VN-Index xuống gần 965 điểm
Thị trường giao dịch kém tích cực ngay khi mở cửa, với lực bán xuất hiện nhanh và lan rộn, cùng với đó, sức cầu dè dặt nên đà giảm của VN-Index theo chiều hướng tăng dần.
Áp lực bán tiếp tục gia tăng sai giờ nghỉ trưa, VN-Index tiếp tục lao dốc, và nhận được lực cầu bất đáy nhẹ tại vùng dưới 965 điểm ở những phút cuối.
Sức ép tại nhóm bluechip là rất lớn khi nhiều mã giảm từ 1-2% như VIC, VHM, VRE, VCB, BID, GAS, VJC…, thậm chí POW -3%, VNM -2,2%.
Việc CTG, TCB, PLX, MBB, PNJ, SAB tăng trên dưới 1,5% cũng chỉ giúp VN-Index hạn chế phần nào đà giảm.
Tại nhóm cổ phiếu thị trường, DXG, HAR, GAB giao dịch nổi bật với sắc tím. Hôm nay là ngày GDKHQ nhận cổ tức tỷ lệ 100:22 và bán ưu đãi tỷ lệ 4:1 của DXG.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 7,98 triệu đơn vị với tổng giá trị 318,08 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 13/8: VN-Index giảm 8,48 điểm (-0,87%), xuống 966,83 điểm; HNX-Index giảm 0,53 điểm (-0,51%), xuống 102,29 điểm; UPCoM-Index giảm 0,78 điểm (-1,35%), xuống 57,15 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Trong khi nỗi lo chiến tranh thương mại Mỹ - Trung căng thẳng khiến nỗi lo suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng chưa vơi đi, thì nỗi lo bất ổn chính trị tại một số nước và biểu tình tại Hồng Kông lại ập đến, khiến giới đầu tư thêm phần lo sợ, đồng loạt bán ra trong phiên đầu tuần mới.
Tất cả 11 lĩnh vực trong S&P 500 đều giảm điểm trong phiên đầu tuần mới, kéo các chỉ số chính của phố Wall đều giảm hơn 1%.
Không chỉ giảm mạnh về điểm số, thanh khoản của thị trường cũng sụt giảm mạnh trong phiên do sự thận trọng của nhà đầu tư. Cụ thể, thanh khoản trong phiên này giảm gần 16% so với mức trung bình của 20 phiên gần nhất.
Kết thúc phiên 12/8, chỉ số Dow Jones giảm 389,73 điểm (-1,48%), xuống 25.897,71 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 35,56 điểm (-1,22%), xuống 2.883,09 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 95,73 điểm (-1,20%), xuống 7.863,41 điểm.
Thị trường châu Á đồng loạt giảm
Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi có thêm tin xấu về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, biểu tình ở Hồng Kông leo thang và đồng yên tăng giá.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,11% xuống 20.455,44 điểm. Topix mất 1,15% xuống 1.486,57 điểm.
Khi thị trường mở cửa trở lại sau ngày nghỉ lễ hôm qua, các nhà đầu tư đã chọn cách bán mạnh cổ phiếu sau tin tức vào cuối tuần trước rằng, ông Donald Trump chưa sẵn sàng thỏa thuận với Trung Quốc.
Đồng yên mạnh lên, chạm 105,05 yên/USD đã kéo lùi các cổ phiếu xuất khẩu với, Subaru Corp giảm 3,6% và TDK Corp giảm 3,1%.
Mùa báo kết quả kinh doanh quý vừa qua phiên hôm nay có Bridgestone, giảm 3,2% sau khi dự báo lợi nhuận ròng cả năm tính đến tháng 12 sẽ giảm xuống còn 290 tỷ yên so với dự báo trước đó là 300 tỷ yên, do nhu cầu ở Bắc Mỹ chậm lại.
Nhà cung cấp màn hình LCD, Japan Display Inc đã giảm 7,1%, sau khi công bố lỗ quý thứ 10 liên tiếp do doanh số iPhone suy giảm.
Chứng khoán Trung Quốc đã giảm sau khi dữ liệu mới cho thấy các ngân hàng thương mại đã cấp tín dụng cho các khoản vay mới thấp hơn dự kiến vào tháng 7 vừa qua.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,63% xuống 2.797,26 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,9% xuống 3.665,75 điểm.
Dữ liệu mới được công bố cho thấy, các ngân hàng Trung Quốc đã chỉ cấp 1,06 nghìn tỷ nhân dân tệ (150,06 tỷ USD) trong các khoản vay mới trong tháng 7, giảm so với tháng 6 và thấp hơn dự báo của các nhà phân tích.
