Thị trường tài chính 24h: Báo hiệu vùng đỉnh?

Thị trường tài chính 24h: Báo hiệu vùng đỉnh?

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tăng hơn 11 điểm; Lãi suất thấp hỗ trợ doanh nghiệp sống lại và trỗi dậy; Sôi động đầu cơ báo hiệu vùng đỉnh?; Kịch bản thị trường chứng khoán tháng 9; VN-Index tăng trong nghi ngờ, chiến thuật bám theo dòng tiền; Chứng khoán châu Á tăng tích cực; Giá hàng hóa lại leo thang… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 6/9 không đổi so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 56,70 – 57,42 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 18 USD lên 1.827,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng trên và giảm nhẹ về dưới 1.825 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,25% lên 92,26 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 6/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.106 đồng/USD, giảm 3 đồng so với trước ngày nghỉ lễ. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.665 – 22.865 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,51 USD (-0,74%), xuống 68,78 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,52 USD (-0,72%), xuống 72,09 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng vọt lên trên 51.700 USD thì sang ngày hôm nay đã chững lại và gần như đi ngang quanh ngưỡng trên đến cuối giờ chiều.

Chứng khoán trong nước

VN-Index tăng hơn 11 điểm

Thị trường chứng khoán có phiên tăng rất đẹp, VN-Index nằm trên đường MA20 và xác nhận đã vào đợt tăng giá ngắn hạn.

Điểm ấn tượng chính là thanh khoản, riêng trên HOSE trên 28.000 tỷ đồng, mức cao nhất trong 8 phiên trở lại đây và 55 mã đóng cửa ở mức giá trần.

Đợt tăng giá này kéo dài bao lâu và sự hưng phấn của nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa liệu có phải là tín hiệu thị trường ở cuối một con sóng lớn? Đây là câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư đang đặt ra ở thời điểm này.

Có những yếu tố khiến nhiều nhà đầu tư quan ngại. Về phân tích cơ bản, đợt giãn cách kéo dài đang diễn ra chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh nhiều doanh nghiệp trong quý III/2021.

Về mặt kỹ thuật thì các ngưỡng cản cũng đang rất gần chính là đỉnh cũ ở trong khoảng 1.360-1.380 điểm của VN-Index.

Đây chắc chắn sẽ là một thử thách.

Nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều yếu tố tích cực. Nền tảng dòng tiền rẻ vẫn còn duy trì bởi mặt bằng lãi suất thấp đảm bảo cho con sóng chứng khoán còn kéo dài, về mặt ngắn hạn, khi dịch được kiềm chế thì mọi điều tốt đẹp sẽ sớm trở lại.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 5,72 triệu đơn vị,. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là bán ròng 338,4 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 6/9: VN-Index tăng 11,74 điểm (+0,88%), lên 1.346,39 điểm; HNX-Index tăng 2,2 điểm (+0,64%), lên 345,63 điểm; UPCoM-Index tăng 0,65 (+0,69%), lên 94,66 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall quay đầu giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (3/9) sau báo cáo việc làm tháng 8 đáng thất vọng.

Bộ Lao động Mỹ cho biết, nền kinh tế nước này tạo ra thêm 235.000 việc làm trong tháng 8, thấp hơn nhiều so với dự báo 720.000 việc làm từ các chuyên gia kinh tế Dow Jones. Đây cũng là sự suy giảm đáng kể từ con số điều chỉnh của tháng 7 là 1.053.000 việc làm.

Trong tuần, S&P 500 tăng 0,58%, Dow Jones giảm 0,24% và Nasdaq tăng 1,55%.

Kết thúc phiên 3/9, chỉ số Dow Jones giảm 74,73 điểm (-0,21%), xuống 35.369,09 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,52 điểm (-0,03%), xuống 4.535,43 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 32,34 điểm (+0,21%), lên 15.363,52 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng tăng lên mức cao nhất trong hơn ba thập kỷ, khi các nhà đầu tư tiếp tục mua các cổ phiếu bị định giá thấp với hy vọng kinh tế phục hồi nhanh chóng và triển vọng doanh nghiệp tích cực.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,83% lên 29.659,89 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,28% lên 2.041,22 điểm, đây mức cao nhất kể từ tháng 8/1990.

