Thị trường tài chính 24h: Choáng váng

Thị trường tài chính 24h: Choáng váng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index giảm sâu về dưới 1.300 điểm; Cửa hạ lãi suất cho vay hẹp dần; Thị trường chứng khoán: Nỗi lo dần hiện hữu; Ai đi ngược sóng?; Cú sụt thử thách niềm tin và dòng tiền; Chứng khoán châu Á giao dịch tích cực; Phục hồi kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại, tín hiệu xấu cho toàn cầu… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 12/7 giảm 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm thêm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại mức 56,60 – 57,37 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 4,8 USD lên 1.807,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và giằng co quanh 1.800-1.805 USD/ounce cho đến cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,24% lên 92,36 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 12/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.198 đồng, giảm 3 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.920 - 23.120 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,15 USD (-1,26%), xuống 73,62 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,89 USD (-1,18%), xuống 74,66 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua nhích dần lên trên 34.500 USD thì sang phiên hôm nay đã đảo chiều giảm và về dưới 33.600 USD/BTC vào cuố giờ chiều.

Chứng khoán trong nước

Nhà đầu tư choáng váng, VN-Index bốc hơi hơn 50 điểm

Thị trường cả sáng và chiều có 2 lần mất tới 70 điểm với VN-Index, mức giảm hơn 5%, tương đương số điểm mất đi của cả tuần trước.

Nếu tính tổng 6 phiên gần nhất thì thị trường mất tới gần 10%. Tốc độ giảm quá lớn thì quán tính sẽ cao, để ngắt mạch giảm mạnh này nhanh và gọn cần bộ phanh của chiếc xe đua công thức 1!

Những nhịp điều chỉnh khi thị trường đã xác nhận "gãy trend" mà chỉ mất khoảng 10% là không nhiều, còn lại để thị trường phục hồi thì hầu hết cần một nhịp giảm sâu theo nguyên tắc lên cao nhiều thì phải giảm nhiều.

Đóng cửa phiên hôm nay, VN-Index để mất hơn 50 điểm về dưới ngưỡng 1.300 điểm.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 54,33 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 1.426,31 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 12/7: VN-Index giảm 50,84 điểm (-3,77%), xuống 1.296,3 điểm; HNX-Index giảm 13,75 điểm (-4,48%), xuống 292,98 điểm; UpCoM-Index giảm 3,19 điểm (-3,67%), xuống 83,89 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall quay trở lại đà tăng trong phiên ngày thứ Sáu (9/7), khép lại tuần thứ ba liên tiếp tăng điểm, sau khi thị trường tạm gác lại những ngờ vực xung quanh mức độ vững chắc của đà phục hồi kinh tế.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 7 điểm cơ bản lên 1,36%, cắt đứt chuỗi 8 phiên giảm liên tiếp đồng thời xoa dịu lo ngại về sự chững lại trong tăng trưởng kinh tế. Lợi suất liên tục giảm trong những phiên gần đây đã khiến nhà đầu tư hoang mang.

Mặt khác, theo các nhà phân tích của FactSet, doanh thu của các công ty thuộc S&P 500 dự kiến ​​ sẽ tăng 63,6% trong quý II/2021 so với cùng kỳ, đây sẽ là mức tăng cao nhất kể từ quý IV/2009.

Kết thúc tuần, Dow Jones tăng 0,24%, S&P 500 tăng 0,40%, Nasdaq Composite tăng 0,43%

Kết thúc phiên 9/7, chỉ số Dow Jones tăng 448,23 điểm (+1,30%), lên 34.870,16 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 48,73 điểm (+1,13%), lên 4.369,55 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 142,13 điểm (+0,98%), lên 14.701,92 điểm.

Chứng khoán châu Á

Các thị trường chứng khoán châu Á lớn đều tăng điểm, nhờ ảnh hưởng tích cực từ phiên cuối tuần qua tại phố Wall và Trung Quốc thông báo nới lỏng chính sách, giúp xoa dịu một số lo ngại gần đây về tăng trưởng toàn cầu.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc ngày 9/7 thông báo hạ 50 điểm cơ bản tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) đối với các ngân hàng, có hiệu lực từ tháng 7.

Hai chuyên gia phân tích tại ANZ cho rằng, việc Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng "gần như tương đương với việc nới lỏng trên diện rộng", bởi động thái này sẽ "giải phóng" khoảng 1.000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 154 tỷ USD) ở các quỹ.

Ấn tượng nhất là chứng khoán Nhật Bản, khi chỉ số Nikkei 255 vọt 2,25%, trong khi các thị trường Thượng Hải, Hồng Kông và Hàn Quốc tăng dưới 1%.

Kết thúc phiên 12/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 628,60 điểm (+2,25%), lên 28.569,02 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 23,75 điểm (+0,67%), lên 3.547,84 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 170,70 điểm (+0,62%), lên 27.515,24 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 28,52 điểm (+0,89%), lên 3.246,47 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Cửa hạ lãi suất cho vay hẹp dần

Tốc độ tăng trưởng huy động thấp hơn đáng kể nhu cầu vốn vay khiến lãi suất ghi nhận tăng nhẹ cả chiều huy động và cho vay..>> Chi tiết

- Thị trường chứng khoán: Nỗi lo dần hiện hữu

Sau một số phiên biến động mạnh, nhiều nhà đầu tư có tâm lý thận trọng và nhìn nhận kỹ càng hơn triển vọng thị trường..>> Chi tiết

- Ai đi ngược sóng?

Tâm lý nhà đầu tư chịu thử thách dữ dội khi tuần qua hệ thống giao dịch mới HOSE đưa vào hoạt động với những trục trặc ban đầu trùng với thời điểm thị trường đảo chiều mất điểm mạnh..>> Chi tiết

- Cú sụt thử thách niềm tin và dòng tiền

Cú giảm giá bất ngờ của thị trường chứng khoán cuối phiên giao dịch ngày 6/7 tạo ra thử thách lớn với dòng tiền và niềm tin của nhà đầu tư, trong môi trường giao dịch từ rủi ro nghẽn lệnh chuyển sang đứt đoạn do chưa tương thích hệ thống mới..>> Chi tiết

- Bloomberg: Phục hồi kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại, tín hiệu xấu cho toàn cầu

Sự phục hồi kinh tế hình chữ V của Trung Quốc sau đại dịch Covid-19 đang chậm lại. Điều này đang gửi lời cảnh báo về mức độ phục hồi lâu bền sẽ khó duy trì đến phần còn lại của thế giới..>> Chi tiết

Tin bài liên quan