Chứng khoán Hồng Kông giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm do giới đầu tư ngày một lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực từ các cuộc biểu tình chưa có dấu hiệu dừng lại.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,1% xuống 25.281,30 điểm. Chỉ số này đã giảm 16% so với mức cao nhất trong năm, và đã mất hơn 8% chỉ trong 2 tháng gần đây, khi các cuộc đụng độ trên đường phố leo thang giữa những người biểu tình và cảnh sát.
Sự bất ổn xã hội gần đây đang gia tăng rủi ro chính trị và có thể gây ra một đợt tháo chạy của dòng vốn nước ngoài, ông Ken Ken Cheung, chiến lược gia trưởng của FX tại Mizuho Bank cho biết. Chúng tôi không loại trừ đồng HKD giảm xuống mức 7,85/USD một lần nữa.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,85% xuống 1.925,83 điểm, khi Đồng won và lãi suất trái phiếu chuẩn giảm.
Nhóm cổ phiếu xây dựng dẫn đầu đà giảm, mất 2,9% sau khi có thông tin chính phủ sẽ đưa ra một quy định để hạ nhiệt thị trường nhà đất.
Cổ phiếu của E-Mart tăng 6,6% sau khi nhà bán lẻ công bố kế hoạch bán tài sản và mua lại cổ phiếu.
Kết thúc phiên 13/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 229,38 điểm (-1,11%), xuống 20.455,14 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 17,73 điểm (-0,63%), xuống 2.797,26 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 543,42 điểm (-2,1%), xuống 25.281,30 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Giá vàng tiếp tục tăng mạnh. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.265 đồng/USD.
Giá vàng thế giới sau phiên Mỹ đêm qua tăng 14,3 USD lên 1.510,5 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay tiếp tục tăng và đến cuối giờ chiều đã nới đà đi lên, hiện ở mức trên 1.530 USD/ounce.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 400.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 41,85 - 42,22 triệu đồng/lượng, tăng thêm 100.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.111 đồng, tăng 11 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.145 - 23.265 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngân hàng không hạn chế cho cá nhân vay vốn mua nhà
Bất động sản đang bị hạn chế cho vay vì là lĩnh vực rủi ro. Tuy nhiên, theo lãnh đạo các ngân hàng, lĩnh vực nào cũng tiềm ẩn rủi ro, chứ không riêng bất động sản và hiện tại, ngân hàng không hạn chế việc cá nhân vay vốn mua nhà..>> Chi tiết
- 10.000 đồng có dễ mua cổ phiếu không?
TS. Đoàn Tranh, giảng viên tài chính - kinh tế, Trường đại học Duy Tân, TP. Đà Nẵng chia sẻ, tại Đà Nẵng có 18 công ty chứng khoán hiện diện, nhưng người dân ở đây chưa quan tâm nhiều đến đầu tư chứng khoán. Để thay đổi hiện trạng này cần tạo nên nhiều sự thuận tiện trong đầu tư..>> Chi tiết
- Thị trường cứa mất nửa giá trị của “ông lớn” chứng khoán
Từng ghi nhận vốn hóa chạm mức 1 tỷ USD như SSI hay trên dưới 500 triệu USD như HCM, VCI trong năm 2018, nay các công ty chứng khoán lớn đang chịu mức suy giảm 40 - 60% vốn hóa..>> Chi tiết
- “Bít” van trái phiếu doanh nghiệp: Quả bóng vốn sẽ phát nổ
Tín dụng siết chặt, niêm yết trên thị trường chứng khoán không dễ dàng, nếu kênh phát hành trái phiếu bị co lại, doanh nghiệp sẽ lâm vào cảnh khó khăn tìm vốn. Chính vậy, không nên vội vã siết cả trái phiếu doanh nghiệp..>> Chi tiết
- Không còn dễ khi xuất khẩu sang Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản lớn và còn nhiều dư địa để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng để khai thác tốt thị trường này, nông sản Việt cần nâng cao giá trị, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ…>> Chi tiết
- Nga sắp vượt Ả Rập Xê út trở thành quốc gia dự trữ vàng và ngoại hối lớn thứ tư thế giới
Lần đầu tiên sau 8 năm, dự trữ vàng và ngoại hối của Nga có thể vượt quá dự trữ của Ả Rập Xê út, nguồn tin của Bloomberg cho biết..>> Chi tiết