Kết thúc tuần giao dịch từ 11/07/2011 đến 15/07/2011, trên sàn HOSE có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. Nếu so với phiên cuối tuần trước, chỉ số VN-Index đã mất đi 15,58 điểm (-3,62%) khi đóng cửa tuần ở mức 414,74 điểm. Tổng khối lượng giao dịch báo giá cả tuần đạt 130.446.970 đơn vị, tăng 17,06% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch cả tuần đạt hơn 2.258,96 tỷ đồng, tăng 15,89%.
HoSE - Tổng hợp kết quả giao dịch tuần qua
|
|||||||
Ngày
|
Số GD
|
VN |
+/- |
KLGD
|
+/- |
GTGD |
+/- |
7/11/2011
|
11.430
|
425,09
|
(1,22)
|
20.276.300
|
2,93
|
336,85
|
4,49
|
7/12/2011
|
13.605
|
417,25
|
(1,84)
|
30.980.120
|
52,79
|
624,56
|
85,41
|
7/13/2011
|
12.071
|
418,18
|
0,22
|
38.352.960
|
23,80
|
529,16
|
(15,27)
|
7/14/2011
|
11.686
|
418,93
|
0,18
|
21.963.190
|
(42,73)
|
422,19
|
(20,22)
|
7/15/2011
|
12.197
|
414,74
|
(1,00)
|
18.874.400
|
(14,06)
|
346,20
|
(18,00)
|
Tổng
|
60.989
|
(15,58)
|
(3,62)
|
130.446.970
|
17,06
|
2.258,96
|
15,89
|
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index có 1 phiên tăng và 4 phiên giảm. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số HNX-Index dừng lại ở mốc 71,54 điểm, giảm 1,30 điểm so với cuối tuần trước đó (-1,78%). Tổng khối lượng giao dịch báo giá cả tuần đạt 83.697.993 đơn vị, giảm 14,69% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch cả tuần đạt hơn 1.036,48 tỷ đồng, giảm 14,22%.
HNX - Tổng hợp kết quả giao dịch tuần qua
|
|||||||
Ngày
|
Số GD
|
HNX |
+/- |
KLGD
|
+/- |
GTGD |
+/- |
7/11/2011
|
9.266
|
71,94
|
(1,24)
|
15.724.300
|
(1,14)
|
187,02
|
(13,45)
|
7/12/2011
|
10.850
|
72,28
|
0,47
|
19.675.896
|
25,13
|
251,56
|
34,51
|
7/13/2011
|
9.707
|
71,95
|
(0,46)
|
18.348.100
|
(6,75)
|
212,84
|
(15,39)
|
7/14/2011
|
8.725
|
71,88
|
(0,10)
|
16.118.600
|
(12,15)
|
216,34
|
1,64
|
7/15/2011
|
8.295
|
71,54
|
(0,47)
|
13.831.097
|
(14,19)
|
168,72
|
(22,01)
|
Tổng
|
46.843
|
(1,30)
|
(1,78)
|
83.697.993
|
(14,69)
|
1.036,48
|
(14,22)
|
Trong tuần, khối ngoại đã bán ròng 6,13 tỷ đồng trên HNX (tuần trước mua ròng 9,2 tỷ) và bán ròng 2,19 tỷ đồng trên HOSE. Như vậy, khối ngoại vẫn tiếp tục xu hướng bán ròng của mình dù đã giảm khá nhiều so với 2 tuần trước đó. Điều này cho thấy lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam vẫn chưa trở lại.
Cụ thể, họ đã mua vào 1.351.760 cổ phiếu trên HNX (trị giá 21,07 tỷ đồng) và bán ra 1.802.160 cổ phiếu (trị giá 27,20 tỷ đồng). Trên sàn HOSE, họ mua vào 12.115.424 cổ phiếu (trị giá 515,35 tỷ đồng) và bán ra 14.528.284 cổ phiếu (trị giá 517,54 tỷ đồng).
