24h: Đi tìm biên an toàn

(ĐTCK) VN-Index tiến lên gần 775 điểm; Cổ đông ngân hàng lại bâng khuâng chuyện chia cổ tức; Biên an toàn cho nhà đầu tư thời suy thoái; Quý I chốt đúng đáy, tự doanh công ty chứng khoán “lãnh đủ”; quý I/2020, Du lịch giảm sâu; dược phẩm, khai khoáng, hoá chất “miễn nhiễm” Covid; Chứng khoán châu Á biến động nhẹ; Hết chỗ chứa, tại sao các nhà sản xuất không ngừng hút dầu lên?...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô 

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 23/4 tăng 100.000 đồng/lượng so với ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 200.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 47,80 – 48,47 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 26,9 USD lên 1.714,1 USD/ounce. Sang đến phiên châu Á sáng nay, giá vàng nới đà đi lên và chạm gần 1.730 USD/ounce, trước khi hạ nhiệt về 1.725 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 5 trên sàn Comex New York tăng gần 10 USD lên 1.737 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,27% lên 100,66 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 23/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.261 đồng, tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.390 - 23.570 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,52 USD (+11,03%), lên 15,3 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,38 USD (+6,77%), lên 21,75 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index nhích gần 5 điểm

Sau phiên sáng chững lại, thị trường giao dịch chậm lại trong phiên chiều, VN-Index gần như chỉ đi ngang tại số điểm có được khi kết phiên cho tới lúc đóng cửa, đi kèm diễn biến phan hóa cao trên thị trường.

Một vài bluechip nổi bật và có mức tăng khá như GAS +2,5; SAB +3,2%; HPG +3,9%; VRE +2,3%; ROS +2%; VHM +1,8%; MWG +1,8%, còn lại chỉ tăng/giảm trong biên độ hẹp.

Nhóm cổ phiếu thị trường đóng cửa trong sắc xanh có HQC, PVD, AAA, DLG, KBC, DCM, LDG, SKG, HAG, SJF, cùng sắc tím đáng tại QCG, CSM, GIL, PAC, DHM, FRT và đặc biệt là HSG, khi dư mua giá trần lên tới hơn 9,6 triệu đơn vị.

Trái lại, 2 mã DRH, TVB đều nằm sàn lần lượt tại 4.980 đồng và 10.650 đồng, khớp lệnh đều có hơn 1,1 triệu đơn vị.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 12,26 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 337,26 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 23/4: VN-Index tăng 4,99 điểm (+0,65%), lên 773,91 điểm; HNX-Index tăng 0,17 điểm (+0,16%), lên 106,97 điểm; UpCoM-Index tăng 0,26 điểm (+0,5%), lên 51,74 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Sau 2 phiên lao dốc theo đà sụp đổ của giá dầu đầu tuần, phố Wall đã bật trở lại trong phiên thứ Tư khi giá dầu thô hồi phục và Thượng viện Mỹ thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 500 tỷ USD, giúp các doanh nghiệp nhỏ thoát khỏi khủng hoảng của đại dịch.

Kết thúc phiên 22/4, chỉ số Dow Jones tăng 456,94 điểm (+1,99%), lên 23.475,82 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 62,75 điểm (+2,29%), lên 2.799,31 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 232,38 điểm (+2,81%), lên 8.495,38 điểm.

Chứng khoán châu Á 

Chứng khoán Nhật Bản tăng trở lại, khi phố Wall đêm qua phục hồi khi giá dầu thô ổn định hơn.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,52% lên 19.429,44 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,36% lên 1.425,98 điểm.

Chúng tôi đã thấy một chút tự tin sau khi chứng khoán Mỹ hồi phục và giá dầu ổn định. Hiện tại, Nikkei 225 có thể bị giới hạn trong phạm vi từ 19.000 đến 19.500 điểm trong mua báo cáo thu nhập của Nhật Bản, Masahiro Ichikawa, chiến lược gia tại Sumitomo Mitsui DS Asset Management cho biết.

