Sau ECB, giới đầu tư phố Wall đang hướng tới báo cáo việc làm của Mỹ - Ảnh: Reuters

Sau ECB, giới đầu tư phố Wall đang hướng tới báo cáo việc làm của Mỹ - Ảnh: Reuters

Thất vọng với ECB, chứng khoán Âu, Mỹ đi xuống

(ĐTCK)  Trước sự phản đổi của Đức, ECB đã không thể đưa ra chương trình kích thích kinh tế của mình trong phiên họp hôm thứ Năm như kỳ vọng của giới đầu tư. Sau thông tin này, chứng khoán Âu, Mỹ quay đầu đảo chiều, trong khi giá vàng cũng không khá hơn, dù đồng USD đã giảm trở lại so với đồng euro.

Chứng khoán Mỹ giằng co trong phần lớn thời gian giao dịch của phiên thứ Năm và chính thức quay đầu giảm điểm vào cuối phiên khi Chủ tịch ECB Mario Draghi không đưa ra chương trình kích thích kinh tế như mọng đợi do phản đối của Đức. Tuy nhiên, ông Draghi cho biết, vấn đề này sẽ được giải quyết trong năm tới.

Sau thông tin này, cùng với tâm lý chờ đợi bảng lương phi nông nghiệp sẽ được công bố vào thứ Sáu, giới đầu tư phố Wall đã tranh thủ bán ra, kéo các chỉ số giảm điểm. Bên cạnh đó, việc giá dầu giảm trở lại cũng gây áp lực lên phố Wall, nhưng mức giảm không lớn khi nhiều dự đoán cho thấy, bảng lương phi nông nghiệp tháng 11 sẽ tích cực.

Kết thúc phiên 4/12, chỉ số Dow Jones giảm 12,52 điểm (-0,07%), xuống 17.900,10 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 2,41 điểm (-0,12%), xuống 2.071,92 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 5,04 điểm (-0,11%), xuống 4.769,44 điểm.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm sau cuộc họp, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Mario Draghi đã không đưa ra được chính sách kích thích kinh tế như mong đợi của nhiều nhà đầu tư do sự phản đối của Đức. Tuy nhiên, ông cho biết, điều này sẽ được giải quyết trong năm tới.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Draghi cho biết, không một ai hoặc một nước nào có thể ngăn cản hành động hỗ trợ nền kinh tế eurozone của ECB. Đây được xem là phát biểu mạnh mẽ nhất từ trước tới nay của người đứng đầu ECB trước sự phản đối của Đức, nước lớn nhất và cũng là quan trọng nhất trong khối 18 nền kinh tế của khu vực này.

Theo ông Draghi, kinh tế châu Âu sẽ còn yếu kém nữa, trong khi giá dầu giảm sẽ khiến gây áp lực giảm phát, vì vậy, ECB cần tung tiền để mua trái phiếu chính phủ hỗ trợ nền kinh tế. Đây là chương trình kích thích kinh tế hay được gọi bằng cai tên QE như FED đã từng thực hiện. Tuy nhiên, kế hoạch này đang gặp trở ngại lớn bởi sự phản đối quyết liệt của Đức, khi nước này lo ngại điều này sẽ khuyến khích các chính phủ vay tiền thiếu thận trọng.

Sau thông tin về những mâu thuẫn trong kế hoạch đưa ra gói kích thích kinh tế của ECB, chứng khoán châu Âu đã đồng loạt đảo chiều giảm điểm, nhất là chứng khoán Đức và Pháp.

Kết thúc phiên 4/12, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 37,26 điểm (-0,55%), xuống 6.679,37 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 120,44 điểm (-1,21%), xuống 9.851,35 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 67,97 điểm (-1,55%), xuống 4.323,89 điểm.

Trong khi chứng khoán Âu, Mỹ đảo chiều với thông tin của ECB, thì chứng khoán châu Á lại có phiên bùng nổ, đặc biệt là chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc đại lục khi chỉ số Shanghai Composite tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2011. Chứng khoán đại lục và Hồng Kông được dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu tài chính và dầu khi giới đầu tư kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ tiếp tục các chính sách nới lỏng tiền tệ.

Chứng khoán Nhật Bản cũng tăng lên mức cao nhất 7 năm rưỡi hôm thứ Năm khi đồng yên giảm mạnh so với đồng USD, có lúc 1 USD đổi được 150 yên. Điều này hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản, qua đó giúp chứng khoán tăng.

Kết thúc phiên 4/12, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 166,78 điểm (+0,94%), lên 17.887,21  điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 403,94 điểm (+1,72%), lên 23.832,56 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc đại lục tăng 119,93 điểm (+4,31%), lên 2.899,46 điểm.

Thông tin chờ đợi trước đó là cuộc họp chính sách của ECB, tuy nhiên, đã không có hành động cụ thể nào được đưa ra và giới đầu tư lại phải chờ thêm sang đầu năm sau mới biết ECB có đưa ra kế hoạch kích thích kinh tế hay không. Sau thông tin từ ECB, đồng USD giảm trở lại so với đồng euro, nhưng giá vàng không thể tăng do giới đầu tư đang chờ đợi dữ liệu quan trọng khác là báo cáo việc làm của Mỹ.

Mặt khác, trong bài phát biểu của mình, ông Draghi cũng cho biết, vàng không phải là một phần của bất kỳ chương trình kích thích kinh tế nào của ECB. Chính điều này cũng khiến vàng không thể tăng giá, thậm chí đóng cửa giảm nhẹ so với phiên trước.

Kết thúc phiên 4/12, giá vàng giao ngay giảm 3,1 USD (-0,26%), xuống 1.206,5 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 2/2015 giảm 1 USD/ounce (-0,08%), xuống 1.207,7 USD/ounce.

Bất chấp Ả Rập Saudi tuyên bố cắt giảm sản lượng hôm thứ Năm (4/12) sau 1 tuần đấu tranh để giữ nguyên sản lượng tại cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), nhưng giá dầu vẫn chịu áp lực giảm trong phiên.  

Kết thúc phiên 4/12, giá dầu thô Mỹ giảm 0,57 USD/thùng (-0,85%), xuống 66,81 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,28 USD (-0,40%), xuống 69,64 USD/thùng.

Tin bài liên quan