Nhận định của một số công ty chứng khoán
Thị trường khó có khả năng hồi phục trong ngắn hạn
(CTCK Âu Việt -AVS)
Trong tuần qua, đã có một số doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý II nhưng kết quả phần lớn đều kém khả quan, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Ở hầu hết các công ty, doanh thu của tất cả các hoạt động đều sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Dòng tiền trên thị trường đã suy yếu khá rõ. Thông tin có lẽ được nhà đầu tư mong đợi và lo lắng nhất trong tuần sau vẫn là CPI tháng 7 trước các lo ngại về việc giá thực phẩm đã bắt đầu tăng mạnh trở lại trong thời gian gần đây.
Trong thời điểm khi dòng tiền và tâm lý của nhà đầu tư đều suy yếu như giai đoạn hiện nay thì thị trường sẽ khó có khả năng hồi phục trở lại trong ngắn hạn. Tuy nhiên, việc Quốc hội chuẩn bị thông qua phương án nhân sự mới của Chính phủ nhiệm kỳ mới cũng là một thông tin tích cực đối với thị trường. Nhà đầu tư dài hạn có thể tăng thêm tỷ lệ nắm giữ ở những mã cổ phiếu có cơ bản tốt trong vùng giá mục tiêu.
Dòng vốn lớn rút từ vàng khó chảy vào TTCK
(CTCK Bảo Việt - BVS)
Trong thời gian gần đây, việc các phương tiện thông tin đại chúng đưa ra khá nhiều bình luận về bức tranh “tối” của tình hình KQKD quý II khiến cho triển vọng ngắn hạn của thị trường trở nên u ám. Chúng tôi cho rằng trên thực tế, các thông tin này đã được phản ánh từ trước và khá chính xác vào diễn biến thị trường. Trong 1 tháng trở lại đây, mỗi đợt hồi phục thường trở thành bẫy tăng giá và thị trường sau đó thường sụt giảm với tính thanh khoản cũng đi xuống rõ nét. Dấu hiệu này cho thấy sự thận trọng của dòng tiền đầu cơ đại diện cho bên mua, trong khi áp lực đang gia tăng lên người nắm giữ cổ phiếu.
Theo quan sát của chúng tôi, sau một giai đoạn thanh khoản thấp, giá thường trải qua một đợt tăng/giảm rất mạnh. Và trong một xu thế giảm trung hạn thì khả năng sụt giảm sẽ được đánh giá cao hơn. Mặc dù vậy, đợt sụt giảm này nếu xảy ra sẽ được xem là một nhân tố tích cực giúp “loại bỏ” (wash-out) lượng cổ phiếu “yếu”, giúp đợt hồi phục sau đó của thị trường trở nên bền vững hơn.
Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm VN-Index vừa thoát khỏi mẫu hình phân phối nên có tiềm năng sụt giảm mạnh hơn HNX-Index. Việc bán tháo bluechips là tín hiệu cho thấy thị trường đang ở gần vùng giá có thể xuất hiện đảo chiều vì logic cổ phiếu tốt - bán sau cùng.
Các giao dịch trong nước ghi nhận việc người dân đang có xu hướng bán mạnh vàng ra. Theo đánh giá của chúng tôi, số tiền rút ra từ vàng này có thể sẽ diễn biến theo 2 hướng chính: chảy vào kênh tiết kiệm hoặc đợi giá vàng xuống thấp hơn để mua lại. Sẽ rất khó để kỳ vọng có một dòng vốn lớn rút từ vàng ra để chảy vào TTCK bởi lẽ thông thường những người mua và năm giữ vàng ở Việt Nam thường là những người có độ chấp nhận rủi ro không cao.
Thông tin CPI sẽ tác động đến xu hướng thị trường
(CTCK ACB - ACBS)
Thị trường đã có một tuần giao dịch èo uột và thanh khoản giảm mạnh. VN-Index giảm mạnh hơn HNX-Index là do một số cổ phiếu có vốn hóa lớn trên HOSE liên tục điều chỉnh. Thanh khoản trên sàn này trung bình mỗi phiên chỉ đạt 478 tỷ đồng, tuy nhiên trong đó lại có tới 39% là do giao dịch thỏa thuận. Trên HNX, giá trị giao dich mỗi phiên đạt 207 tỷ đồng. Mức thanh khoản của tuần này thấp nhất trong vòng 2 tháng gần đây.