Các nhà phân tích đang lạc quan về thu nhập của công ty Nhật Bản trong năm nay với kỳ vọng phục hồi kinh tế nhanh chóng, mặc dù một số chiến lược gia và nhà đầu tư cảnh báo sự lạc quan như vậy có thể bị đặt nhầm chỗ.

Một số cổ phiếu gần như bị ảnh hưởng nặng nhất đến kết quả kinh doanh do Covid-19 gây ra đã giảm sâu trước đó và được mua bắt đáy mạnh như Dentsu Group, nhà bán lẻ J.Front Retailing và công ty phát triển dầu Inpex, tăng lần lượt 6,6%, 8,3%, 6,1%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ, do sự không chắc chắn về sự phục hồi kinh tế gây ra bởi Covid-19 khiến giá cổ phiếu chịu áp lực.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,19% xuống 2.838,50 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,25% xuống 3.829,75 điểm.

Thị trường bị tác động bởi kết quả một cuộc thăm dò cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc dự kiến sẽ chỉ tăng 1,3% trong quý II, sau khi ghi nhận âm 6,8% trong quý đầu tiên.

Chứng khoán Hồng Kông có sự phục hồi đi cùng các thị trường toàn cầu khi giá dầu trở lại từ mức thấp lịch sử và kỳ vọng rằng nền kinh tế Trung Quốc đang dần hồi phục.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,35% lên 23.977,32 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises cũng tăng 0,35% lên 9.703,99 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 1,3%, ngành CNTT không đổi, lĩnh tài chính giảm nhẹ 0,1% và bất động sản tăng 1,1%.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng gần 1%, khi giá dầu phục hồi và hy vọng gói kích thích của Mỹ đã thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư.

Kết thúc phiên 23/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 291,49 điểm (+1,52%), lên 19.429,44 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 5,48 điểm (-0,19%), xuống 2.838,50 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 83,96 điểm (+0,35%), lên 23.977,32 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 18,58 điểm (+0,98%), lên 1.914,73 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Cổ đông ngân hàng lại bâng khuâng chuyện chia cổ tức

Theo Chỉ thị 02 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng sẽ không chia cổ tức bằng tiền mặt. Điều đó có nghĩa là ngân hàng hoặc không chia, hoặc chia cổ tức thì chỉ bằng cổ phiếu..>> Chi tiết

Biên an toàn cho nhà đầu tư thời suy thoái

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái, biên an toàn (Margin of safety) đặc biệt quan trọng đối với các nhà đầu tư muốn trụ vững qua giai đoạn này..>> Chi tiết

 Quý I chốt đúng đáy, tự doanh công ty chứng khoán “lãnh đủ”

Nhiều công ty chứng khoán khác đang phải ghi nhận lỗ do có mảng tự doanh lớn, tài sản tài chính chịu sự đánh giá lại đúng thời điểm VN-Index về đáy..>> Chi tiết

1/3 doanh nghiệp trên sàn công bố BCTC: Du lịch giảm sâu; dược phẩm, khai khoáng, hoá chất “miễn nhiễm” Covid

Các ngành có mức giảm lợi nhuận trước thuế mạnh nhất là du lịch giải trí (-74,22%), bia và đồ uống (-64,26%), sản xuất và phân phối điện (-52,68%), xây dựng và vật liệu xây dựng (-51,07%), truyền thông (-45,39%) và bất động sản (-23,82%)..>> Chi tiết

Hết chỗ chứa, tại sao các nhà sản xuất không ngừng hút dầu lên?

Cú sụt giảm mạnh đưa giá dầu WTI của Mỹ về mức âm lần đầu tiên trong lịch sử và có một câu hỏi được đặt ra trong hiện tại: Liệu giá dầu Brent có làm điều tương tự?..>> Chi tiết

Tin bài liên quan