Ảnh: Shutterstock.

Ảnh: Shutterstock.

Thị trường tài chính 24h: Dấu hỏi thanh khoản

(ĐTCK) VN-Index tiến gần đến ngưỡng 1.000 điểm; Tín dụng tăng thấp, ngân hàng vẫn đua huy động vốn; Ưu tiên vị thế Bán trong nhịp hồi phục; Dấu hỏi thanh khoản quý II; Doanh nghiệp tìm cách đa dạng lợi nhuận năm 2019; Chứng khoán châu Á thận trọng chờ đợi thông tin đàm phán Mỹ-Trung; Doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc trỗi dậy...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tiến bước

Mặc dù dòng tiền vẫn chủ yếu đứng ngoài quan sát khiến thị trường rung lắc, nhưng diễn biến tích cực ở nhóm dầu khí cùng một số mã lớn đã kéo VN-Index đi lên.

Sang phiên chiều, sau gần 1 giờ giao dịch thăm dò lình xình đi ngang, lực cầu gia tăng mạnh ở một số trụ đỡ đã tiếp sức giúp thị trường tăng vọt.

Tuy chưa thể tiếp cận ngưỡng kháng cự mạnh 1.000 điểm nhưng thị trường đã có phiên giao dịch khởi sắc và VN-Index cũng đóng cửa tại mức cao nhất ngày.

Một trong những tác nhân chính giúp VN-Index tăng vọt là VHM, tăng 2,2% lên 94.600 đồng.

Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng hỗ trợ tích cực với GAS tăng 3,1% lên ngày 107.000 đồng, PLX tăng 2% lên 62.600 đồng, POW tăng 1% lên 15.550 đồng, PVD tăng 4,1% lên 20.300 đồn.

 Ở nhóm ngân hàng, sắc xanh ở các mã lớn cũng được tô đậm hơn, VCB tăng 2,3% lên 69.700 đồng, CTG tăng 1,8% lên 22.300 đồng; BID, MBB cũng tiến bước…

Ngoài ra, các bluechip khác như VNM, VIC, SAB, BVH, NVL… cũng đều kết phiên tăng nhẹ.

Ở nhóm cổ phiếu đáng quan tâm AAA được kéo lên kịch trần 18.900 đồng, với mức tăng 6,8% và thanh khoản lớn nhất thị trường, gần 9,6 triệu đơn vị. YEG tiếp tục lao dốc mạnh, mất 5,7% xuống 115.000 đồng.

Tính chung trên cả 3 sàn trong phiên 8/4, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 4,35 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 180,33 tỷ đồng; trong khi phiên trước đó bán ròng 2,45 triệu đơn vị, tổng giá trị 35,36 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 8/4: VN-Index tăng 8,3 điểm (+0,84%), lên 997,56 điểm;  HNX-Index tăng 1,05 điểm (+0,98%), lên 108,93 điểm; UPCoM-Index giảm 0,17 điểm (-0,29%), xuống 56,76 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Bộ Lao động cho biết, bảng lương phi nông nghiệp trong tháng 3 có thêm 196.000 việc làm, cao hơn so với mức dự báo 180.000 việc làm của các nhà kinh tế.

Dữ liệu cho tháng 2 đã được điều chỉnh tăng lên mức tăng 33.000 việc làm thay vì 20.000 báo cáo trước đây, mức tăng nhỏ nhất kể từ tháng 9 năm 2017.

Dữ liệu việc làm vững chắc làm giảm nỗi lo suy thoái kinh tế vốn dấy lên đầu tuần trước đó khi đường cong lợi suất trái phiêu kho bạc Mỹ bị đảo ngược với lợi suất kỳ hạn 3 tháng cao hơn loại kỳ hạn 10 năm.

Dù số lượng việc làm tạo thêm gia tăng mạnh, nhưng đà tăng lương lại chậm lại trong tháng 3, ủng hỗ cho khả năng Fed sẽ không tăng lãi suất trong năm nay sau 3 năm tăng lãi suất liên tiếp.

Điều này càng giúp củng cố niềm tin nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, giúp nhà đầu tư yên tâm xuống tiền.

Dù vậy, đà tăng của phố Wall trong phiên cuối tuần không quá mạnh khi nhà đầu tư có phần thận trọng trước mùa công bố kết quả kinh doanh bắt đầu từ tuần tới với một số ngân hàng lớn.

Theo dự báo, đây sẽ là quý đầu tiên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong S&P 500 sụt giảm kể từ năm 2016.

Trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 1,91%, chỉ số S&P 500 tăng 2,06% và Nasdaq Composite tăng 2,71%, tuần tăng thứ 2 liên tiếp của phố Wall.

Kết thúc phiên 5/4, chỉ số Dow Jones tăng 40,36 điểm (+0,36%), lên 26.424,99 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 13,35 điểm (+0,46%), lên 2.892,74 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 46,91 điểm (+0,59%), lên 7.938,69 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi các nhà đầu tư thận trọng trước mùa báo cáo kết quả kinh doanh, mặc dù tăng trưởng việc làm tốt hơn mong đợi của Mỹ vào tháng 3 đã hạn chế đà giảm.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,2% xuống 21.761,65 điểm. Topix giảm 0,4% xuống 1.620,14 điểm.

