Thị trường tài chính 24h: Dầu thô khiến chứng khoán chao đảo

Thị trường tài chính 24h: Dầu thô khiến chứng khoán chao đảo

(ĐTCK) VN-Index mất hơn 28 điểm; Gói tín dụng 300.000 tỷ đồng: Nhà băng phủ nhận chuyện “cố tình làm khó”; CTCK Quý I/2020, mảng tự doanh “nhấn chìm” nỗ lực môi giới; Nhà đầu tư cần nhiều chính sách hỗ trợ; Doanh nghiệp cao su trông đợi vào… lợi nhuận khác; Chứng khoán châu Á giảm do ảnh hưởng giá dầu thô; Nga nghi ngờ có âm mưu sau chuyện giá dầu về mức âm, người bán phải trả tiền người mua...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô 

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 21/4 tăng 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày hôm qua.Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 47,50 – 48,17 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua 9,4 USD lên 1.695,9 USD/ounce, sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng nhanh lên 1.700 USD/ounce trước khi lao dốc, giảm mạnh về quanh 1.670 USD/ounce và bật trở lại 1.680 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 5 trên sàn Comex New York giảm gần 20 USD xuống 1.683,5 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,29% lên 100,25 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 21/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 3.246 đồng, tăng 8 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.360 - 23.540 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 31,33 USD (+83,26%), lên -6,3 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 4 USD (-15,64%), xuống 21,57 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index lao dốc

Sau phiên sáng giảm sâu với áp lực bán diện rộng, thị trường bước vào phiên chiều mà không có thông tin hỗ trợ nào, VN-Index mất tổng cộng hơn 28 điểm, với số giảm sàn tăng mạnh.

Rổ bluechip VN30 có 6 mã giảm sàn là ROS, VPB, SBT, VRE, CTD và PLX.

Mất từ 5 đến hơn 6% có BID -6,5%; GAS -6,3%; CTG -5,3%; MBB -6%; MWG -5,8%; HDB -5,9%; STB -5,9%; SSI -6,2%.

Nhóm dầu khí vẫn bị xả mạnh, trong đó PVD chung số phận với PLX, PVT, PXS khi giảm xuống mức giá sàn.

Nhiều mã tại các nhóm ngành khác nhau cũng đua nhau giảm hết biên độ như HSG, DXG, LDG, DBC, HBC, HHS, ASM, DRH, KBC, VND, HAR, GVR, TTB, HDG, BHN, LIX, ABS, DMC…

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 19,72 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 245,64 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 21/4: VN-Index giảm 28,13 điểm (-3,54%), xuống 766,84 điểm; HNX-Index giảm 4,99 điểm (-4,55%), xuống 104,7 điểm; UpCoM-Index giảm 1,46 điểm (-2,78%), xuống 51,18 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Hết kho chứa trong bối cảnh tổng cầu giảm, sản lượng chưa cắt giảm khiến giá dầu thô Mỹ kỳ hạn giao tháng 5 chốt hợp đồng ngày 20/4 lao dốc gần 150% xuống mức kỷ lục là -37,63 USD/thùng.

Giá dầu thô giảm kỷ lục đã kéo nhóm cổ phiếu năng lượng lao theo, cùng với dự báo mùa báo cáo kết quả kinh doanh ảm đạm do ảnh hưởng của Covid-19 khiến phố Wall quay đầu giảm trở lại trong phiên đầu tuần mới, nhất là Dow Jones mất hơn 2,4%, trong khi Nasdaq nhờ sự hỗ trợ của một vài mã công nghệ nên đà giảm khiêm tốn hơn.          

Kết thúc phiên 20/4, chỉ số Dow Jones giảm 592,05 điểm (-2,44%), xuống 23.650,44 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 51,40 điểm (-1,79%), xuống 2.823,16 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 89,41 điểm (-1,03%), xuống 8.560,73 điểm.

Chứng khoán châu Á 

Chứng khoán Nhật Bản trượt dốc, với các công ty ngành năng lượng gánh chịu sự sụp đổ của giá dầu, trong khi đại dịch Covid-19 đã kiềm chế dòng tiền mạo hiểm trước mùa báo cáo thu nhập của các công ty niêm yết.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,97% xuống 19.280,78 điểm. chỉ số Topix mất 1,15% xuống 1.415,89 điểm.