Thị trường Nhật Bản đã có đợt tăng tốc từ thứ Sáu tuần trước, sau khi Thủ tướng Yoshihide Suga có quyết từ chức sớm, làm dấy lên hy vọng rằng liên minh cầm quyền có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới và tránh bất ổn chính trị.

Phiên này, nhóm cổ phiếu vận tải tiếp tục vượt trội so với phần còn lại của thị trường khi tăng 8,49%.

Các công ty điện thoại, vốn chịu áp lực cắt giảm giá cước dưới thời chính quyền Suga, cũng tăng, với KDDI tăng 3,64% và Nippon Telegraph and Telephone tăng 3,67%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi có kế hoạch cho một sàn giao dịch chứng khoán mới ở Bắc Kinh.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,12% lên 3.621,86 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 1,87% lên 4.933,73 điểm.

Một chỉ số theo dõi các công ty lớn được liệt kê trên New Third Board (NTB) của Bắc Kinh đã tăng 13%, sau khi Trung Quốc công bố chi tiết vào cuối tuần qua cho một Sở Giao dịch Chứng khoán Bắc Kinh mới theo kế hoạch, sẽ dựa trên NTB.

Chỉ số phụ theo dõi ngành môi giới chứng khoán tăng 2,9%, khi các nhà đầu tư đặt cược thị trường chứng khoán mới của Trung Quốc sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo lãnh phát hành của họ.

Chỉ số phụ về xe năng lượng mới tăng 4,5%, sau khi Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Trung Quốc cho biết rằng nước này dự kiến ​​sẽ bán được 1,7 triệu xe năng lượng mới (NEV) trong 8 tháng đầu năm nay, tăng từ 600.000 chiếc ở cùng kỳ năm ngoái.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, được thúc đẩy bởi việc Trung Quốc tuyên bố sẽ thúc đẩy việc mở cửa lĩnh vực tài chính, với các cổ phiếu công nghệ và tài chính dẫn đầu mức tăng.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,01% lên 26.163,63 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng + 0,85% lên 9.371,15 điểm.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) và các cơ quan quản lý tài chính vào cuối tuần trước đã tuyên bố, sẽ tăng cường mở cửa trong lĩnh vực tài chính bằng cách tối ưu hóa các thỏa thuận thể chế và cải thiện các quy định.

Chứng khoán Hàn Quốc gần như không đổi, do các nhà đầu tư vẫn thận trọng sau khi dữ liệu việc làm đầy thất vọng của Mỹ được công bố cuối tuần trước gây ra nghi ngờ về việc giảm bớt chương trình mua trái phiếu của Fed.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 0,07% xuống 3.203,33 điểm.

Kết thúc phiên 6/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 531,78 điểm (+1,83%), lên 29.659,89 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 40,12 điểm (+1,12%), lên 3.621,86 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 261,64 điểm (+1,01%), lên 26.163,63 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 2,25 điểm (+0,07%), lên 3.203,33 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lãi suất thấp hỗ trợ doanh nghiệp sống lại và trỗi dậy

Đó là nhận định của Ngân hàng Thế giới về hoạt động kinh doanh nhiều doanh nghiệp trong quý IV/2021 với tác động không nhỏ từ lãi suất thấp..>> Chi tiết

- Sôi động đầu cơ báo hiệu vùng đỉnh?

Thị trường chứng khoán đang bộc lộ đặc điểm của kênh đầu cơ, là “nghề tạm” trong giai đoạn giãn cách của không ít người..>> Chi tiết

- Kịch bản thị trường chứng khoán tháng 9

VN-Index gần đây tăng điểm sau đợt điều chỉnh ngắn. Trước đó, chỉ số điều chỉnh sâu nhưng phục hồi mạnh. Diễn biến này kèm thanh khoản được cải thiện mang lại kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục có diễn biến khả quan..>> Chi tiết

- VN-Index tăng trong nghi ngờ, chiến thuật bám theo dòng tiền

Thị trường chứng khoán thời gian tới sẽ khó có những đợt bùng nổ như nửa đầu năm nay. Vì thế, việc chọn nhóm ngành và cổ phiếu là yếu tố quan trọng nhất để chiến thắng thị trường..>> Chi tiết

- Giá hàng hóa lại leo thang

Giá hàng hóa thế giới gần đây tăng trên diện rộng với nhiều mặt hàng, từ kim loại đến năng lượng..>> Chi tiết

Tin bài liên quan