Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán vượt khó

Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán vượt khó

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index lên gần 1.355 điểm; Cảnh báo rủi ro tín dụng bất động sản; Cổ phiếu phân bón vào sóng; Sóng cổ phiếu dầu khí khó bền; Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden công bố chính sách thương mại với Trung Quốc…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 5/10 không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 56,75 – 57,47 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 8,9 USD lên 1.769,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về quanh 1.760 USD/ounce và giằng co nhẹ cho đến cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 93,93 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 5/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.154 đồng/USD, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.660 – 22.860 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,31 USD (+0,40%), lên 77,93 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,48 USD (+0,59%), lên 81,74 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm tăng lên trên 49.000 USD thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục nới đà đi lên và chạm mốc tâm lý trên 50.000 USD/BTC vào cuối giờ chiều.

Chứng khoán trong nước

VN-Index vượt khó, "lướt" qua đường MA20

Sau phiên sáng vượt nhẹ qua đường MA20 thị trường tiếp tục nhích lên và dòng tiền nhập cuộc tự tin hơn ở nhóm ngân hàng, chứng khoán giúp chỉ số bật lên và nới đà tăng nhẹ trong phiên ATC lên mức cao nhất ngày lên gần 1.355 điểm.

Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán là điểm nhấn với VCI, BSI, CTS và FTS đều leo lên mức giá trần. Các cổ phiếu HCM +3,9%, TVB +4%, VND +4,3%, VIX +4,6%, SSI +4,7% g, AGR +6,6%, VDS +6,7%.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ với DRH, HAP, JVC, SJF, PHC, HSL, QBS, TSC, VID, SAM đóng cửa trong sắc tím.

Ở chiều ngược lại, FIT tuy thoát mức giá sàn, nhưng vẫn giảm mạnh -5,6% xuống 11.800 đồng, khớp lệnh dẫn đầu toàn thị trường với hơn 33,47 triệu đơn vị khớp lệnh.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 11,72 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 550,06 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 5/10: VN-Index tăng 15,09 điểm (+1,13%), lên 1.354,63 điểm; HNX-Index tăng 5,6 điểm (+1,55%), lên 366,5 điểm; UpCoM-Index tăng 0,72 điểm (+0,75%), lên 96,9 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall lao dốc mạnh trong phiên đầu tuần (4/10) do nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu Big Tech và nhóm cổ phiếu tăng trưởng khác khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng, trong khi lo ngại về khả năng chính phủ Mỹ vỡ nợ vẫn treo lơ lửng.

Cổ phiếu Apple, Microsoft, Amazon và Alphabet, bốn công ty giá trị nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ, đồng loạt giảm hơn 2%.

Cổ phiếu Facebook, công ty đứng thứ năm về giá trị vốn hoá, giảm gần 5% sau khi các nền tảng mạng xã hội Facebook, WhatSapp và Instagram đồng loạt ngừng hoạt động trên phạm vi toàn cầu vào đêm qua.

Kết thúc phiên 4/10, chỉ số Dow Jones giảm 323,54 điểm (-0,94%), xuống 34.002,92 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 56,58 điểm (-1,30%), xuống 4.300,46 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 311,21 điểm (-2,14%), xuống 14.255,48 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm sâu, với các cổ phiếu định hướng tăng trưởng bị ảnh hưởng nặng nề khi giá dầu tăng cao, gây thêm lo lắng về lạm phát và thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 2,19% xuống 27.822,12 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,33% xuống 1.947,75 điểm.

Cả hai chỉ số đều đánh dấu phiên giảm thứ bảy liên tiếp và chạm mức thấp nhất kể từ cuối tháng Tám.

Các cổ phiếu tăng trưởng được hưởng lợi từ lãi suất thấp hoạt động kém hiệu quả, trong đó, Fast Retailing giảm 6,9% , công ty Internet Z Holdings giảm 5,6%, Murata Manufacturing giảm 3,4%.

Tập đoàn SoftBank đã mất 3,8%, do lo ngại về sự sụt giảm giá trị của khoản đầu tư vào các công ty công nghệ, đặc biệt là Alibaba, vốn đã giảm hơn 50% so với mức đỉnh kỷ lục gần một năm trước.

Đi ngược xu hướng này là các công ty dầu mỏ, vốn được hưởng lợi từ giá dầu thô tăng với Inpex tăng 5,6%, trong khi Idemitsu Kosan tăng 3,7%.

Chứng khoán Trung Quốc vẫn đang trong dịp nghỉ Quốc khánh.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ, khi nhóm cổ phiếu năng lượng nâng đỡ nhờ giá dầu thô mạnh hơn.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,28% lên 24.104,15 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,06% lên 8.515,55 điểm.

Các công ty năng lượng PetroChina tăng 7,6%, CNOOC tăng 2,5% và Sinopec Corp tăng 2,4% khi giá dầu thô tăng lên mức cao nhất trong ít nhất ba năm qua.

Cơ quan quản lý ngân hàng của Trung Quốc cho biết, các tổ chức cho vay bao gồm các ngân hàng chính sách phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu tài chính của ngành than và điện để việc sưởi ấm của người dân trong mùa đông không bị ảnh hưởng.

Cổ phiếu Than Yanzhou, China Shenhua và China Coal tăng từ 2,4% đến 5,4%, đưa chỉ số năng lượng tăng hơn 3,6%

Những lo lắng về việc các nhà phát triển bất động sản China Evergrande gia tăng, trong bối cảnh xếp hạng tín dụng mới bị hạ xuống và sự không chắc chắn về tương lai, khi tập đoàn này cố gắng huy động tiền mặt bằng cách bán tài sản.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm xuống mức thấp nhất gần bảy tháng, với những lo lắng về căng thẳng thương mại Trung-Mỹ, rủi ro vỡ nợ của Mỹ và lạm phát đang đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư trên khắp châu Á.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 1,89% xuống 2.962,17 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 10/3.

Các ông lớn như Samsung Electronics và SK Hynix lần lượt giảm 1,37% và 2,10%, trong khi các công ty nền tảng Naver và Kakao giảm 3,01% và 4,72%.

Chỉ số KOSPI giảm xuống dưới mốc 3.000 điểm lần đầu tiên trong hơn sáu tháng qua, do những rủi ro kinh tế vĩ mô như căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và vấn đề trần nợ của Mỹ đè nặng lên tâm lý ... Tâm lý e ngại rủi ro cũng tăng lên do áp lực lạm phát cao hơn”. Park Kwang-nam, nhà phân tích tại Mirae Asset Securities cho biết.

Kết thúc phiên 5/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 622,77 điểm (2,19%), xuống 27.822,12 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 67,78 điểm (+0,28%), lên 24.104,15 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 57,01 điểm (-1,89%), xuống 2.962,17 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Cảnh báo rủi ro tín dụng bất động sản

Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt với mục đích liên quan đến xây dựng, kinh doanh bất động sản..>> Chi tiết

- Cổ phiếu phân bón vào sóng

Tuần qua, cổ phiếu phân bón trở thành nhóm ngành nổi trội trên HOSE khi dòng tiền chảy vào mạnh, giúp giá tăng vọt..>> Chi tiết

- Sóng cổ phiếu dầu khí khó bền

Nhóm cổ phiếu dầu khí vừa có đợt sóng mới trong bối cảnh giá dầu duy trì ở mức cao, kỳ vọng doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh khả quan..>> Chi tiết

- Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden công bố chính sách thương mại với Trung Quốc

Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai ngày 4/10 đã công bố chính sách thương mại của chính quyền Tổng thống Joe Biden đối với Trung Quốc..>> Chi tiết

Tin bài liên quan