Giá dầu thô giảm sâu làm tăng mối lo ngại về các vụ phá sản trong ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ. Tại Nhật Bản cũng vậy, khi các công ty tinh chế và các công ty liên quan đến tài nguyên sẽ bị ảnh hưởng, ông Masayuki Kubota, chiến lược gia trưởng của Rakuten Securities cho biết.

Một vài cổ phiếu còn tăng như Takara Bio Inc +10,4% sau khi báo cáo sẽ xây dựng một hệ thống sản xuất hàng loạt cho vắc-xin ngừa virus corona.

Nintendo Co Ltd đã tăng 0,2% sau khi có tin xem xét tăng sản lượng sản xuất máy chơi game Switch. 

Chứng khoán Trung Quốc cũng đã giảm, khi sự thận trọng tái chiếm thị trường thế giới, do giá dầu thô tương lai của Mỹ ghi nhận sự sụt giảm lịch sử chỉ sau một đêm khiến các nhà đầu tư tránh xa các tài sản rủi ro hơn.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,9% xuống 2.827,01 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 1,18% xuống 3.808,05 điểm. 

Sự sụt giảm giá dầu làm tổn thương tâm lý và triển vọng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và phục hồi kinh tế, kéo nhóm cổ phiếu A xuống thấp, Zhang Qi, nhà phân tích của Haitong Securities cho biết.

Chứng khoán Hồng Kông có phiên giảm mạnh nhất trong gần 1 tháng qua, cũng bởi ảnh hưởng bởi giá dầu thô lao dốc.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,2% xuống 23.793,55 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,13% xuống 9.614,93 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm sâu nhất khi mất 2,5% do giá dầu thô trên thị trường có phiên giảm lịch sử; ngành CNTT giảm 1,82%, tài chính mất 1,91% và bất động sản giảm 1,87%.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi chịu tác động về giá dầu thô và đồng won mất giá đáng kể so với USD khi giảm 1,02%.

Kết thúc phiên 21/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 388,34 điểm (-1,97%), xuống 19.280,78 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 25,54 điểm (-0,90%), xuống 2.827,01 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 536,47 điểm (-2,20%), xuống 23.793,55 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 18,98 điểm (-1,00%), xuống 1.879,38 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Gói tín dụng 300.000 tỷ đồng: Nhà băng phủ nhận chuyện “cố tình làm khó”

Lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại khẳng định, không có chuyện ngân hàng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận gói tín dụng hỗ trợ 300.000 tỷ đồng, song họ cũng đang bị quá tải bởi số lượng hồ sơ xin cơ cấu nợ, giãn nợ lên tới cả ngàn bộ mỗi ngày..>> Chi tiết

Công ty chứng khoán: Quý I/2020, mảng tự doanh “nhấn chìm” nỗ lực môi giới

Bức tranh kết quả kinh doanh quý I/2020 của 4 công ty chứng khoán dẫn đầu thị phần trên sàn HOSE cho thấy, mặc dù khởi sắc về doanh thu nhưng chi phí tăng mạnh khiến lợi nhuận hầu như suy giảm..>> Chi tiết

Nhà đầu tư cần nhiều chính sách hỗ trợ

Dịch Covid-19 đã có những ảnh hưởng tiêu cực, làm gián đoạn cung ứng và giảm sút nhu cầu, dẫn tới biến động giá cổ phiếu trên TTCK, gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc nắm bắt, định hình diễn biến thị trường..>> Chi tiết

Doanh nghiệp cao su trông đợi vào… lợi nhuận khác

Trong bối cảnh giá cao su cũng như sức tiêu thụ giảm sâu, một số doanh nghiệp ngành cao su vẫn đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng hoặc đi ngang so với năm 2019 nhờ điểm tựa là… lợi nhuận khác..>> Chi tiết

Nga nghi ngờ có âm mưu sau chuyện giá dầu về mức âm, người bán phải trả tiền người mua

Lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu thô WTI giảm xuống mức âm. Nhu cầu "vàng đen" sụp đổ do đại dịch và chẳng mấy chốc các nguyên liệu thô sẽ không còn đủ chỗ chứa..>> Chi tiết

Tin bài liên quan