Các cổ phiếu tài chính, vốn tăng gần đây đã gặp áp lực chốt lời với với Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ giảm 0,9%, Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui giảm 1% và Dai-ichi Life Holdings mất 1,2%.

Các công ty liên quan đến chip cũng chìm trong sắc đỏ, với Tokyo Electron giảm 1,6% và Shin-Etsu Chemical trượt 1,2%.

Ngược lại, cổ phiếu khai thác dầu đã thu hút dòng tiền sau khi giá dầu tăng lên mức cao nhất trong 5 tháng với Inpex Corp tăng 1,3% và Công ty Khai thác Dầu khí Nhật Bản tăng 0,2%.

Cổ phiếu đáng chú ý, Aeon Co đã giảm 3,4% sau khi cắt giảm triển vọng lợi nhuận ròng trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 vừa qua xuống còn 23,6 tỷ yên từ 35 tỷ yên khi doanh số suy yếu bởi các đợt thiên tai vào năm ngoái.

Chứng khoán Trung Quốc gần như không đổi, khi các nhà đầu tư thận trọng tìm kiếm các yếu tố rõ ràng hơn trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm nhẹ 0,05% xuống 3.244,81 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,12% xuống 4.057,23 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính giảm 0,15%, ngành tiêu dùng tăng 0,86%, bất động sản giảm 0,69% và y tế giảm 1,23%.

Áp lực chốt lời diễn ra, sau khi các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng cổ phiếu A thông qua các chương trình kết nối Chứng khoán Thượng Hải-Hồng Kông và Thâm Quyến-Hồng Kông.

Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất phiên hôm nay là Danhua Chemical Technology Co Ltd, Lanhai Medical Investment Co Ltd và Anhui Liuguo Chemical Co Ltd, tất cả đều tăng 10,08%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất WPG (Shanghai) Smart Water Public Co Ltd, giảm 10%; Healthcare Co Ltd, giảm 9,99% và hanghai Sunglow Packaging Technology Co Ltd Co Ltd, giảm 9,61%.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ, nhờ vào dữ liệu việc làm tích cực của Mỹ trong thán 3 và nhóm cổ phiếu năng lượng bật tăng khi giá dầu thế giới đi lên.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,47% lên 30.077,15 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 15/6/2018. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,87% lên 11.793,65.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 1,6%, khi giá dầu thô tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2018, ngành CNTT tăng 0,71%, tài chính tăng 0,58% và bất động sản tăng 0,13%.

Cổ phiếu tăng cao nhất phiên hôm nay là Sino Biopharmologists Ltd, tăng 7,11%, trong khi thua lỗ lớn nhất là China Unicom Hong Kong Ltd, giảm 3,01%.

Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất có China National Building Material Co Ltd, tăng 7,46%; China Tower Corp Ltd, tăng 5,76% và Anhui Conch Cement Co Ltd, tăng 4,83%

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất là CITIC Securities Co Ltd giảm 1,96%, Air China Ltd, giảm 1,9% và China Cinda Asset Management Co Ltd, giảm 1,8%.

Kết thúc phiên 8/4: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 45,85 điểm (-0,21%), xuống 21.761,65 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 1,76 điểm (-0,05%), xuống 3.244,81 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 140,83 điểm (+0,47%), lên 30.077,15 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC chững lại. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.255 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 40.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,37 - 36,54 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.988 đồng/USD, không đổi so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.155 - 23.255 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Tín dụng tăng thấp, ngân hàng vẫn đua huy động vốn

Các ngân hàng đang chạy đua huy động vốn để đẩy mạnh cho vay trong các quý tới, dù mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm nay ở mức 14%..>> Chi tiết

Ưu tiên vị thế Bán trong nhịp hồi phục

Bức tranh chung về thị trường không có nhiều sự thay đổi, vấn đề lúc này là xem bên nào có sự kiên nhẫn và quyết tâm lớn hơn. Bên Bán (Short) vẫn rất quyết liệt và tự tin tham gia trong trong thời điểm hiện tại, điều này khiến độ lệch liên tục duy trì ở mức rất cao..>> Chi tiết

Dấu hỏi thanh khoản quý II

Trên thị trường chứng khoán, khối lượng giao dịch hay tính thanh khoản là một trong những yếu tố quan trọng, có thể xem như chỉ báo tâm lý đầu tư và hướng chảy của tiền..>> Chi tiết

Doanh nghiệp tìm cách đa dạng lợi nhuận năm 2019

Hoạch định chiến lược cho mùa kinh doanh 2019, nhiều doanh nghiệp mở rộng hoạt động để có thêm các kênh tăng trưởng lợi nhuận..>> Chi tiết

Quý I, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt hơn 58 tỷ USD

Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2019 ước tính đạt 22,40 tỷ USD, tăng 61,1% so với tháng trước..>> Chi tiết

Doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc trỗi dậy

Tháng 9/2018, nhà phát triển bất động sản lớn thứ ba Trung Quốc 
đặt ra một mục tiêu khiến cả thị trường “lạnh xương sống”…>> Chi tiết

Tin bài liên quan