Thêm 2 nhà máy lọc dầu của Mỹ tham gia bãi công

Thêm 2 nhà máy lọc dầu của Mỹ tham gia bãi công

(ĐTCK) Công nhân của 2 nhà máy lọc dầu phía Tây nước Mỹ đã quyết định tham gia vào cuộc bãi công lớn nhất trong lịch sử quốc gia kể từ năm 1980 do Công đoàn công nhân ngành thép (USW) phát động hôm chủ nhật (1/2) vừa qua.

Trong email gửi tới lãnh đạo Công ty Husky Energy Inc, chủ sở hữu 2 nhà máy lọc dầu BP’S Whiting ở Indiana và Toledo tại Ohio, người phát ngôn của Công đoàn công nhân Scott Dean cho biết, công nhân tại 2 nhà máy này sẽ bắt đầu tham gia vào cuộc đình công từ lúc 11h59 ngày thứ Bảy (7/2).

USW với sự tham gia của hơn 30.000 công nhân lọc hóa dầu tại Mỹ đã quyết định ngừng mọi hoạt động đàm phán với Tập đoàn Royal Dutch Shell Plc, đại diện cho các công ty dầu mỏ cho tới tận cuối tuần sau.

9 nhà máy lọc dầu và thêm sự tham gia mới nhất của 2 nhà máy kể trên chiếm tới 13% trong lĩnh vực lọc hóa dầu tại Mỹ. Đây là cuộc biểu tình cấp quốc gia đầu tiên của công nhân ngành dầu khí kể từ cuộc đình công kéo dài tới 3 tháng trong năm 1980. Với sự tham gia của tất cả các thành viên USW, nhân công tại hơn 200 nhà máy lọc dầu, trạm nhiên liệu, đường ống dẫn và khu hóa chất, cuộc đình công đe dọa tổn hại tới 64% tổng nguồn cung dầu cho nước Mỹ.

Hôm thứ Năm (5/2) vừa qua, USW đã từ chối đề nghị tiến hành thương thảo về hợp đồng thứ 6 tiếp theo từ Shell, cho rằng, đây không phải là thời gian để thỏa thuận. Việc đàm phán sẽ được nối lại vào tuần tới khi công đoàn chờ đợi đáp án cho những yêu cầu dành cho Shell.

USW và Shell đã tiến hành đàm phán từ 21/1 giữa tình trạng giá dầu sụt giảm nặng nề kể từ năm 2008. Công đoàn yêu cầu phải tăng mức lương, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn, cũng như phúc lợi cho công nhân tại các nhà máy lọc dầu. Dường như USW sẽ quyết định vẫn tiến hành đình công nếu những điều kiện họ đưa ra không được các nhà máy tại các địa phương chấp thuận.

Người phát ngôn của Nhà Trắng, ông Frank Benenati cho biết, Nhà Trắng đã theo dõi quá trình thảo luận giữa USW và Shell trong suốt thời gian qua và thúc giục cả hai bên “nhanh chóng sử dụng thời gian thương thảo để giải quyết sự khác biệt giữa hai bên”.

Tin bài liên quan