Thế giới đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực ngày càng tăng do biến đổi khí hậu

Thế giới đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực ngày càng tăng do biến đổi khí hậu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo một báo cáo từ Viện chính sách độc lập Chatham House, nguồn cung cấp lương thực sẽ phải vật lộn để theo kịp với dân số thế giới đang gia tăng khi biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tăng vọt và hạn hán gia tăng.

Nhóm nghiên cứu cho biết, năng suất của các loại cây lương thực có thể giảm gần một phần ba vào năm 2050 trừ khi lượng khí thải giảm đáng kể trong thập kỷ tới và nông dân sẽ cần phải trồng thêm gần 50% lương thực để đáp ứng nhu cầu toàn cầu.

Tỷ lệ đất trồng trọt chịu ảnh hưởng của hạn hán đến năm 2050
Tỷ lệ đất trồng trọt chịu ảnh hưởng của hạn hán đến năm 2050

Báo cáo của Chatham House đã được soạn thảo cho các nguyên thủ quốc gia trước hội nghị thượng đỉnh về khí hậu quan trọng của Liên hợp quốc COP26 vào tháng 11 tới tại Glasgow.

Giá lương thực đã ở mức cao gần một thập kỷ do sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong thời tiết khắc nghiệt và đại dịch Covid-19. Giá lúa mì tăng mạnh trong mùa hè do tình trạng mất mùa ở một số nhà xuất khẩu lớn nhất. Báo cáo của Chatham House cũng cho thấy những thách thức về khí hậu có thể khiến xu hướng này tiếp tục diễn ra.

Daniel Quiggin, tác giả chính của báo cáo cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi dự báo giá của tất cả các thực phẩm cơ bản sẽ tăng đáng kể. Chúng tôi cũng dự báo sẽ có sự thiếu hụt ở một số nơi trên thế giới”.

Báo cáo cho biết tỷ lệ đất trồng trọt bị ảnh hưởng bởi hạn hán sẽ lên đến 32% trong một năm. Báo cáo cũng dự đoán tỷ lệ gần như 50 - 50 về việc mất 10% hoặc hơn vụ ngô ở 4 nước sản xuất hàng đầu trong những năm 2040.

Tác giả Daniel Quiggin cho biết, các cây trồng chính từ lúa mì đến đậu nành và gạo “có khả năng bị sụt giảm năng suất lớn” do hạn hán và thời gian trồng trọt ngắn hơn.

Theo báo cáo, các tác động khí hậu nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng vào năm 2040 nếu các quốc gia không giảm lượng khí thải.

Tin bài liên quan