Ảnh Shutter

Ảnh Shutter

Thị trường chứng khoán khởi đầu tháng 5 với nhiều lo ngại

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các nhà đầu tư trên các thị trường mới nổi bắt đầu bước vào tuần đầu tiên của tháng 5 với tâm lý trái chiều.

Dù có sự hỗ trợ đến từ các kế hoạch kích thích của Mỹ, các ngân hàng trung ương đang tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, nhưng giá hàng hóa tăng, những lo lắng về cuộc khủng hoảng Covid-19 ngày càng sâu của Ấn Độ, căng thẳng Mỹ - Nga leo thang và câu chuyện khoản nợ khổng lồ của công ty tài chính Huarong của Trung Quốc có thể khiến nhà đầu tư xem xét tạm ngừng mua mới cổ phiếu.

Theo một cuộc khảo sát của HSBC, các nhà đầu tư đã trở nên ít lạc quan hơn về triển vọng của các thị trường đang phát triển trong bối cảnh lo ngại về lạm phát ngày càng gia tăng và hầu hết nhà đầu tư đang tìm kiếm nơi ẩn náu về tiền mặt chưa sẵn sàng cho hoạt động giải ngân mới.

Tai Hui, Giám đốc chiến lược thị trường châu Á của JPMorgan Asset Management tại Hồng Kông (Trung Quốc) cho biết: “Các thị trường mới nổi sẽ tiếp tục giằng co giữa những yếu tố tích cực từ sự phục hồi kinh tế của Mỹ và tình hình lây nhiễm rất khó khăn ở các nước như Brazil và Ấn Độ. Sự phục hồi mạnh mẽ hơn của Mỹ cũng có thể mang lại lạm phát tiềm năng và lợi suất cao hơn, có thể hạn chế sự tiến bộ của các thị trường truyền thống dễ bị tổn thương bởi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng”.

Morgan Stanley cho biết, họ ủng hộ nợ nội tệ của thị trường mới nổi hơn là ngoại tệ vì các ngân hàng trung ương của các quốc gia đang phát triển có thể sẽ kiềm chế để không thắt chặt quá nhiều. Trong khi đó, Deutsche Bank AG dự đoán, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có thể tăng giá hơn nữa khi có dòng vốn chảy mạnh vào, trong khi khuyến nghị lập trường thận trọng đối với đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ.

Dữ liệu do Bloomberg tổng hợp cho thấy, mặc dù tháng 4 vừa qua là một tháng tích cực đối với các thị trường mới nổi khi trái phiếu và tiền tệ công bố mức tăng hàng tháng đầu tiên của năm 2021, nhưng tháng 5 là một tháng giảm điểm đối với cổ phiếu, tiền tệ và trái phiếu địa phương của các quốc gia đang phát triển trong ít nhất 7 năm trong 10 năm qua.

Các quyết định của ngân hàng trung ương từ Thái Lan đến Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil trong tuần này có thể giúp các nhà đầu tư quyết định liệu bây giờ có phải là thời điểm để mua vào hay không.

Ngoài ra, trong tuần này, một loạt quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan sẽ công bố về dữ liệu CPI trong tháng 4, một thước đo để đánh giá về giá cả hàng hóa có tăng mạnh như lo ngại của giới đầu tư trong giai đoạn chính sách tiền tệ nới lỏng hay không.

Tin bài liên quan