Điểm đáng lưu ý trong tuần chính là khối tự doanh của các công ty chứng khoán tiếp tục bán ra khá mạnh. Mặc dù phần lớn việc bán ròng này thực hiện qua giao dịch thỏa thuận nhưng nó cũng đã ảnh hưởng đến cung cầu của thị trường và yếu tố tâm lý nhà đầu tư.
Vấn đề vĩ mô đáng chú ý trong tuần chính là thông tin về hàng hóa tăng mạnh được bình luận rộng rãi khiến cho giới đầu tư lo ngại lạm phát tháng 7 có thể tăng mạnh trở lại. Trước thực trạng đó kỳ vọng giảm lãi suất cũng đã bị lung lay. Ngoài ra, hiện tại dường như các doanh nghiệp đã bị “ngấm đòn” bởi bất ổn vĩ mô, ngoài ra rủi ro của hệ thống ngân hàng vẫn đang ngày một tăng. Do vậy, rõ ràng chúng ta chưa thể kỳ vọng nhiều vào sự xoay chiều của thị trường.
Tuần giao dịch tới thông tin về lạm phát và chính sách sẽ tác động mạnh tới thị trường. Có thể CPI tăng cao hơn kỳ vọng và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý thị trường. Do vậy, chúng tôi vẫn cho rằng nhà đầu tư nên thận trọng với xu hướng thị trường. Dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật chúng tôi cũng nhận thấy thị trường đang bị suy yếu mạnh. Khả năng phục hồi của thị trường là khá thấp. Tuy nhiên, cơ hội từ sự phân hóa vẫn tiếp tục hiện diện.
Xu hướng giảm điểm sẽ tiếp diễn
(CTCK FPT - FPTS)
Phiên giao dịch cuối tuần đã khép lại với sắc đỏ trở lại trên cả hai sàn HOSE và HNX. Không có thông tin tích cực hỗ trợ, giao dịch trở lại trạng thái dè dặt, ảm đạm, thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh cho thấy dòng tiền suy yếu rõ rệt.
Nhìn chung, tâm lý đầu tư vẫn chưa có sự cải thiện, nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu chủ yếu tiếp tục chờ đợi thị trường tăng điểm để bán ra. Trong khi đó, bên mua không có động lực để mua vào khiến chỉ số tiếp tục diễn biến lình xình trong biên độ hẹp.
Trong bối cảnh trạng thái lình xình của thị trường đã duy trì khá lâu khi thông tin vĩ mô vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn, rủi ro xuất hiện áp lực bán tháo do nhà đầu tư không còn giữ được kiên nhẫn sẽ cần được tính đến. Do đó, nhiều khả năng xu hướng giảm điểm sẽ tiếp tục diễn ra trong những phiên giao dịch tiếp theo.
Trong phiên giao dịch đầu tuần tới (18/07), ngưỡng hỗ trợ chính cho VN-Index vẫn là mức 410 điểm (Fibonacci Retracement 23.6% ngắn hạn, Gann Fan). Với những biến động của chỉ số gần đây, khả năng thị trường sẽ thực hiện kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ tại 410 điểm là cao. Dự báo, phiên giao dịch tiếp theo, VN-Index sẽ dao động trong khu vực 410 – 420 điểm. Với khối lượng giao dịch trong các phiên gần đây đạt giá trị thấp, chỉ khoảng 16 triệu cổ phiếu/phiên giao dịch cho thấy sức cầu đang cạn kiệt trong khi lượng bán tiếp tục tiềm ẩn. Do đó, rủi ro của một đợt suy giảm tiếp theo đang cần được đặc biệt chú ý.
Xu hướng đi ngang thậm chí khó được bảo vệ
(CTCK VNDirect - VNDS)
Thị trường có dấu hiệu tiêu cực hơn khi giá trị giao dịch đạt mức thấp nhất trong 1 năm qua, xu hướng đi ngang thậm chí khó được bảo vệ và thị trường có thể sẽ đối mặt với các phiên giảm mạnh hơn khi hàng loạt các cổ phiếu lớn của thị trường tạo mức đáy mới.
Chỉ khi giá tăng mạnh đi kèm thanh khoản mạnh xu hướng tích cực hơn mới được tính đến, nếu sự tăng điểm vẫn diễn ra nhưng tốc độ chậm và khối lượng giao dịch lình xình thì khả năng sẽ quay trở lại xu hướng giảm điểm rất cao.